Dương Hoài Bảo
Em chào mọi người. Em là sinh viên mới ra trường cần tìm garage, hãng... khu vực TP Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An... để học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Bản thân đã từng trải qua công việc bảo dưỡng. Em cảm ơn mọi người đã quan tâm đọc bài ạ.
Xem thêm…
Nguyễn ngọc tài
Phú yên có hãnh nào nhận ktv không các bác nhờ 😁
Xem thêm…
Mạnh Quân

Mở gara làm chủ - 9 bước cần chuẩn bị​

Hôm qua có anh bạn tới chơi hỏi chuyện muốn bỏ làm thuê để mở Gara. Nhân đây mình chia sẻ một số kinh nghiệm để mở 1 Gara dựa trên thực tế mình đã trải qua, các bạn tham nhé:

Bước 1 : Xác định quy mô KH mục tiêu:​

Mở ra phục vụ đối tượng KH nào, ở khu vực nào, dòng xe nào, số lượng KH mục tiêu bao nhiêu.....

Bước 2 : Định biên nhân sự:​

Số lượng nhân sự các bộ phận, chất lượng nhân sự.

Bước 3 : Xác định nguồn vốn đầu tư:​

Chi phí xây dựng, chi phí hoạt động hàng tháng....

Bước 4 : Xây dựng bảng dòng tiền:​

Xác định điểm hòa vốn.

Bước 5: Tìm kiếm mặt bằng:​

Dựa theo tiêu chí B1,B2 và B3 đã vạch ra. Tránh tình trạng thuê mặt bằng theo cảm tính.

Bước 6 : Xây dựng luật chơi:​

Quy chế khoán , nội quy, thưởng, phạt ....

Bước 7 : Xây dựng phương án kinh doanh và MKT:​

Đợi khách quen hay khách đi đường thì dễ đói lắm...

Bước 8 : Quản trị rủi ro:​

Nếu 6 tháng -1 năm vẫn lỗ thì sao, lấy tiền ở đâu duy trì đam mê làm chủ ?

Bước 9: Kaizen điều chỉnh những điểm chưa hợp lý khi xưởng hoạt động một thời gian.​

- Mình chia sẻ dựa trên kinh nghiệm 3 lần mở xưởng ô tô, có thể các bước các bạn đảo vị trí cho nhau nhưng cơ bản đều nên làm đủ các đầu việc này sẽ tốt nhất.
- Mình biết nhiều bạn đang làm giỏi kỹ thuật bỏ ra làm riêng mở xưởng thường không chuẩn bị tính toán tốt , mở ra là thấy rối bời, không duy trì được rồi bỏ , cụt luôn vốn bao năm gom góp. Hãy chuẩn bị kỹ trước khi ra biển lớn nhé.
🤞
Đây chỉ là chia sẻ cá nhân , mình cũng chỉ làm xưởng quy mô nhỏ nên chỉ chia sẻ ngắn gọn theo hiểu biết của mình, các bạn tham khảo nhé. Anh chị nào có kinh nghiệm hay đã xây dựng những xưởng lớn hơn mời chia sẻ thêm cho mọi người cùng mở man kiến thức.
Chúc các bạn ngày mới tốt lành.
Nguồn : Anh Thịnh Mobil
Xem thêm…
L
Em chào mọi người, em muốn tìm công việc tại Thanh Hóa, có anh chị nào biết ở đâu tuyển việc không giơia thiệu em với, em cảm ơn. Hiện tại em có hơn 1 năm kinh nghiệm làm ở THACO giờ muốn về quê làm ổn định ạh
Xem thêm…
Le Hong Tuan
em chào tất cả các anh chị trong nhóm mình em mới ra trường mà đang đợi bằng TN .Cho em hỏi trong nhóm mình có gara hay hãng ô tô nào tuyển nhân viên phụ việc bên điện máy gầm ở TP.HCM hay lân cận không ạ
em tha thiết xin được làm việc ạ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Siêu tụ điện, giải pháp được trông chờ sẽ thay thế pin lithium-ion trên xe điện trong tương lai

Xe điện đang là xu hướng của tương lai để thay thế sự ô nhiễm môi trường của xe sử dụng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của xe điện đó là khả năng lưu trữ và thời gian sạc. Khi hầu hết các mẫu xe điện hiện nay đều sử dụng pin lithium- ion và có thời gian sạc lâu hơn nhiều so với cách đổ nhiên liệu truyền thống. Điều này là một rào cản lớn để người dùng thay đổi thói quen từ sử dụng xe xăng qua sử dụng xe điện.

Mới đây, nhiều hãng công nghệ chuyên nghiên cứu về pin và các giải pháp lưu trữ năng lượng đã bắt đầu nghiên cứu một công nghệ mới có tên là Siêu tụ điện (Supercapacitor), với nhiều ưu thế và đây có thể là một giải pháp kết hợp hoặc thay thế pin lithium -ion trong tương lai.

siêu tụ điện ô tô.jpeg

Siêu tụ điện là gì?

Siêu tụ điện là loại tụ điện có dung lượng lớn. Chúng có điện dung cao hơn và giới hạn điện áp thấp hơn so với các loại tụ điện khác. Về mặt chức năng, chúng nằm ở đâu đó giữa các tụ điện điện phân và pin lithium-ion.

So sánh nhanh thì chúng:
  1. Sạc nhanh hơn nhiều so với pin lithium
  2. Có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn so với tụ điện
  3. Có tuổi thọ (được đo bằng chu kỳ sạc / xả) ở đâu đó giữa hai loại (nhiều hơn pin có thể sạc lại và ít hơn tụ điện)
Để so sánh tuổi thọ, thì pin lithium-ion trung bình từ 500 đến 10.000 chu kỳ. Còn siêu tụ điện có tuổi thọ dao động từ 100.000 đến một triệu chu kỳ.

Ưu điểm và nhược điểm
Các lợi ích của siêu tụ điện bao gồm:
  1. Cân bằng lưu trữ năng lượng với thời gian sạc và xả . Mặc dù siêu tụ điện không thể lưu trữ nhiều năng lượng như pin lithium-ion có cùng kích thước, nhưng siêu tụ điện có thể bù đắp điều đó bằng tốc độ sạc. Trong một số trường hợp, chúng sạc nhanh hơn gần 1.000 lần so với thời gian sạc của pin có dung lượng tương tự. Với tốc độ sạc này, gần như có thể sạc ngay lập tức cho một chiếc xe điện. Trong thực tế, công ty Nawa Technologies đang tìm cách thực hiện ý tưởng đó trên ô tô điện thực sự. Hãy tưởng tượng những chiếc ô tô điện chạy bằng siêu tụ điện (thay vì pin sạc) có thể sạc đầy trong thời gian ngắn hơn thời gian cần thiết để đổ đầy xăng vào động cơ nhiên liệu hóa thạch, thay vì số giờ sạc mà ô tô chạy bằng pin bình thường.
  2. Nhiệt độ hoạt động trên phạm vi rộng . Siêu tụ điện có nhiệt độ hoạt động hiệu quả rộng hơn nhiều (từ khoảng -40F đến + 150F).
Ngoài những ưu điểm đó, thì siêu tụ điện cũng còn nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi có thể áp dụng lên ô tô điện như:
  1. Tỷ lệ tự phóng điện . Siêu tụ điện không thích hợp để lưu trữ năng lượng lâu dài. Tốc độ phóng điện của siêu tụ điện cao hơn đáng kể so với pin lithium-ion; Chúng có thể tự xả tự do từ 10 - 20% năng lượng mỗi ngày.
  2. Mất điện áp dần dần . Trong khi pin cho điện áp đầu ra gần như không đổi cho đến khi sử dụng hết, thì điện áp đầu ra của tụ điện giảm tuyến tính với điện tích của chúng.
siêu tụ điện.png

Siêu tụ điện có thể được ứng dụng ở đâu?

Các siêu tụ điện cực kỳ phù hợp với bất kỳ ứng dụng nào đòi hỏi chu kỳ sạc và xả thường xuyên, nhiệt độ hoạt động khắc nghiệt hoặc xả nhanh lượng năng lượng cao. Dưới đây có thể là một số ứng dụng trong tương lai của siêu tụ điện:
  1. Giao thông công cộng . Xe buýt và các phương tiện giao thông nội đô có thể được hưởng lợi từ khoảng nhiệt độ hoạt động rộng của siêu tụ điện. Phù hợp với điều điện làm việc khắc nhiệt, dừng đỗ, tắc xe trong nội thành. Tại Trung Quốc, một số xe buýt hybrid đã sử dụng siêu tụ điện để tăng tốc và siêu tụ điện giúp xe điện đi từ điểm dừng này đến điểm dừng tiếp theo, sạc lại tại các trạm.
  2. Siêu tụ điện-pin lai. Siêu tụ điện và pin lithium có thể kết hợp điểm mạnh của nhau, khi mà siêu tụ điện cho khả năng tiêu thụ năng lượng nhanh chóng và khả năng lưu trữ lâu dài của pin để tạo nên một khối “pin lai”. Việc hợp nhất thành công các công nghệ này sẽ nâng cao sự cân bằng giữa phạm vi hoạt động và thời gian sạc. Và đây cũng sẽ là giải pháp cải thiện hiệu quả phanh tái tạo của xe điện.
Nguyễn Xuân Giang

Ps: Các bạn nghĩ sao về công nghệ này?
Xem thêm:
Tuổi thọ của pin ô tô điện là bao lâu?
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

Tuổi thọ pin ô tô điện được bao lâu?​

Cuộc cách mạng về ô tô điện đang ngày càng hiện hữu. Hàng loạt hãng xe mới nổi như Rivian, Lucid hay Vinfast của Việt Nam cũng đều tập trung vào mũi nhọn phát triển xe điện. Bên cạnh đó, là các ông lớn hàng đầu như Ford, Volkswagen, Hyundai... cũng đều phải chuyển mình cho cuộc đua xe điện sắp tới.

tuổi thọ pin ô tô điện 1.jpg


Trong một chiếc xe điện thì khối pin được xem như "trái tim" của chiếc xe. Chính vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng như khối động cơ trên xe đốt trong. Và câu hỏi mà nhiều người sẽ rất quan tâm là Tuổi thọ pin ô tô điện được bao lâu?

Theo một số nghiên cứu gần đây của mình, thì tuổi thọ của một khối pin sẽ giảm dần theo thời gian và hầu hết các hãng xe đều đưa ra mức khuyến cáo bảo hành hay đổi pin khi mức lưu trữ giảm xuống 70%, tương đương với thời gian khoảng 8 năm.

tuổi thọ pin ô tô điện 2.jpg

Thống kế tuổi thọ pin theo thời gian của một số hãng xe
Nhìn vào thống kế trên thì hầu hết các nhà sản xuất sẽ đều đảm bảo pin của họ còn lại ít nhất 70% dung lượng sau 8 năm. Ví dụ, một chiếc Hyundai Kona có phạm vi hoạt động ban đầu là 450-500 km, thì sau 8 năm khối pin đó có thể đáp ứng cho mức 315-350 km. Và so với tuổi thọ của các hệ thống khác trên xe thì đây là một mức có thể chấp nhận được.

Chi phí thay pin xe điện là bao nhiêu?​

Một vấn đề nữa mà nhiều chủ xe cũng xe quan tâm, đó là chi phí để thay khối pin đó là bao nhiêu?
Giá trị của một khối pin nó thể chiếm đến 30% tổng giá thành của chiếc xe. Cách đây vài năm, chi phí để thay toàn bộ khối pin có thể ở mức 25.000 - 30.000 đô la. Tuy nhiên, với sự ra đời và chạy đua về công nghệ sản xuất pin thì giờ đây giá pin đang giảm dần theo thời gian.

giá thay thế pin ô tô điện.jpg

BIỂU ĐỒ: GIÁ BỘ PIN EV ĐÔ LA MỸ, 2013 - 2020. NGUỒN: BLOOMBERG NEW ENERGY FINANCE.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy giá pin đã giảm xuống nhiều lần sau 7 năm qua. Giờ đây, khi thay một khối pin 24 kWh, giá chỉ còn khoảng 10.000 đô la.

Chính vì giá thành cao, nên nhiều hãng xe như Vinfast của Việt Nam đã sử dụng chiến lược "bán xe - cho thuê pin" thay vì bán xe bao gồm cả pin. Và khi dung lượng lưu trữ pin giảm xuống dưới 70% thì hãng xe đổi pin mới cho chiếc xe. Theo mình thấy, đây cũng là một cách đi rất hay, nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí ban đầu cho chủ xe.

Các bạn nghĩ sao về xe điện tại Việt Nam. Hãy cùng thảo luận nhé.
Xem thêm…
ĐàiTiếngNói

Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu?​


Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu.jpg


Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu dầu nhớt cũng vì sự đa dạng đó, dẫn đến sự khó khăn trong việc lựa chọn một dòng nhớt phù hợp cho chiếc xe của bạn. Dựa vào xe bạn đang sử dụng động cơ gì, tình trạng và tuổi thọ của động cơ, từ đó phải biết cách lựa chọn dòng nhớt sao cho tương thích. Hôm nay, mình sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm và chia sẻ trong bài viết này để bạn đọc có thể đưa ra lựa chọn loại dầu nhớt sao cho phù hợp.​

Tác dụng của dầu nhớt đối với hệ thống động cơ​

Khi động cơ vận hành lực ma sát sẽ tạo ra giữa các bộ phận hoạt động với nhau là rất lớn lúc đó dầu nhớt có tác dụng là một lớp đệm bảo vệ bề mặt các chi tiết. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc giữa các chi tiết cũng làm cho độ mài mòn của chúng giảm thiểu lúc này sẽ có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Các chi tiết được bao bọc bởi màng dầu mỏng giúp hạn chế tiếp xúc với môi trường không khí tránh được quá trình ô-xy hóa. Một số loại dầu nhớt đặc biệt không chỉ bảo vệ chi tiết mà còn có khả năng phục hồi hư tổn trong quá trình hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, nhiệt lượng do động cơ sinh ra là vô cùng lớn. Nhiều người cho rằng động cơ được làm mát bằng hệ thống làm mát. Thực tế thì làm mát bên trong động cơ lại nhờ vào việc hấp thụ nhiệt lượng của dầu và được giải phóng khi dầu về bình chứa. Đối với những loại dầu nhớt chất lượng, khả năng ổn định trong động cơ sẽ giúp xe bạn vận hành tốt hơn.
Dầu nhớt như một lớp đệm bị kín các khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy không bị thất thoát, giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
Các cặn bẩn được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dầu nhớt lúc này có tác dụng cuốn trôi các tạp chất này khỏi các chi tiết, giữ lơ lững trong dầu nhớt tránh tạo thành những cặn bẩn lớn gây ra tắt nghẽn lọc nhớt.

Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu (2).jpg

Tại sao phải thay dầu nhớt và lọc nhớt định kỳ?​

Sau một thời gian dầu nhớt sẽ bị biến đổi bởi một số lý do sau: quá trình sinh nhiệt trong động cơ, dầu nhớt bị nhiễm các tạp chất trong quá trình hoạt động, cuối cùng là chất phụ gia bị tiêu hao. Thời gian sử dụng dầu nhớt lâu hay không phụ thuộc vào chất lượng của nó, điều kiện làm việc và môi trường xung quanh. Chính vì điều đó, sau một thời gian sử dụng nhất định dầu nhớt sẽ không còn những đặc tính như ban đầu nên cần được thay mới.
Thời gian thay dầu nhớt sẽ tùy thuộc vào sự khuyến cáo của của nhà sản xuất xe theo km hay theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như môi trường sử dụng khắc nghiệt nên thời gian thay dầu nhớt sẽ sớm hơn quy định. Ngoài ra sau khi thay dầu 2-3 lần chúng ta cần thay lọc nhớt. Vì sao ư? Vì trong quá trình hoạt động các cặn bẩn sẽ bám vào lọc nhớt sau một thời gian dài lọc nhớt không còn hoạt động tốt được, dễ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho động cơ.​

Các chỉ số cơ bản của dầu nhớt.​

Mỗi chai dầu nhớt động cơ đều có ghi thông tin về chỉ số cấp độ nhớt (SAE) - theo đánh giá của Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (SAE – Society of Automotive Engineers) và cấp tính năng của dầu nhớt (API) - theo đánh giá của Viện dầu khí Hoa Kỳ (API – American Petroleum Institute). Dựa vào 2 chỉ số này người dùng có thể lựa chọn loại nhớt phù hợp với xe của mình để sử dụng.
Chỉ số cấp độ nhớt SAE:

Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường ký hiệu như sau: SAE 5W30 10W-40, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40.v.v...
Chữ số đứng trước "W-" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu nhớt đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó, nhưng tính ở nhiệt độ âm. Ví dụ loại nhớt 10W-40 khởi động tốt ở -20 độ C...
Phần số đằng sau "W-" càng lớn thì càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng. Ví dụ đi trong thành phố thì bạn nên chọn nhớt loãng hơn để xe dễ khởi động sau khi dừng và khởi động nhiều lần, còn xe hay đi phượt nên chọn nhớt đặc vì khi đi phượt thì máy sẽ nóng, dầu nhớt sẽ loãng ra là vừa, nếu chọn nhớt loãng sẽ gây ra hiện tượng "gào máy"..

Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu (4).jpg


Tiêu chuẩn dầu nhớt API
API phân loại dầu nhớt bằng cách sử dụng 2 kí tự: “S” viết tắt của hệ thống đánh lửa bằng tia lửa “Spark Ignition” cho động cơ máy xăng. “C” là viết tắt của hệ thống đánh lửa nén “Compression Ignition” cho động cơ máy dầu diesel. Cả 2 ký tự này sẽ đi kèm với một ký tự khác để chỉ ra thế hệ công nghệ sản xuất dầu nhớt động cơ. Chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn của chất lượng dầu nhớt, bắt đầu bằng chữ A càng xa chữ A trên bảng chữ cái thì chất lượng dầu nhớt càng tốt.

Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu.jpeg


Tiêu Chuẩn ILSAC GF-5 // Untra Plus

Tiêu chuẩn ILSAC GF-5 áp dụng cho dầu nhớt động cơ ô tô có khả năng cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ tối đa ở tốc độ cao nhất, làm sạch, bảo vệ turbo tăng áp và bảo vệ chống bùn động cơ,kiểm soát sự bay hơi và tiêu hao dầu, tăng khả năng tương thích của hệ thống kiểm soát khí thải

Lựa chọn loại dầu nhớt nào trên thị trường là phù hợp?​

Sau khi đã hiểu về công dụng và các chỉ số của dầu nhớt thì bạn đã phần nào nắm được cách chọn được loại dầu nhớt phù hợp với xe của mình. Hiện tại thì có 3 loại dầu: Dầu nhớt tổng hợp, dầu gốc khoáng, dầu bán tổng hợp. Thông thường, giá của dầu nhớt tổng hợp sẽ cao hơn so với dầu gốc khoáng. Tuy nhiên sử dụng dầu nhớt tổng hợp có lợi hơn nhiều so với sử dụng dầu gốc khoáng. Điều này là do dầu gốc tổng hợp rất tinh khiết và có phân tử nhớt nhỏ hơn. Vì thế dầu tổng hợp sẽ giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn vì nó có thể bôi trơn ở những chi tiết máy có khoảng hở nhỏ nhất.

Bạn nên "đầu tư" hẳn loại dầu nhớt tốt nhất cho xe mình, nếu động cơ có vấn đề gì thì chi phí sửa chữa sẽ còn cao hơn rất nhiều lần.

Nguồn gốc sản phẩm​


Ngoài ra, các bạn cần phải hết sức chú ý đến nguồn gốc sản phẩm, trên sản phẩm nhất thiết phải có mã vạch để truy xuất được nguồn gốc sản phẩm bằng bất kỳ phần mềm truy suất nào có trên điện thoại. Bạn phải tìm hiểu nguồn gốc trước khi sử dụng để an toàn cho chiếc xe của chính bản thân các bạn.

Động cơ xe bạn nên sử dụng dòng dầu nhớt nào là tối ưu (3).jpg

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm một số bài viết hay : Chiến dịch “Think small” của Volkswagen nghĩ nhỏ mà hiệu quả to
Xem thêm…
nguyenhoang

Đánh giá về nghề làm lốp ô tô​

Nói về kỹ thuật ô tô, nhiều năm trước mọi người thường nghĩ là sẽ phát triển sự nghiệp theo còn đường làm thợ sửa chữa, rồi sau này mở một gara ô tô riêng. Tuy nhiên, những năm gần đây phương tiện ô tô cũng dần phổ biến thì nhiều mô hình kinh doanh mới cũng ra đời. Ngoài việc mở gara sửa chữa, chúng ta có thể mở một trung tâm rửa xe, chăm sóc xe, làm nội ngoại thất, hoặc mở một trung tâm làm lốp xe.
Cũng chính vì vậy, mà nghề làm lốp ô tô cũng dần trở nên hot ở nhiều thành phố lớn hiện nay.

đánh giá nghề làm lốp ô tô.jpg

Hình ảnh kỹ thuật viên đang căn chỉnh góc lái

Yếu tố nào làm nghề làm lốp xe trở nên tiềm năng?​

  • Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay, điều kiện đường sá chưa thực sự phát triển một cách đồng bộ, đường còn nhiều ổ voi, ổ gà. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn vận hành của xe thì lái xe phải thường xuyên đem lốp đi kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp định kì.
  • Thứ hai, xe ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển và còn là một thứ đồ "trang sức" của nhiều chủ xe. Vì vậy, nhu cầu làm đẹp, độ, nâng cấp mâm lốp cũng rất phổ biến hiện nay. Với các ông chủ đam mê và yêu xe, thường sẽ làm cho xế cưng của mình một "bộ chân" phong cách hơn. Đối với các dòng xe bán tải, thường chủ xe sẽ độ cho nó các bộ lốp trông hầm hố hơn, hợp với đi off road hơn. Với các dòng xe sedan, thường sẽ độ các bộ mâm nhìn lịch lãm hơn, sang hơn. Đây là một nhu cầu rất lớn hiện nay.

Đánh giá về nghề làm lốp xe ô tô 2.jpg

Nhu cầu độ lốp ô tô hiện nay rất lớn

Những công việc thợ làm lốp ô tô thường làm là gì?​

Các kỹ thuật liên quan đến làm lốp xe hiện nay gần như đều có máy móc hiện đại hỗ trợ. Các công việc liên quan đến bảo dưỡng sửa chữa lốp xe thường gặp như:
  • Ra vào lốp, thay lốp, vá lốp, cân bằng động lốp
  • Căn chỉnh các góc lái bánh xe, cân chỉnh thước lái
  • Đảo lốp định kỳ
  • Thay thế, phục hồi lazang
  • Vệ sinh, bảo dưỡng lốp xe và lazang
Đánh giá về nghề làm lốp xe ô tô 3.jpg

Một người thợ đang thực hiện ra vào lốp

Thu nhập của thợ làm lốp ô tô​

Nhìn chung, nghề làm lốp ô tô tương đối dễ và nhàn hơn làm thợ sửa chữa. Bên cạnh đó, cũng không cần thời gian đào tạo chuyên sâu nhiều. Lợi thế nhất là có thể vừa học vừa làm. Rất nhiều trung chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp, cơ sở lốp ô tô… tuyển thợ lốp ô tô vừa học việc vừa làm (được đào tạo miễn phí) với mức lương khởi điểm tưởng đối tốt từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.

Sau khi làm từ 1 đến 2 năm có thể lên thợ chính với mức thu nhập 8 – 12 triệu đồng/tháng.

Học nghề làm lốp ô tô về sau nếu cứng tay nghề có thể tự mở tiệm riêng. Mức vốn đầu tư ban đầu cũng không quá cao. Bên cạnh làm lốp còn có thể mở rộng thêm mảng kinh doanh lốp, phụ kiện lốp, làm đại lý phân phối cho các hãng lốp xe hơi lớn…
Xem thêm…
Mạnh Quân
Làm lốp giờ có khi lời hơn làm gara nhiều, nên lương thợ cũng ok hơn.
Mạnh Quân

Nghề sửa xe ô tô dưới góc nhìn của người thợ đang làm ở ÚC​

Chào mọi người, mình đang làm sửa ô tô ở Úc. Mình theo ngành này chắc được 5-6 năm. Làm thợ sửa chữa ô tô được 3 - 4 năm.
Mình có xem qua các trang mạng về nghề sửa xe ở Việt Nam. Mình cảm nhận được sự khó khăn trong việc học nghề sửa xe. Nhưng bản chất sửa xe không phải vậy.
Mình xin chia sẻ góc nhìn của riêng mình, là một người thợ sửa xe ở Úc. Nếu không hợp lý hoặc sai sót chỗ nào, mong các bạn cho thêm ý kiến.

Nghề sửa xe ô tô dưới góc nhìn của người thợ đang làm ở Úc.jpg


Mình thấy hiện nay các bạn sinh viên ô tô khi mới vào nghề lại học rất nhiều về sơ đồ mạch điện, rồi học về cấu tạo bên trong các thành phần. Nhưng thật sự, mình khi mới ra trường rất ít khi dùng đến. Mà có biết rồi cũng sẽ gửi lại thầy cô nếu mình không dùng. Mình phải trở thành một thợ bảo dưỡng trước đã rồi mới nghĩ tới việc chẩn đoán.

Nếu cho mình làm lại mình sẽ đi làm phụ và học việc trong 2 năm đầu để biết cái gì là cờ lê, cái gì là bộ phận của xe. Sau đó, mình sẽ học để ít nhất có cái bằng trong tay. Và khi đó đi học sẽ thấy hứng thú và dễ hiểu hơn rất nhiều.
Mình chưa có cơ hội trải nghiệm sửa xe ở Việt Nam ra sao, nhưng kinh nghiệm của mình chia sẻ cho các bạn nào mới chậm chững vào nghề

1. Ghi chép kiến thức lại mỗi ngày​

Viết lại xem hôm nay mình làm xe gì. Thay gì, ốc vặn số bao nhiêu, vặn bằng cái gì, có gì thắc mắc ghi lại. Tìm cơ hội hỏi thợ chính hoặc tìm hiểu thêm online.

2. Khi mới học nghề sửa xe phải chấp nhận bị sai vặt.​

Hãy lấy điều đó làm vinh hạnh vì người ta đã để ý tới mình. Mình khi làm thợ chính rồi mới hiểu rằng "thà tao tự làm còn hơn sai mày chi cho mất công". Khi mới làm có thể mình không làm gì được nhiều, chỉ đứng lấy đồ hoặc chà rửa đồ nhưng phải tìm cách lấy được đúng món đồ.
Phải quan sát thợ chính đang làm gì và cần gì. Tự thân chuẩn bị trước. Phải gọn gàng, sắp xếp đồ đạc thay thợ chính
Từ đó, mưa dầm thấm lâu. Bạn sẽ tạo được thiện cảm từ thợ chính và lên như diều gặp gió. Đôi khi sẽ đứt dây nhưng bạn đừng nản lòng.

học sửa chữa ô tô.jpg

Học sửa chữa ô tô phải chấp nhận bị sai vặt
>> Xem thêm: Tôi không bao giờ hối hận vì đã học nghề sửa chữa ô tô

3. Học sửa chữa ô tô phải kiên nhẫn​

Ngày qua ngày, tự nhiên khả năng của bạn sẽ lên dần. Đừng nhìn người khác mà tự ti bản thân. Mình lúc nào cũng nên tự tin và phải chấp nhận thực tế. Có sai nhân sai. Sửa sai và biết nói xin lỗi thay vì đổ lỗi tại cái này cái kia. Vì nghề này không phải là nghề có thể học được hết mọi thứ trong một hai ngày. Vì vậy, hãy kiên nhân học hỏi và xác định cho bản thân 2 - 3 năm đi học nghề, để tâm lý thoải mái trong công việc và cuộc sống.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

Từ kỹ thuật đến công nghệ, Kỹ sư ô tô phải hiểu rõ!

Mình nghĩ, khá nhiều bạn sinh viên Bách Khoa hiểu sai lệch về kỹ thuật và công nghệ. Điều này có một phần trách nhiệm của những thầy cô trong trường.

cong nghe ky thuat oto.jpg


Kỹ thuật (Engineering) là những nguyên lý khoa học để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Ở trong trường, chúng ta được trang bị kiến thức khoa học để hiểu về cấu tạo, quá trình, những nguyên lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Điều đó đôi khi dẫn chúng ta đến một trạng thái “cái gì cũng biết chút chút, nhưng kỳ thực là không biết gì”.

Công nghệ (technology) = nguyên lý kỹ thuật + bí quyết (know-how) = sản phẩm, dịch vụ có khả năng CẠNH TRANH (chi phí, chất lượng tốt) và quan trọng nhất là bán được nó, kinh doanh thành công.

Từ kỹ thuật đến công nghệ là một con đường dài và gian nan, từ kỹ thuật đến tạo dựng một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó còn gian nan hơn gấp ngàn lần.

Trường đại học không có dạy các bạn công nghệ, trường đại học chỉ có thể dạy các bạn kỹ thuật. Công nghệ chỉ có trong doanh nghiệp, và công nghệ là TÀI SẢN quan trọng mà người ta chỉ bán, không ai cho hết. Kiến thức về kỹ thuật rất rẻ, thậm chí miễn phí. Nhưng kiến thức về công nghệ phải mua mới có, giá thấp hay cao tùy thuộc vào giá trị của công nghệ đó.

công nghệ ô tô.jpg


Là một kỹ sư, giá trị của các bạn là sáng tạo công nghệ. Nghĩa là, doanh nghiệp mới là cái TRƯỜNG quan trọng trong cuộc đời các bạn, chứ không phải là Đại Học. Đại Học chỉ giúp các bạn một cái nền để bước vào cái Trường của cuộc đời của các bạn mà thôi.

Tuy nhiên, điều đáng báo động là kỹ sư ra trường ngày càng giảm đi niềm đam mê công nghệ, giảm đi khát khao chinh phục những vấn đề công nghệ nan giải. Tệ hơn, là ngán làm kỹ thuật, ngán nhà máy, ngán phòng thí nghiệm. Vấn đề này các trường đại học cần xem lại một cách nghiêm túc. Nếu không, đại học sẽ là một cái gì đó hỗn tạp, lộn xộn, mất phương hướng, mất giá trị.

Tạo ngay tài khoản AutoJobs để giao lưu và tìm việc ô tô.
Xem thêm…
Văn Toàn
Nên hay không nên thực hiện phủ gầm cho ôtô?
co-nen-phu-gam-o-to-khong.jpg
Có nên thực hiện phủ gầm cho ô tô? Chắc hẳn nhiều bác vẫn đang băn khoăn về dịch vụ chăm sóc mới này. Mời các bác tìm hiểu về sơn phủ gầm qua bài viết này để đưa ra quyết định đúng đắn nhé!
Gầm xe ô tô là bộ phận khá thấp để bạn có thể quan sát và phát hiện ra các hỏng hóc, gỉ sét hay những vết bùn đất bám lau ngày từ từ quá hoại gầm xe… Và đến khi bạn quan tâm thì gầm xe đã có những đấu hiệu gỉ sét nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hoạt động cũng như tuổi thọ của xe.
Ngoài ra gầm xe ô tô là nơi dễ chịu tác động từ đường sá, nên dễ bị va đập và tác động từ các vật trên đường khi chạy xe như sỏi đá văng vào dưới gầm, khung sườn. Đặc biệt, các dòng xe được sản xuất ở châu Á thường phần khung rất mỏng, nên nếu gầm xe được phủ, thì xe phần nào hạn chế và chống được sự hao mòn do va chạm như trên.
Bản chất của việc sơn phủ gầm xe ô tô là tạo cho gầm một lớp bảo vệ bằng vật liệu chuyên dụng cho gầm. Để làm được việc này, người ta thường sử dụng một hóa chất đặc biệt phun xịt vào toàn bộ khung sườn của xe hơi, giúp bảo vệ xe chống lại các tác nhân như khói bụi, nắng, mưa, bùn đất,…
Khuyên bạn “Khi khách hàng mua xe, nên phủ gầm xe lúc còn mới, vì vậy nó sẽ đảm bảo được độ bền của gầm xe hơn”
Nhìn chung, việc phủ ngầm ô tô mang lại ba lợi ích chủ yếu sau đây:
- Giúp giảm tiếng ồn cho xe:
Hầu hết các mẫu xe ở Việt Nam đều không phủ sơn bảo vệ gầm, nên khi hoạt động lâu ở các cung đường xấu sẽ xảy ra tình trạng gió lùa dưới gầm xe, gây tiếng động lớn và hiện tượng ù tai rất khó chịu. Vì vậy, việc phủ gầm ô tô góp phần giảm tiếng ồn từ động cơ và tiếng ồn bên ngoài xe thông qua dưới gầm vào trong xe.
- Chống rỉ sét khung sườn: Việc phun hóa chất đặc biệt giúp gầm xe hạn chế sự tác động từ đường sá và các chất lỏng chứa a-xít như nước mưa, những chất có nguy cơ làm rỉ sét gầm và khung sườn xe nếu không được phủ.
- Chống hao mòn xe: Như đã nói, gầm xe ô tô là nơi dễ chịu tác động từ đường sá, nên dễ bị va đập và tác động từ các vật trên đường khi chạy xe như sỏi đá văng vào dưới gầm, khung sườn. Đặc biệt, các dòng xe được sản xuất ở châu Á thường phần khung rất mỏng, nên nếu gầm xe được phủ, thì xe phần nào hạn chế và chống được sự hao mòn do va chạm như trên.
Nhìn chung, phủ gầm có khả năng che được các vết nứt, lỗ hổng nhỏ hay các khớp nối trong khung gầm của xe. Nhờ đó mà độ ẩm hoặc nước từ môi trường bên ngoài không thể len lỏi vào bên trong, tăng nguy cơ ăn mòn các bộ phận kim loại. Các tác nhân như sỏi, đá vụn và các vật phẩm trên đường bị văng vào sẽ dẫn đến sự va chạm mạnh gây vỡ gầm hay sự ăn mòn. Một lớp phủ gầm xe ô tô sẽ cung cấp sự đàn hồi có độ bền cho bề mặt vật liệu bên dưới và vòm bánh xe (nếu được thi công phun phủ ). Từ đó giúp bảo vệ xế cưng của bạn khỏi các vật cứng có thể văng lên làm hỏng gầm. Đặc biệt, khi di chuyển những cung đường đèo núi, hay chủ xe đam mê phượt càng cần chú trọng vấn đề này.​
Xem thêm…
L
Rất cần nhé. có điều kiện thì nên phủ gầm cho chắc
Đức Thành
dung dịch phủ có tác dụng phụ k nhỉ
Mẫn Mẫn
Có tiền thì chơi thôi các bác.
Mạnh Quân

Tôi không bao giờ hối hận vì đã học nghề sửa chữa ô tô​

Điều đầu tiên, xin phép cho tôi gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến tất cả anh em trong ngành sửa chữa ô tô. Cũng xin được nói trước là tôi viết bài này không đả kích hay bêu xấu bất cứ 1 cá nhân hoặc tập thể nào. Tôi chỉ là thằng học nghề nên văn vẻ không hay, anh em đọc có gì sai xót thì góp ý chứ đừng chửi mà tội nghiệp.

tâm sự nghề ô tô.jpg

Tâm sự nghề sửa chữa ô tô

Xin phép nói qua về bản thân tôi một tí. Tôi cũng là thằng học nghề sửa chữa ô tô không hơn không kém, cũng từng trải qua giai đoạn thiếu thốn kinh tế vì không lương suốt nửa năm trời và tôi tin anh em làm nghề ai cũng từng trải qua cái tình trạng khủng hoảng đó. Đó là cái thử thách đầu tiên, đa số anh em bỏ nghề đều vì đồng lương bèo bọt. Thật may khi tôi có gia đình, anh em và bạn bè ủng hộ động viên tôi bước tiếp trên con đường ‘’ Máu nhiễm nhớt ‘’ này. Và đến bây giờ tôi vẫn học vẫn theo đuổi cái đam mê của tôi. Gọi anh em nghe dài quá, tôi gọi bạn nhé.

Khi bạn nói đam mê nghề này, bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian. Tính trung bình 3-4 năm học trường lớp rồi ra ngoài học ở các gara ít nhất cũng 3 năm nữa mới có thể gọi là ‘’thợ’’. Chữ ‘’thợ’’ ở đây không chỉ là bạn có kinh nghiệm hay làm giỏi mà chữ đó yêu cầu rất cao. Khi bạn giỏi nhưng cái tâm với nghề của bạn không có thì cuối cùng bạn vẫn chỉ được gọi là ông ‘’thợ vườn’’ thôi!!! Nếu bạn muốn trở thành một người thợ chuyên nghiệp và thành công trong nghề thì bạn phải thực sự làm việc đúng với cái tâm của mình, lấy niềm vui của khách hàng làm niềm vui cho bản thân. Có như vậy thì bạn mới làm việc không biết mệt mỏi và đạt đến đỉnh cao trong nghề nghiệp.

Tôi biết học nghề sửa chữa ô tô này rất cực, rất khổ nhưng tôi có thể khẳng định khi bạn cảm thấy yêu cái cờ lê, cái búa thì sớm muộn gì bạn cũng thành công! Đừng vì ba đồng lương học việc, đừng sợ bẩn cái áo hay là mùi dầu mỡ dính vào tóc. Quên mẹ nó đi vì nó luôn thúc giục bạn bỏ nghề
🙂
. Hãy cố gắng tập làm quen với cách người ta nhìn vào bạn khi mặc bộ đồ dầu mỡ ra đường, vì con người không ai dám đánh giá bạn qua bộ quần áo đâu.

Hãy tự lập ra cho mình một con đường. Bạn có thể lấy ai đó làm cái mốc ( ông chủ gara giàu có, người thợ chuyên nghiệp,...), tiếp đó bạn phải tìm hiểu có bao nhiêu chặng đường để đến được cái mốc đó. Mỗi chặng đường bạn sẽ có một chút gì đó kinh nghiệm, bạn sẽ phải học hỏi thật nhiều để đúc kết ra người thợ chân chính là như thế nào. Làm việc như thế nào để đêm về bạn ngủ thật yên tâm chứ không phải cứ sợ hãi cái pan bệnh đó sẽ bị lại tiếp và khách đến phàn nàn. Rất khó đấy!

Các bạn hãy tự xây dựng cho mình một con người thật chuẩn vì khi đó những gì bạn làm là phải chịu trách nhiệm về nó. Khi đã chuẩn thì bạn sẽ chắc chắn là tôi đã làm chuẩn! Tôi chưa phải chuẩn đâu nên đừng bảo tôi đã chuẩn chưa mà lên mặt dạy người khác? Tôi không dạy ai cả, tôi chỉ nói những gì tôi biết và tôi cho là đúng thôi.

Hãy cố gắng lên, đây mới chỉ là bước đầu thôi. Bước này sẽ loại bỏ rất nhiều người không có bản lĩnh, không đủ tự tin, không dám đối mặt với thách thức.
Tôi biết bạn không dễ bị loại sớm như vậy đúng không? Đây là sân chơi chung nhưng cũng có luật chơi riêng của nó ( ngành nghề nói chung và cộng đồng sinh viên nói riêng) thì khi bạn đã tuân thủ luật chơi và chơi hết mình thì bạn sẽ chiến thắng ngay cả trong công việc cũng như cuộc sống của bạn. Hãy cố làm chủ chính mình và đừng để các thứ khác làm bạn nhụt chí nhé!

Tôi có thể viết ra đây nhưng chưa chắc mai tôi đã làm nghề này vì có thể tôi không đủ cái tâm, không đủ giỏi nhưng tôi dám chắc rằng TÔI KHÔNG BAO GIỜ HỐI HẬN VÌ ĐÃ HỌC NGHỀ Ô TÔ!

- Nguồn: Chia sẻ của bạn Bùi Quang Huy tại group Cộng đồng sinh viên ô tô Việt Nam
- Tạo tài khoản và tìm cơ hội việc làm tốt hơn tại AutoJobs
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Bài chia sẻ đầy tính truyền lửa cho các bạn mới vào nghề. Hay quá!
Mason
Tố chất cần có của một người thợ sửa chữa ô tô là gì?
Thợ sửa chữa ô tô là một nghề đang được số đông anh em theo đuổi trong ngành này. Và để trở thành một người thợ chuyên nghiệp, có tay nghề cao, có mức lương tốt thì đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên rèn luyện, tự học hỏi và nâng cao kiến thức.

to-chat-can-co-cua-mot-nguoi-tho-sua-chua-o-to.jpg

Để trở thành 1 người thợ sửa chữa ô tô lành nghề, theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
1. Phải có đạo đức, lương tâm với nghề.
2. Phải có niềm đam mê, hăng say, tha thiết yêu nghề.
3. Phải có tính cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ.
4. Phải có đâu óc tư duy, suy nghĩ logic, sáng tạo.
5. Phải có tính kiên nhẫn, điềm đạm, trung thực và tinh thần trách nhiệm, lập trường vững vàng.
6. Phải có sức khỏe bền bỉ và dẻo dai.
7. Phải có con mắt thẩm mỹ.
8. Phải có quý nhân hỗ trợ, hoặc gặp ân sư.
9. Phải có tinh thần cầu tiến.
10. Phải có sự đông viên, hỗ trợ thời gian đầu.

Tôi sẽ phân tích sơ bộ những yếu tố hay còn gọi là tố chất trên dựa trên kinh nghiệm của bản thân và rút ra từ cuộc sống.

1. Phải có đạo đức, lương tâm với nghề.​

Cái này không cần nói nhiều. Nếu anh sống vô đạo đức, không có lương tâm với nghề. Thì bạn bè động nghiêp sẽ tẩy chay anh, chủ doanh nghiệp sẽ bài trừ anh.

2. Phải có niềm đam mê, hăng say, tha thiết yêu nghề.​

Cái này cũng vậy, cũng chính từ đam mê, hăng say, tha thiết yêu nghề, anh mới vượt qua cái khó, cái khốn, cái khổ và anh sẽ dần hoàn thiện mình.

3. Phải có tính cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ.​

Anh có tính cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, thì khách hàng sẽ đến với anh. Họ sẽ như là fan hâm mộ của anh.

4. Phải có đâu óc tư duy, suy nghĩ logic, sáng tạo.​

Học nghề, làm nghề lâu mà ko lên kinh nghiệm thì tại cái này. Cái này khó khắc phục nhất.

5. Phải có tính kiên nhẫn, điềm đạm, trung thực và tinh thần trách nhiệm, lập trường vững vàng.​

Nghề này không thể ăn xổi được, cái gì cũng phải từ từ. Anh làm việc với tập thể mà suốt ngày ba lia bốc phét thì ai ma chả ghét. Anh gian dối trộm cắp thì ai dung anh, chính anh làm hỏng mà chối bay chối bỏ, đổ lỗi đồng nghiệp thì sao được. Anh không sai mà khách hàng ăn vạ thì chính anh đã làm mất hình ảnh của doanh nghiệp.

6. Phải có sức khỏe bền bỉ và dẻo dai.​

Anh công tử thư sinh quá đến tháo bánh xe còn mệt sao làm được.

7. Phải có con mắt thẩm mỹ.​

Chính anh làm mà anh còn chê xấu, chê bẩn thì làm sao khách hàng chấp nhận được.

8. Phải có quý nhân hỗ trợ, hoặc gặp ân sư​

Học thầy không tày học bạn, một ông thợ giỏi vẫn hơn một ông thầy tồi.

9. Phải có tinh thần cầu tiến​

Công việc của anh ngày mai không chỉ là sửa cái xe, bao nhiều người thân đang đặt niềm tin, chỗ dựa vào anh.

10. Phải có sự đông viên, hỗ trợ thời gian đầu.​

Đi học việc không lương là điều bình thường. Tôi đã làm việc không lương 1 tuần mặc dù tốt nghiệp đại học.

Vậy theo các bác tố chất cần có đối với một người thợ sửa chữa ô tô là gì? Hãy cùng comment thảo luận nhé.
Xem thêm…
Đức Huy
Em có 6. Đang phấn đấu các con số còn lại. Nói chung bài viết này em thấy rất chuẩn, nó phải xuất phát từ một người dân kỹ thuật chính thống.
L
e dang theo học lớp sữa chữa ôtô .. có ai cho lời khuyên hay gì ko ạ ....
Đức Thành
Tôi thấy cái nào cũng đúng,nhưngsố 4 với số 9 là quan trọng nhất, mà muốn phát triển được thì nghề nào cũng cần phải có tố chất này. Trong đó số 4 phụ thuộc nhiều vào lượng chất xám của mỗi người.
Mạnh Quân

Phân biệt phụ tùng ô tô chính hãng với hàng OEM, hàng nhái như thế nào?​

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phụ tùng ô tô khác nhau cho cùng một sản phẩm. Và nếu bạn là một người không có nhiều kinh nghiệm thì rất khó để phân biệt hàng nào là hàng chính hãng, hàng nào là hàng OEM và hàng nào là hàng nhái.

phu tung o to chinh hang oem hang nhai.jpg

Phân biệt các loại phụ tùng ô tô khác nhau

Bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết phụ tùng ô tô chính hãng (Genuine Parts).

Thị trường phụ tùng ô tô một số loại sau:​

  • Phụ tùng ô tô chính hãng (Genuine Parts).
  • Phụ tùng ô tô thay thế OEM (Original equipment manufacturer) .
  • Phụ tùng ô tô hàng bãi, cũ hay tháo xe,
  • Phụ tùng hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Phụ tùng ô tô chính hãng do chính hãng sản xuất ô tô cung cấp luôn được đảm bảo chất lượng chuẩn của hãng bởi được gắn tem mác chính hãng và phân phối trên toàn cầu khi lắp nó sẽ khớp từng chi tiết với chiếc ô tô của bạn. Điều này giúp việc vận hành xe tốt nhất.

Cách nhận biết phụ tùng ô tô chính hãng:​

- Quan sát :
  • Bao bì sản phẩm : được đóng gói cẩn thận và có những dấu hiệu nhận biết sản phẩm , được đóng gói trong các vỏ hộp cứng hoặc bọc trong các túi nilon
  • Logo : màu sắc rõ nét, không bị mờ nhòe mực,ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nhà sản xuất
  • Mã vạch (barcode) của sản phẩm : phụ tùng chính hãng luôn có code trùng với code nhà sản xuất, nét mực trên các con số và nét vạch phải rõ ràng.
  • Mã phụ tùng : được ghi trên bao bì và khắc hoặc in tinh xảo trên sản phẩm . Mỗi mã sẽ ứng với một phụ tùng trên loại xe đó. Cùng một phụ tùng nhưng 2 xe khác loại hoặc khác đời sẽ có 1 mã phụ tùng khác nhau.
  • Tem chống hàng giả :từ một số hãng sản xuất : MOBIS , GM, FORD MOTOR ,....
  • Bằng cảm quan ta có thể thấy phụ tùng chính hãng được gia công tinh xảo, các mối hàn, mối nối của sản phẩm luôn chắc chắn ăn khớp với nhau. Nước sơn bóng lỳ, cảm giác êm, mượt tay khi chạm vào

phan biet phu tung o to chinh hang.png


- Lắp đặt: một số phụ tùng bạn có thể lắp thử để kiểm tra , hàng chính hãng khi lắp ráp các khớp nối , các ren ốc, rắc cắm luôn vừa khít, liên kết chặt chẽ không lỏng lẻo . Lắp ráp xong là có thể sử dụng được đúng chức năng không cần căn chỉnh sửa chữa lại.
- So sánh lại với phụ tùng mà bạn cần thay thế, hàng chính hãng sẽ giống hệt với phụ tùng bạn cần thay trên xe ( phụ tùng nguyên bản trên xe ).
Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho mọi người.

Tham gia Cộng đồng kỹ thuật viên ô tô để giao lưu kiến thức bạn nhé!
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

CẤU TẠO PHANH ĐĨA TRÊN Ô TÔ

Trên những chiếc ô tô con hiện nay, phần lớn đều sử dụng phanh đĩa thay vì phanh tang trống như ngày xưa. Và phanh đĩa gồm những chi tiết nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua các từ ngữ được phiên dịch dưới đây, kết hợp với hình ảnh bên dưới nhé!

cau-tao-phanh-dia-o-to.jpg

Các chi tiết trong một bộ phanh đĩa

Adapter bracket : giá đỡ bộ chuyển đổi
Anti rattle spring : lo xo chống rung
Bleeder screw : vít xả gió
Brake hose : ống dẫn dầu
Brake pad : má phanh
Bearing : vòng bi
Caliper anchor plate : bộ kẹp phanh
Caliper : ngàm phanh
Cotter pin : chốt giữ
Cap : nắp đậy
Dust seal : phớt che bụi
Grease cap : nắp chắn mỡ
Hub and roto assembly : cụm phanh đĩa
Nut : đai ốc
Nut lock : đai ốc hãm
O- ring : vòng cao su
Retaing screw : vít giữ
Piston seal : phớt piston
Pipper : kẹp đệm
Spindle : trục
Splash shield : tấm chắn
Wheel stud : bulong bánh xe
Washer : long đền

Tham gia Cộng đồng kỹ thuật viên ô tô để giao lưu kiến thức bạn nhé!
Xem thêm…
Minhtruong12

Xéc-măng động cơ

Xéc măng động cơ là một chi tiết quan trọng bên trong động cơ đốt trong, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là bạc piston, tên tiếng anh của chúng là segment. Xéc - măng động cơ đảm nhiệm vai trò giữa độ kín khít cách biệt giữa buồng đốt và các te dầu trọng động cơ và làm việc trong môi trường hết sức khắc nghiệt, nên được chế tạo với các loại vật liệu đặc biệt.
xéc măng động cơ.jpeg

Hình ảnh bộ xéc măng động cơ

1. Yêu cầu của vật liệu chế tạo xéc-măng động cơ ô tô

  • Hệ số giãn nở nhiệt và hệ số ma sát nhỏ.
  • Có độ cứng, sức bền phù hợp trong điều kiện ma sát giới hạn.
  • Tính đàn hồi và sự ổn định trong điều kiện nhiệt cao phải tốt.
Do đó mà chúng ta sẽ thường gặp những xéc- măng có chất liệu bằng hợp kim, gang xám.

2. Phân loại xéc-măng động cơ ô tô

Trong một bộ xéc măng của động cơ thường có 2 loại chính là: xéc măng dầu và xéc măng khí.
Trong đó loại xéc-măng khí lại được chia làm 2 loại là Xéc-măng lửa và Xéc-măng ép
  • Xéc-măng lửa: Là cái vòng nằm trên cùng (từ trên đỉnh đầu piston đếm xuống), tiếp xúc trực tiếp với khí cháy (hỗn hợp xăng gió). Loại xéc-măng này thường có mặt trên dưới, mặt ngoài mạ chrome để tăng độ bền, nên thường có màu trắng xung quanh
  • Xéc-măng ép: Là cái vòng thứ 2 nằm ở giữa, ngay kế tiếp vòng xéc-măng lửa, hình dáng giống như xéc-măng lửa, còn được gọi là xéc-măng làm kín, thường được mạ chrome hoặc không mạ, thường có màu xám đậm.
  • Xéc-măng dầu: Là vòng nằm cuối cùng, bên dưới 2 vòng xéc-măng hơi. Được tạo thành từ 2 vòng thép mỏng bên ngoài kẹp 1 vòng đàn hồi hướng tâm ở giữa. Vòng đàn hồi hướng tâm là 1 vòng có thiết kế phay các rãnh, tạo thành các khe nhỏ trên bề mặt, tiếp xúc với thành xylanh
phan-loai-xec-mang-dong-co.jpg

Xéc măng khí nằm trên, xéc măng dầu nằm dưới

3. Chức năng chính của xéc măng

Xéc măng có 4 chức năng chính như sau:
  • Duy trì sự nén khí giữa thành xilanh với piston.
  • Bao kín buồng đốt để ngăn khí và duy trì áp xuất
  • Tạo lớp màng bôi trơn giữa piston và xi lanh.
  • Làm chi tiết truyền nhiệt trung gian cho piston ra xilanh.
  • Ngăn không cho piston gõ (va đập) vào thành xilanh.

xéc măng động cơ đốt trong.jpeg


4. Nguyên lý hoạt động của xéc-măng

Luôn có xu hướng bung ra để ôm sát thành xi lanh, khi động cơ hoạt động thì xéc măng liên tục di chuyển lên xuống trong chu trình nạp-nén-nổ-xả:
  • Ở kỳ hút: xéc măng động cơ có xu hướng di chuyển lên trên, nằm sát ở “cạnh trên” rãnh xéc măng.
  • Ở kỳ xả và nén: xéc măng có xu hướng di chuyển xuống dưới, nằm sát ở “cạnh dưới” rãnh xéc măng.
  • Khi xéc măng nằm ở “giữa rãnh” hoàn toàn, thì chúng không nằm sát “cạnh” nào cả, khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao thì lúc này xéc măng động cơ sẽ lắc qua lại và di chuyển tự do trong rãnh của xéc măng.
  • Ở kì nổ: cả xéc măng và piston đều đi xuống, áp suất nén trong động cơ sẽ đẩy xéc măng xuống “cạnh dưới” của rãnh xéc măng. Lúc này khí nén sẽ đi vào khoảng trống ở phần trên rãnh xéc măng, rồi đẩy mạnh xéc măng áp sát vào lòng xi lanh. Ở giai đoạn này, xéc măng sẽ bung ra mạnh nhất để làm tăng tối đa độ kín.

5. Dấu hiệu cho thấy xéc măng động cơ cần được thay thế

Nằm tận bên trong động cơ, nên chúng ta không thể mở ra dễ dàng như những chi tiết khác để kiểm tra, vì vậy ta có những dấu hiệu hư hỏng của xéc-măng
  • Khi khí thải, khói xả ra quá nhiều.( khói trắng )
  • Dầu bôi trơn có dấu hiệu hao hụt nhanh.
  • Động cơ tăng tốc yếu.
  • Công suất động cơ thấp.

Tham gia Cộng đồng kỹ thuật viên ô tô để giao lưu kiến thức bạn nhé!
Xem thêm…
Minhtruong12

So sánh mức tiêu độ tiêu hao nhiên liệu giữa Vinfast VF e34 và Hyundai Kona 2.0 AT tiêu chuẩn​


Một số thông tin cần lưu ý:
- Vinfast VF e34: Pin dung lượng 42kWh.
Phạm vi hoạt động sau mỗi lần sạc đầy: 300km. Sạc pin 15p di chuyển được: 180km.
- Hyundai Kona 2.0 AT tiêu chuẩn: Dung tích bình xăng: 50 lít.
Mức độ tiêu hao nhiên liệu:
+ Kết hợp: 6,6-6,9(lít)/100Km. Tạm lấy: 6,75(lít)/100km.
+ Trong đô thị: 8,6-9,3(Lít)/100Km. Tạm lấy: 8,95(lít)/100km.
+ Ngoài đô thị: 5,4-5,7(Lít)/100Km. Tạm lấy: 5,55(lít)/100km.
so sanh vinfast e34 và hyundai kona 2.jpg


Đối với người sử dụng dưới 1500 km mỗi tháng:

- Vinfast VF e34:

*TH1: Khách hàng sạc pin tại nhà (không sạc tại trạm của Vinfast).
+ Giá điện sinh hoạt 6 bậc: 2,500đ/kWh.
+ Với mỗi lần cạn pin cần sạc đầy viên pin dung lượng 42kWh và với 42kWh thì chúng ta đi được 300Km. => Để di chuyển được quảng đường 1600Km mỗi tháng thì chúng ta cần sạc đầy và sử dụng cạn pin 5 lần: 1500/300 = 5 (Chu kì).
- Với 5 lần sạc thì dung lượng pin chúng ta cần sạc sẽ là: 42kWh.5= 210kWh -> Số tiền điện cần phải trả mỗi tháng cho việc sạc pin: 210kWh x 2,500đ/kWh = 525,000đ.
+ Tiền thuê pin hàng tháng là: 1,450,000đ => Số tiền cần phải trả để vận hành xe VF e34 dưới hoặc bằng 1500Km hàng tháng: 1,450,000 + 525,000 = 1,975,000đ.
- Giá xăng petrolimex ngày 9/8/2021 vùng 2: 21,650đ/lít. Quy đổi ra xăng: 1,975,000/21,650 = 91,224 lít.

*TH2: Nếu khách hàng sạc tại trạm của Vinfast thì người dùng sẽ phải thanh toán 484đ/km.
+ Lấy 1500Km/180Km = 8,33 làm tròn 9 (chu kì sạc). -> Chu kì phải lấy chẵn: Vì nếu chúng ta đi còn 20Km nữa thì được 0,2 chu kì, mà chẵng lẽ sạc 1 ít rồi rút. Nên chúng ta phải sạc hết chu kì đó luôn.
+ Một chu kì sạc 15p 180Km là: 87,120đ. => Với 8,33 chu kì ta được: 87,120 x 8,33 = 726,000đ/tháng.
+ Tiền thuê pin hàng tháng là: 1,450,000đ => Số tiền cần phải trả để vận hành xe Vinfast VF e34 dưới hoặc bằng 1500Km hàng tháng: 1,450,000 + 726,000đ = 2,176,000đ
- Giá xăng petrolimex ngày 9/8/2021 vùng 2: 21,650đ/lít Quy đổi ra xăng: 2,176,000/21,650 = 100,508 lít
* Trường hợp trên chỉ dành cho khách hàng sạc pin tại trạm của Vinfast và mỗi lần chỉ sạc 15p được 180Km, sau đó không sạc mà tiếp tục sử dụng cho đến khi hết pin. Rồi lại sạc tiếp 15p được 180Km cho đến khi đạt chỉ tiêu dưới hoặc bằng 1500Km hằng tháng. "chỉ mang tính chất tham khảo"

*TH3:
Ví dụ:
- Vào đúng này đầu tháng tức 1/10/2021 ta mới bắt đầu sạc pin xe tại trạm đầu tiên: 15p được 180Km.
- Sau khi sạc được 15p thì chúng ta rút ra và tiếp tục di chuyển cho đến khi hết pin. (lúc hết pin thì tại nhà).
- Sạc pin tại nhà cho đến khi đầy là có thể di chuyển được 300Km.
- Di chuyển hết quãng đường 300Km (lúc này pin đã cạn). -> Hết chu kì. => Lặp lại chu kì như ở ý đầu tiên cho đến khi di chuyển đủ hoặc dưới 1500Km mỗi tháng.
Giải:
+ Sạc 15p đi được 180Km: 87,120đ. -> Số Km còn lại 1500Km - 180Km = 1320Km.
+ Sạc đầy 42kWh đi được 300Km x 2,500đ = 105,000đ (cho mỗi lần sạc đầy). -> Số Km còn lại 1320Km - 300Km = 1020Km => Chu kì đầu đi được quảng đường: 480Km số tiền phải trả: 192,120đ
+ Ta có 1 chu kì đi được 480Km vậy 1500Km đi được 4 chu kì Mà 1 chu kì tiêu tốn 192,120đ => 4 chu kì tiêu tốn 768,480đ + Tiền thuê pin hàng tháng là: 1,450,000đ => Số tiền cần phải trả để vận hành xe VF e34 dưới hoặc bằng 1500Km hàng tháng: 1,450,000 + 768,480 = 2,218,480đ
- Giá xăng petrolimex ngày 9/8/2021 vùng 2: 21,650đ/lít Quy đổi ra xăng: 2,218,480/21,650 = 102,470 lít
*TH1: 1,975,000đ/tháng
*TH2: 2,176,000đ/tháng
*TH3: 2,218,480đ/tháng


=> Qua 3 trường hợp trên thì ta có thể thấy được rằng trường hợp 3 là trường hợp tiêu tốn nhiều tiền nhất. Tuy nhiên đây cũng chính là trường hợp mà người dùng phổ thông khi sử dụng xe hay gặp phải. Điều kiện, mục đích sử dụng xe của mỗi cá nhân, tổ chức hoàn toàn khác nhau nên đôi khi mức tiêu hao nhiên liệu không đồng nhất:
- Được một người kĩ tính sử dụng xe:
+ Không đạp thốc ga.
+ Chạy xe không quá 100Km/h trong thời gian dài,..
- Một số người dùng khác:
+ Có thói quen thốc chân ga (có hay không thì em chịu :D)
+ Thường xuyên vận hành xe ở tốc độ cao => Qua 2 trường hợp kể trên ta có thể thấy được rằng tuy là cùng một chiếc xe nhưng được 2 người có tính cách khác nhau điều khiển quãng đường 1500Km. Nhưng mức nhiên liệu tiêu thụ có sự khác biệt hoàn toàn rõ rệt. Vì thế qua bài tính toán phía trên của em cũng vì mục đích đam mê, tìm tòi khám phá. Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo

- Hyundai Kona 2.0 AT tiêu chuẩn:

Kết hợp: 6,6-6,9(lít)/100Km. Tạm lấy: 6,75(lít)/100km.
+ 1500Km tiêu thụ: 6,72 x 15 = 101,250 lít => Số tiền phải trả 101,250 . 21,650 = 2,192,000đ.
+ Trong đô thị: 8,6-9,3(Lít)/100Km. Tạm lấy: 8,95(lít)/100km. + 1500Km tiêu thụ: 8,95 . 15 = 134,250 lít => Số tiền phải trả 134,250 . 21,650 = 2,906,512đ.
+ Ngoài đô thị: 5,4-5,7(Lít)/100Km. Tạm lấy: 5,55(lít)/100km. + 1500Km tiêu thụ: 5,55 . 15 = 83,250 lít => Số tiền phải trả 83,250 . 21,650 = 1,802,362đ.
*TH1: 2,192,000đ/tháng
*TH2: 2,906,512đ/tháng
*TH3: 1,802,362đ/tháng


*Kết luận:​

Như vậy đối với người tiêu dùng sử dụng xe dưới 1500 km cho mỗi tháng ta có thể thấy được rằng mức độ tiêu hao nhiên liệu của hai xe chênh lệch không nhiều. Một chiếc xe điện có thể thay thế hoàn toàn cho một chiếc xe sử dụng nhiên liệu đốt truyển thống? Câu trả lời là không (ngay tại thời điểm này). Trên đây chỉ mới là mức độ tiêu hao nhiên liệu của từng xe, chưa kể đến những hao tổn bên ngoài và trong. Chẳng hạn như đến kì bảo trì bảo dưỡng: thay dầu, nhớt, nước mát,.v.v. Với giá tiền dưới 650 triệu thì việc lựa chọn 2 dòng xe Vinfast VF E34 và Hyundai Kona 2.0 AT tiêu chuẩn giờ chỉ còn phụ thuộc vào gu thẩm mỉ và sở thích cá nhân của khách hàng. Chưa bao giờ mà khoảng cách giữa một chiếc xe điện và một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong lại gần đến thế, đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của ngành công nghệ kĩ thuật ô tô tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hi vọng một tương lai không xe nơi mà những phương tiện di chuyển trên đường phố đều sử dụng nguồn năng lượng sạch và chỉ có trường đua mới là nơi mà gầm rú của động cơ đốt trong.

Nguồn từ bạn FB bạn Minh Truong
Thấy hay nên mình chia sẻ mọi người cùng tham khảo.
Xem thêm…
Đình Phúc

Cách xác định thứ tự nổ của động cơ đốt trong​

Để xác định được thứ tự nổ của một động cơ bất kì, ta thực hiện theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Xác định chiều quay động cơ là thuận hay nghịch.
Đa số động cơ nếu chúng ta nhìn từ phía đầu động cơ nếu cánh quạt nhìn làm mát có chiều quay trùng chiều kim đồng hồ thì động cơ đó quay chiều thuận. Sẵn tiện mình chia sẻ với các bạn cách xác định số thứ tự các xi lanh: với động cơ v8 nhìn từ cánh quạt vào bên trái sẽ được đánh số 1-2-3-4; bên tay phải chúng ta tính từ cánh quạt vô sẽ là 5-6-7-8.

Cách xác định thứ tự nổ của động cơ đốt trong.jpg

Bước 2: Xác định xupap nạp và xupap xả
Thường thì đa số động cơ bố trí xupap nạp gần đường nạp và xupap xả gần đường xả ( như trong hình). Nhưng với một số động cơ thì xupap nạp và xả được bố trí khác thường làm chúng ta khó xác định đâu là xupap nạp và đâu là xupap xả. Trường hợp này chúng ta làm như sau: quay theo chiều nổ động cơ và quan sát cò mổ: nếu 2 cò mổ trên cùng xi lanh đóng mở theo quy luât "mở- đóng", "đóng- đóng", "đóng- đóng", "đóng- mở". Thế thì dựa vào quy luật này thì hai xupap "mở- đóng" sẽ tương ứng với "nạp- xả".

Bước 3: Quay theo chiều nổ động cơ.
Quan sát tất cả các xupap nạp (hoặc xả), sẽ được quy luật hết xupap nạp của xi lanh này mở tới xupap nạp của xi lanh kia mở. Đây cũng chính là thứ tự nổ của động cơ.
Tiến hành làm các bước như trên thì ta được thứ tự nổ của máy V8 đời 1996 là: 12734568

Cách xác định thứ tự nổ của động cơ đốt trong 2.jpg

CỤ THỂ: có 5 cách thường dùng sau đây:

Cách 1: Tìm đến tài liệu kỹ thuật của động cơ đó (nếu có)

Cách 2: Quan sát các ký hiệu, decal trên động cơ

Thường trên một số động cơ có ghi thứ tự nổ ở nắp máy, một số loại khác được ghi bên hông động cơ, nắp trục cò mổ xupap, ống góp,… đôi khi trên thân máy có miếng thiếc nhỏ, trên đó sẽ ghi một số thông số của động cơ và thứ tự nổ.Nhà chế tạo thường ghi chú thứ tự nổ của các xylanh động cơ với cụm từ “Firing order”.

Cách 3: Phương pháp dùng nút chai (hoặc giấy)
  • Bước 1: Xác định chiều quay chính xác của động cơ
  • Bước 2: Tháo bugi ở các xylanh;
  • Bước 3: Lắp các nút chai hoặc giấy vào các lỗ bu-gi.
Lưu ý: Không để nút chai (hoặc giấy) rơi vào trong xylanh. Điều này sẽ gây ra kẹt cứng piston với xylanh.
  • Bước 4: Quay trục khuỷu động cơ theo chiều quay đúng, các nút chai sẽ lần lượt văng ra.
Lấy máy 1 làm chuẩn, ta quan sát thứ tự văng ra của các nút chai. Thứ tự này cũng chính là thứ tự nổ của động cơ.

Cách 4: Dựa vào sự bố trí dây cao áp & chiều quay mỏ quẹt
  • Bước 1: Xác định chiều quay chính xác của động cơ
  • Bước 2: Xác định dây cao áp của các xi lanh nối trên nắp bộ chia điện.
  • Bước 3: Mở nắp bộ chia điện xem chiều quay của mỏ quẹt. Để xác định chiều quay mỏ quẹt, ta quay trục khuỷu nhẹ theo chiều quay động cơ để xem chiều dịch chuyển của mỏ.
  • Bước 4: Từ chiều quay của mỏ quẹt, ta xác định được thứ tự đánh lửa của mỗi xi lanh. Đó cũng là thứ tự nổ của động cơ.
Cách 5: Dựa vào hoạt động của xupap
  • Bước 1: Xác định chiều quay động cơ.
  • Bước 2: Tháo nắp đậy trục cò mổ xupap trên động cơ;
  • Bước 3: Xác định các xupap cùng tên và dùng phấn đánh dấu. Thường thì đa số động cơ bố trí xupap nạp gần đường nạp và xupap xả gần đường xả.
Ta vẫn có thể dùng cả xupap nạp hay xả để thực hiện xác định. Phương pháp xác định tương tự nhau cho cả 2 trường hợp. Dưới đây là ví dụ cho trường hợp sử dụng xupap nạp.
  • Bước 4: Quay từ từ trục khuỷu động cơ theo chiều quay đúng cho đến khi xupap nạp của xylanh số 1 mở ra rồi đóng lại.
  • Bước 5: Tiếp tục quay trục khuỷu theo chiều quay đúng quan sát xem đến lượt xupap nạp của xylanh nào mở ra rồi đóng lại.
  • Bước 6: Ghi nhận lại.
  • Bước 7: Tiếp tục như vậy cho đến khi xác định xong toàn bộ các xylanh.
Thứ tự ghi nhận được là thứ tự hoạt động của các xupap nạp trên động cơ, đây cũng chính là thứ tự nổ của các xylanh.

Tìm việc ô tô - Tìm AutoJobs
Xem thêm…
nguyenhoang

Tất cả về Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Cấu tạo

Tùy theo cách điều khiển khác nhau, các cảm biến tốc độ bánh xe thường được gắn ở mỗi bánh xe để đo riêng rẽ từng bánh hoặc được gắn ở vỏ bọc của cầu chủ động, đo tốc độ trung bình của hai bánh xe dựa vào tốc độ của bánh răng vành chậu.

cảm biến tốc độ bánh xe.jpg


Cảm biến tốc độ bánh xe có hai loại:​

Cảm biến điện từ và cảm biến Hall.
Trong đó loại cảm biến điện từ được sử dụng phổ biến hơn.
Cảm biến tốc độ bánh xe loại điện từ trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay rôto cảm biến cũng như số răng của rôto cảm biến thay đổi theo kiểu xe.

Hoạt động

Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe.

Xem thêm các bài kỹ thuật khác: Tại đây
Xem thêm…