nguyenhoang

Tất cả về Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Cấu tạo

Tùy theo cách điều khiển khác nhau, các cảm biến tốc độ bánh xe thường được gắn ở mỗi bánh xe để đo riêng rẽ từng bánh hoặc được gắn ở vỏ bọc của cầu chủ động, đo tốc độ trung bình của hai bánh xe dựa vào tốc độ của bánh răng vành chậu.

cảm biến tốc độ bánh xe.jpg


Cảm biến tốc độ bánh xe có hai loại:​

Cảm biến điện từ và cảm biến Hall.
Trong đó loại cảm biến điện từ được sử dụng phổ biến hơn.
Cảm biến tốc độ bánh xe loại điện từ trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ hay rôto cảm biến cũng như số răng của rôto cảm biến thay đổi theo kiểu xe.

Hoạt động

Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe.

Xem thêm các bài kỹ thuật khác: Tại đây
Xem thêm…
Trường Thành
Nên làm ở hãng hay Garage ngoài?
nen-chon-hang-hay-garage-ngoai.jpg


Hiện nay mỗi năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ô tô và tâm lý chung của hầu hết các bạn sinh viên cũng như một số anh em kỹ sư là phân vân giữa việc lựa chọn môi trường làm việc. Cụ thể là nên chọn làm việc trong đại lý chính hãng hay garage tư nhân? Garage và hãng khác và giống nhau như thế nào? Đâu là môi trường tốt để phát triển bản thân? Ý kiến của các bác về vấn đề này như thế nào? hãy để lại góp ý ở phần comment bên dưới nhé!

Chúc các bác tuần mới vui vẻ!​
Xem thêm…
Hữu Lộc
Xin vào hãng trước thì rửa xe sau đó đến thay nhớt,tiếp theo là kéo đội tháo bánh
thay bố thắng. Rảnh rồi thì xem họ làm rồi học lóm, không hiểu thì tìm tài liệu mà học hỏi nó chửi cho nhục mặt. Chịu nhục tí nhưng lại thành công to.
Anh Nguyễn
Vào hãng hay làm ngoài theo tôi là như nhau thôi cụ ạ. Cái quan trọng là cái đam mê, và chịu rkhó học hỏi của cụ tới đâu.Vào hãng cũng có cái hay là có đồ nghề dụng cụ rồi các thứ cho cụ luyện tập, tuy nhiên cụ lại bị gò bó sự hiểu biết trong khuôn khổ của hãng, còn làm bên ngoài thì đông tây y tả phí lầu cái gì cũng tới tay cụ.Nếu như ước mơ của cụ là quản đốc là ... vv thì theo tôi cụ nhảy vào hãng. Còn cụ muốn mở 1 gara thì cụ ra ngoài. Đó chỉ là ngu ý của riêng tôi thôi nhé.mong cụ sớm có lựa chọn
Thanh Thảo
Theo mình, bạn nên vào hãng làm 1 thời gian tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ về sách vở, tính chuyên nghiệp, kỷ luật.Sau bạn ra ngoài cũng chưa muộn.Khi đó bạn vừa có lý thuyết, thực hành, cách làm việc nhóm, thuận lợi hơn cho bạn sau này !
Đình Phúc

Trạm sạc điện ô tô có an toàn khi trời mưa không?​

Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, tờ MarketWatch đã phỏng vấn với Jonathon Ratliff, quản lý cấp cao trong lĩnh vực phát triển công nghệ không có khí thải của hãng Nissan.

tram-sac-dien-o-to-co-an-toan-khi-troi-mua.jpg


Ông nói: "Trạm sạc điện đủ an toàn cho mọi điều kiện thời tiết". Điều này có được là bởi xe điện được thiết kế có mục đích để chịu được mưa và nước xâm nhập, chưa kể đến các hạt bụi khó chịu có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống điện.

Ratliff cho biết một chiếc ô tô hoặc xe tải điện, chẳng hạn như Nissan Leaf, có "xếp hạng IP là 67". Đây là Xếp hạng bảo vệ chống xâm nhập (Ingress Protection Rating) và nó được áp dụng cho nhiều thiết bị trong cuộc sống hàng ngày, gồm điện thoại thông minh trong túi của bạn, ổ cắm điện trên tường, thiết bị nhà bếp và thậm chí cả ô tô điện.

Con số đầu tiên liên quan đến các vật thể lạ nhỏ, như hạt bụi hoặc chất bẩn. Con số thứ hai , ví dụ 7 trong xếp hạng IP 67 kể trên, liên quan đến bảo vệ chống nước và chất lỏng. Theo ông Ratliff giải thích thang đánh giá mở rộng từ 1-6 cho khả năng bảo vệ chống bụi/vật rắn, với 6 là mức bảo vệ.

Đối với chất lỏng, thang đo dao động từ 1-8, một lần nữa với số cao nhất tương đương với sự bảo vệ tốt nhất. Ở mức 8 - mức cao nhất được dành cho các thiết bị lặn, hoạt động dưới nước, đại dương trong một thời gian dài, ví dụ tàu ngầm.

Như vậy, mức độ chống thấm nước của xe điện là ở mức 7, thuộc mức cao nhất đối với các thiết bị ở trên cạn, chiếu theo chuẩn IP67. Ví dụ chiếc Nissan Leaf đạt chuẩn IP67 đồng nghĩa với việc có thể ngâm bất kỳ bộ phận nào của xe ở độ sâu 1 m trong vòng 30 phút.

Điều này có nghĩa là pin và động cơ điện được chế tạo để chịu được mức độ thời gian và độ sâu này. Nói cách khác, xếp hạng cao hơn bất cứ điều gì bạn gặp phải khi cắm xe điện vào trạm sạc dưới trời mưa.
------------------------
Tìm việc ô tô - Tìm AutoJobs
Xem thêm…
Văn Toàn
Lương của kỹ sư ô tô bao nhiêu là đủ?
luong-cua-ky-su-o-to-bao-nhieu.jpg
Do thị trường ô tô Việt Nam đang ngày một phát triển, được nhiều chính sách mới khuyến khích và hỗ trợ, nhu cầu tuyển dụng nhân lực được đào tạo bài bản và có trình độ cao trong lĩnh vực này cũng ngày một nóng lên. Vì vậy, mức lương của các kỹ sư ô tô hiện nay cũng chạm tới con số không hề nhỏ. Tuy nhiên cũng có không ít những vị trí có mức lương rất thấp. Vậy theo các bác, nguyên nhân của sự chênh lệch đó là gì? Và thu nhập của một kỹ sư ô tô bao nhiêu là đủ?
Mời các bác để lại ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé! chúc các bác tuần mới sức khỏe!
Xem thêm…
T
Vào nghề gì ban đầu cũng có cái giá của nó quan trọng là mình kiên trì chịu khó học hỏi mới thì phải vất vả sau mới an nhàn được.
Anh Nguyễn
kỹ sư là bằng đại học rồi các bác nhỉ..?
không biết các bằng cao đẳng nghề, chung cấp nghề, sơ cấp nghề thì lương bao nhiêu cho đủ ạ.
Mason
Quan trọng là làm được những gì chứ hỏi chung chung có mà ngậm tăm xỉa răng. Về ô tô có R&D, bảo trì sửa chữa. So 2 ông này cũng chênh nhau rồi. 1 lớp ra trường thì chắc gì kiến thức mỗi Sinh viên là như nhau mà đòi lương như nhau. Đại học ra trường thất nghiệp dài cổ xin làm công nhân thiếu gì. Lương cao hay không thì phải có đánh giá qua quá trình làm việc lâu dài. Muốn có lương cao bạn phải làm được nhiều việc mà người bình thường không làm được. Mới ra trường thì lương đủ sống là vui rồi.
Trung Tran
Nghề sửa chữa ô tô – Làm vì đam mê?

nghe-sua-chua-oto-lam-vi-dam-me.jpg


“Làm vì đam mê” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều anh em trong ngành ô tô nói chung và anh em theo nghề sửa chữa ô tô nói riêng. Câu nói mang tính tích cực khi nó thể hiện sự yêu thích và vui vẻ khi được làm nghề mặc dù công việc này có thể không mang lại cho các bạn cuộc sống sung túc. Nhưng thoáng đâu đó, tôi vẫn nhận thấy sự chua xót của “Làm vì đam mê”.

Chúng ta không tự nhiên giỏi việc, phải đánh đổi bằng thời gian, tiền bạc, cơ hội và sức khỏe,…đơn giản chỉ vì YÊU NGHỀ. Những kinh nghiệm tích lũy được là “tài sản” sau những năm tháng miệt mài học tập và làm việc. Chính vì lẽ đó, chúng ta phải bán sức lao động của mình đúng giá, và dù cho “làm vì đam mê” nhưng ngoài niềm vui, sự yêu thích công việc thì suy cho cùng, chúng ta đang làm việc để phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Cho nên, đừng ngần ngại khi nói rằng “Tôi làm vì tiền”.

Tôi xin trích dẫn 1 câu chuyện:
“Con tàu B bổng nhiên ngừng hoạt động, giám đốc tìm tất cả các kỹ sư giỏi ở công ty kiểm tra, nhưng suốt 2 tuần liền vẫn không ai giúp nó hoạt động trở lại được. Giám đốc đành mời chuyên gia bên ngoài về sửa chữa với mức giá 200.000 đô. Vị kỹ sư sau khi xem xét tầm 20 phút sau đó lấy cây búa gõ vào con ốc thì con tàu lập tức hoạt động lại. Kỹ sư của công ty không phục liền hỏi: “Chỉ gõ gõ vài cái mà lấy tận 200.000 đô sao?”. Ông ta khẳng khái trả lời: “Gõ mấy cái giá 5 đô, nhưng biết gõ ở đâu và gõ như thế nào đáng giá 199.995 đô.”​

Dần dần tôi không còn hứng thú với việc lướt trên một số hội nhóm kỹ thuật ô tô, thay vì trước đây tôi có thể chia sẻ và “lượm lặt” chút kiến thức gì đó, thì giờ đây đa số chỉ thấy các bạn than vãn quá nhiều, từ chủ cả, công việc cho tới lương bổng. Quan điểm của tôi rất đơn giản, nếu không cảm thấy hạnh phúc, hãy tìm nơi khác hạnh phúc hơn. Nếu không được nữa, bỏ nghề và đừng quay lại gieo rắc thêm sự tiêu cực, xem như bạn chưa từng biết đến ngành nghề này. Tôi có biết kha khá người trong ngành ô tô có mức lương đủ để họ lo trọn vẹn cho gia đình, chưa bao giờ tôi thấy họ xuất hiện trên Facebook nói ô tô bạc bẽo, vì họ đang có rất nhiều cơ hội với ngành nghề này. Qua câu chuyện trích dẫn ở trên, tôi tự trả lời bản thân câu hỏi “Vì sao lại làm vì đam mê” – Đơn giản là tôi chưa biết gõ như thế nào để lấy “200.000 đô”.​
Xem thêm…
T
Thích nhất câu cuối, cảm ơn chia sẻ của Bác
Nguyễn Xuân Giang

6 bước lập kế hoạch trước khi khởi nghiệp gara ô tô​

Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp một gara ô tô, để tránh những rắc rối và lúng túng trong quá trình triển khai, anh em chúng ta cần chuẩn bị trước một bản kế hoạch. Việc làm kế hoạch không phải là điểm mạnh của số đông anh em thợ khi đi ra khởi nghiệp, nhưng có một bản kế hoạch trong tay, chúng ta sẽ giảm rủi ro đi rất nhiều.
6 bước dưới đây, là 6 bước cơ bản mà nhiều gara đã áp dụng trước khi mở xưởng hoặc cải tổ lại hoạt động của gara. Với mỗi mô hình Gara khác nhau, mức độ mới cũ khác nhau anh em tự tuỳ biến. Những thứ này của em chỉ là kinh nghiệm và cóp nhặt không phải là chuẩn mực nên cái nào phù hợp thì các bác dùng, không phù hợp các bác bỏ quá cho ạ !

khoi-nghiep-gara-o-to.jpg

Trước khi dựng gara cần có một bản kế hoạch từ trước

1. Mục đích của gara ô tô mình là gì?

Cái này các bác viết rõ ra. Ví dụ: Mục đích để sửa chữa, để bảo dưỡng nhanh, để chăm sóc xe, để làm đẹp xe …
Mục đích của chúng ta không rõ ràng, chung chung mỗi thứ một ít thì chúng ta sẽ khó để sâu sắc trong dịch vụ và không định vị rõ trong tâm trí khách hàng là gara này làm gì, mạnh về gì nhất.


2. Mục tiêu của gara trong 1 năm gần nhất là gì?

Mục tiêu phải cho thấy rõ các con số, có khả năng thực hiện được và không chung chung. Ví dụ : Mỗi năm sẽ đặt mục tiêu là 200 xe, mang lại doanh số trung bình là 400 triệu chẳng hạn. Các con số này phải căn theo khả năng thực tế và mong muốn chinh phục để đạt được, chứ không nên đặt mục tiêu quá cao vượt quá khả năng của mình.


3. Chiến lược ngắn hạn cụ thể là gì?

(Là các cách làm cụ thể để chinh phục các mục tiêu bên trên)

Trong chiến lược kinh doanh có rất nhiều các công cụ phân tích chiến lược loằng ngoằng rắc rối như ma trận BCG, 3C, ANSOFF, PLC… ( anh em Google mà tìm). nhưng ở khuôn khổ anh em kỹ thuật thuần em xin được lấy cái ví dụ cụ thể như này để anh em dễ hình dung
Ví dụ : Để có được 200 xe một năm thì mỗi tháng phải đặt tiêu chí 20 xe (Có tháng ít, tháng nhiều nhưng chung quy tính trung bình) . Và để đạt được 20 xe mỗi tháng ta phải :

Bước 1. Giữ khách hàng cũ (Mỗi garage đều có khách hàng cũ để giữ được khách hàng cũ ta cần kịch bản chăm sóc khách hàng cũ bài bản và có các chương trình khuyến mại cụ thể. Lượng khách hàng cũ chính là nền tảng và cơ sở để mình bắt đầu một chiến lược mới)

Bước 2: Phân tích lại toàn bộ các sản phẩm dịch vụ cụ thể
- Garage đang kinh doanh kèm theo những sản phẩm gì? Doanh số ra sao? Lợi nhuận như thế nào? Chiếm tỉ trọng bao nhiêu % mục tiêu tài chính bên trên?
- Garage đang có thể mạnh về dịch vụ nào? Dịch vụ nào thường xuyên và mang lại nhiều doanh thu? nhiều lợi nhuận nhất? Chiếm tỉ trọng bao nhiêu %?
Từ sản phẩm và dịch vụ đã phân tích này chúng ta cần lên 1 Target cụ thể để biết rõ mỗi tháng ta cần bán bao nhiêu sản phẩm? Bao nhiêu dịch vụ ? Thu về bao nhiêu tiền để tiến về mục tiêu cụ thể bên trên.

Bước 3: Tìm kiếm khách hàng mới (Gia tăng khách hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Anh em garage hiện tại thường chú trọng kỹ thuật ít tập trung vào việc này dẫn đến khách hàng mới mỗi ngày một hiếm). Để tìm khách hàng mới ta cần:
- Tìm kiếm khách hàng thông qua việc quảng cáo marketing (Online, hoặc Offline)
- Tìm kiếm khách hàng thông qua các chương trình khuyến mại
- Tìm kiếm khách hàng thông các hội lái xe, hội doanh nhân, hội otofun… bằng cách tham gia cùng họ (Hội này mới là hội khách hàng của mình)

Bước 4: Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp (Đội ngũ này đủ để đáp ứng số lượng khách hàng và số lượng đầu việc cho mục tiêu bên trên)
Rất nhiều anh em có nhiều lúc xe đông vào lại không có thợ, mà khi tuyển thợ vào rồi lại không có xe. Nên cứ loanh quanh bài toán con gà và quả trứng. Nhiệm vụ của một ông chủ garage không phải là một người thợ giỏi mà là người có khả năng tìm kiếm khách hàng và quản lý đội ngũ. Nếu không làm được 2 điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành. Ở yếu tô đội ngũ cần cụ thể như sau:
- Nhân sự cần có tính cam kết, gắn kết và dù vài người vẫn nên chia cụ thể để tròn vai, tròn việc, tròn chức năng
- Sơ đồ chức năng : là sơ đồ thể hiện cấu trúc (về chức năng công việc) trong garage, sơ đồ thể hiện đầy đủ mọi chức năng của garage cũng như thứ tự ưu tiên và sự phối hợp, liên kết giữa các vị trí trong dự garage
- Sơ đồ tổ chức nhân sự ứng sơ đồ chức năng trên : thể hiện rõ vị trí mọi nhân sự trong garage, thể hiện chức vụ và cấp bậc nhân sự trong garage
- Đào tạo & giúp mỗi nhân sự hiểu rõ vị trí của mình trong sơ đồ trên

Bước 5: Xây dựng một số quy trình tiếp nhận cơ bản một cách cụ thể, đào tạo thật kỹ càng các quy trình này
- Quy trình tiếp nhận xe
- Quy trình bàn giao xe
- Quy trình sửa chữa / Bảo dưỡng
- …
Lưu ý : Mỗi quy trình nên có 5 công đoạn. : Tiếp nhận / Xử lý, điều phối/ Sửa chữa, sản xuất/ bàn giao/ lưu trữ cải tiến

Bước 6: Công thức vận hành (Để đạt đươc mục tiêu cần công thức vận hành thật mượt mà)
- Để xây dựng được công thức vận hành cần bám vào thực tế, bám vào đích và bám vào mục tiêu
- Ai /Việc gì/ ở đâu/ như thế nào/bao lâu/quy trình dịch vụ gì? chỉ sô KPI, Okr ….
- Công thức phối hợp và giao tiếp giữa các vị trí, các bộ phận


4. Chuẩn bị một số nguồn lực phù hợp với thực tế hiện tại

- Nguồn lực về nhà xưởng (Cần có để đáp ứng với số lượng xe và đầu việc ứng với mục tiêu bên trên) Có nhiều trường hợp lập ra kế hoạch lớn nhưng quy mô nhà xưởng không đáp ứng được để hoàn thiện mục tiêu cũng bỏ đi
- Nguồn lực về nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện, phụ trợ : Để đảm bảo doanh số như trong mục tiêu thì chúng ta cần phải tồn kho những món gì? của nhà cung cấp nào? Công nợ ra sao?
- Nguồn lực về tài chính : Riêng chỗ này cần bám vào thực tế sản phẩm và dịch vụ của chúng ta , lên Target cụ thể và từ đó tìm ra các thông số : Chi phí đầu tư? Chi phí cố định ? Công thức khấu hao? Chi phí vận hành hàng tháng? Điểm hoà vốn? Và mức doanh thu kì vọng? Bản đồ thu chi? Cẩm nang tài chính, Xuất nhập tồn …
- Nguồn lực về trang thiết bị …


5. Lập kế hoạch hành động cụ thể

Kế hoạch cụ thể đơn giản chỉ là 1 cái bảng excel gồm chia thành các cột và các dòng thể hiện rõ: Mã công việc/ Tên công việc / Chi tiết công việc/Người phối hợp thực hiện/ Thời gian bắt đầu/thời gian hoàn thành dự kiến/ vài thông số khác.
Làm sao cho bảng kế hoạch này chính là từng mảnh ghép cụ thể để hoàn thiện bức tranh chiến lược bên trên


6. Vận hành và kiểm soát rủi ro

- Hướng theo mục đích, Bám lấy mục tiêu, lựa chọn chiến lược phù hợp và làm theo kế hoạch cụ thể đã đề ra.
- Kiểm soát tiến độ công việc, kiếm soát tài chính, kiểm soát hiệu quả nguồn lực và kiểm soát được quy trình dịch vụ của mình.
- Đếm ngược các chỉ tiêu (Ví dụ mỗi tháng 20 xe thì mỗi ngày xe vào cứ đếm ngược trừ ra để lấy động lực)
Chúc anh em thành công với sự lựa chọn của mình ạ
2764.png


Nguồn: Nguyễn Thanh Đàm

Đề xuất xem thêm:
Làm thế nào để xây dựng và vận hành gara ô tô? Phần 1: Chuẩn bị tâm thế trước khi ra trận
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

Tìm hiểu về hệ thống làm mát động cơ đốt trong​

Hệ thống làm mát động cơ của xe không chỉ đóng vai trò giữ cho động cơ mát mà còn giữ nhiệt độ đủ ấm để đảm bảo hoạt động hiệu quả và sạch sẽ. Các thành phần của hệ thống bao gồm bộ tản nhiệt để tản nhiệt, quạt hoặc các quạt để đảm bảo luồng không khí đủ để làm mát bộ tản nhiệt, van điều nhiệt mở khi đạt đến nhiệt độ hoạt động mong muốn và máy bơm nước (hoặc máy bơm chất làm mát) để luân chuyển chất làm mát qua động cơ, ống mềm và các thành phần khác.

he thong lam mat dong co dot trong.jpg


Hầu hết các phương tiện hiện nay sử dụng một bình giãn nở cho phép chất làm mát nở ra và thoát ra khỏi mạch làm mát khi nóng và quay trở lại khi xe tắt và động cơ nguội.
Hệ thống làm mát cũng kết hợp các yếu tố của hệ thống thông gió của cabin, vì nhiệt động cơ được sử dụng để làm ấm nội thất của xe.
Trong khi chạy, một động cơ liên tục tạo ra nhiệt và chuyển hóa nó thành cơ năng. Nhiệt lượng này sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu trong động cơ. Nhưng như chúng ta đều biết, không có động cơ đốt trong nào trên thế giới hoạt động hiệu quả 100%. Luôn luôn có một số lượng nhiệt năng bị lãng phí. Nếu chúng ta không truyền nhiệt năng này vào khí quyển, nhiệt năng này sẽ làm động cơ quá nóng. Quá nhiệt này sẽ dẫn đến động cơ bị động cơ. Trong động cơ bị động cơ, do nhiệt dư, pít-tông bị nóng chảy bên trong xi-lanh. Để tránh được sự cố quá nhiệt này, một chiếc xe hơi được cung cấp một hệ thống làm mát động cơ.

Hệ thống làm mát động cơ là một hệ thống được tích hợp với động cơ. Nó mang nhiệt lượng dư thừa ra khỏi động cơ với sự trợ giúp của nước làm mát.
Hoặc có thể nói có hai loại hệ thống làm mát:
1. Hệ thống làm mát bằng chất lỏng hoặc gián tiếp
2. Hệ thống làm mát bằng không khí hoặc trực tiếp


1. Hệ thống làm mát bằng nước​

Trong hệ thống làm mát bằng chất lỏng, động cơ được bao bọc bởi các áo nước. Với sự trợ giúp của máy bơm, nước này sẽ được lưu thông trong áo nước này.
Nước chảy trong những chiếc áo khoác này sẽ lấy nhiệt từ động cơ ra ngoài. Nước nóng này sau đó chảy qua bộ tản nhiệt, nơi nó được làm mát từ nhiệt lạnh thổi qua quạt.
Trong hệ thống này, nước lấy nhiệt từ động cơ và nước đó được làm mát bằng không khí và sau đó lại được lưu thông đến động cơ.
Đây là quá trình làm mát gián tiếp, trong đó thứ làm mát thực tế là không khí không làm mát trực tiếp hệ thống. Không khí làm mát nước và nước làm mát động cơ.
Hệ thống làm mát bằng chất lỏng hoặc gián tiếp chủ yếu được sử dụng trong các động cơ lớn, như của ô tô và xe tải.

he-thong-lam-mat-bang-nuoc.jpg

ƯU ĐIỂM

- Thiết kế nhỏ gọn của động cơ
- Nó cung cấp khả năng làm mát đồng đều cho động cơ
- Động cơ có thể được lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào của xe. Không nhất thiết phải lắp động cơ ở phía trước.
- Nó có thể được sử dụng trong cả động cơ nhỏ và lớn

HẠN CHẾ​

1. Ở đây áo nước trở thành một bộ phận phụ của động cơ.
2. Sự tuần hoàn của nước làm tiêu tốn điện năng, do đó làm giảm hiệu suất của động cơ.
3. Trong trường hợp hệ thống làm mát bị hỏng, động cơ có thể bị hư hỏng nghiêm trọng.
4. Chi phí của hệ thống cao đáng kể.
5. Nó yêu cầu bảo trì định kỳ, và do đó gây thêm gánh nặng chi phí bảo trì.

2. Hệ thống làm mát bằng không khí​

Trong hệ thống làm mát trực tiếp, động cơ được làm mát trực tiếp với sự trợ giúp của không khí chạy qua nó. Đó là cùng một hệ thống làm mát được sử dụng để làm mát động cơ .
Như chúng ta thấy ở đây, không khí tiếp xúc trực tiếp với động cơ, do đó nó còn được gọi là hệ thống làm mát trực tiếp.
Hệ thống làm mát bằng không khí được sử dụng cho các động cơ nhỏ, như xe máy và máy cắt.

he-thong-lam-mat-bang-khong-khi.jpg

ƯU ĐIỂM​

- Thiết kế của động cơ trở nên đơn giản hơn.
- Sửa chữa dễ dàng trong trường hợp hư hỏng.
- Sự vắng mặt của hệ thống làm mát cồng kềnh làm cho việc bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng.
- Không có nguy cơ rò rỉ chất làm mát.
- Động cơ không phải chịu sự cố đóng băng.
- Trọng lượng của hệ thống nhỏ hơn.
- Đây là một thiết bị khép kín, vì nó không yêu cầu bộ tản nhiệt, đầu cắm, thùng chứa, v.v.
- Việc lắp đặt hệ thống làm mát bằng không khí rất dễ dàng.

HẠN CHẾ​

- Nó chỉ được áp dụng cho các động cơ cỡ vừa và nhỏ.
- Nó chỉ có thể được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ môi trường thấp hơn.
- Làm mát không đồng đều.
- Nhiệt độ làm việc cao hơn so với động cơ làm mát bằng nước.
- tạo ra nhiều tiếng ồn .
- tiêu hao nhiên liệu
- Hạ tỷ số nén tối đa cho phép.
- Quạt, nếu được sử dụng tiêu thụ KHOẢNG 7 % CƠ NĂNG do động cơ tạo ra.

Xem thêm: Các bài chia sẻ khác cùng chuyên mục
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường
Ngành ô tô lúc đi học và đi làm khác nhau như thế nào?
sinh vien o to luc di học va di lam.jpg
Xem thêm…
Mason
Đi học thì dính mực - đi làm thì dính dầu. Đi học thì rớt môn - đi làm thì rớt mồ hôi =)))
Phan Mạnh Cường

Làm thế nào để xây dựng và vận hành gara ô tô?

Phần 1: Chuẩn bị tâm thế trước khi ra trận

Ước mơ mở một công ty, một doanh nghiệp, một trạm dịch vụ hay gọi nôm na là gara sửa chữa ô tô là một một ước mơ chính đáng của hầu hết những người anh em học và tham gia trong ngành ô tô. Tuy nhiên để chuyển đổi từ một người thợ hay một người làm thuê sang một người làm chủ thì chắc chắn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự chuẩn bị quan trọng nhất đó chính là "tâm thế" trước khi quyết định dấn thân vào con đường khởi nghiệp lĩnh vực này!

khoi nghiep gara o to.jpg


Có 2 nhóm đối tượng thường tham gia khởi nghiệp chính trong lĩnh vực garage/trạm dịch vụ ô tô đó là:
- Đối tượng 1:
Học xong ra trường, đi làm thuê một thời gian ,có tay nghề quan sát học hỏi được ở ông chủ mình, tích luỹ được một số nguồn lực nào đó như quan hệ với nhà cung cấp, có khách hàng quen, có một số anh em có thể sẵn sàng đi theo mình, nhà có sẵn miếng đất dư … Làm một thời gian đến ngày đến giờ chúng ta thấy chín muồi và quyết định sẽ mở một garage cho bằng bạn bằng bè :))
- Đối tượng 2: Đó là những người đầu tư kinh doanh ở nhiều mảng, hoặc đang tham gia trong lĩnh vực thương mại, hoặc có sẵn đội xe, có sẵn một số mối quan hệ liên quan đến xe cộ, hoặc có những nguồn lực sẵn có như khách hàng, mặt bằng... Thấy ngành này "ngon ăn" có khẳ năng sinh lời hợp lý quyết định mở garage kiếm tiền.

Với 2 nhóm này chúng ta thường thấy
- Ở đối tượng thứ nhất,
thường chúng ta có năng lực lõi là điểm mạnh, nhưng điểm yếu đó chúng là chúng ta yếu trong việc quản trị điều hành, chúng ta thường “làm chủ theo cách của một người làm thợ” nếu làm ở quy mô nhỏ thì thường ít xảy ra vấn đề vì chúng ta vẫn có thể lấy "công làm lãi" nhưng nếu mở rộng quy mô, đầu tư lớn thì lại gặp nhiều rủi ro, và cuối cùng chúng ta hoặc là thu nhỏ mô hình hoặc là giải tán
- Ở đối tượng thứ 2, "nhà có điều kiện" có nguồn lực mạnh, nhưng lại thiếu đi sự am hiểu về đặc thù của ngành, khi mở ra lại gặp vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ, vướng mắc về thợ thuyền...và cuối cùng hoặc là chịu đau để học tiếp các bài học để bứt phá, hoặc là giải tán...

Ở bất cứ đối tượng nào khi tham gia vào lĩnh vực dịch vụ ô tô cái cần chuẩn bị đầu tiên đó chính là Tâm thế!
Tâm thế thực sự của một người làm chủ, của một người chịu trách nhiệm, trước là với pháp luật và xã hội sau là với cộng sự nhân viên và cuối cùng là mình và gia đình mình. Mình mở ra mình thắng thì không có chuyện gì để bàn, nhưng khi mình thua thì chắc chắn sự nghi ngờ về xã hội, nghi ngờ về bản thân, niềm tin của nhân viên, niềm tin của gia đình có thể gây nên tâm lý bất ổn cho mình … Tất nhiên mỗi thứ đều có giá trị riêng của nó, kể cả sự thất bại
* Tâm thế đầu tiên cần chuẩn bị đó là tư duy của mình “Mở garage là đầu tư kiếm tiền để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình, kế đến là các cộng sự và to lớn hơn là cộng đồng và xã hội” Nếu việc đầu tư này không kiếm được tiền có nghĩa là sai về tư duy! “làm vì đam mê” làm vì “yêu khoa học” là tốt nhưng không thể chuyển hoa đam mê thành thu nhập thì không thể đi lâu dài được

* Tâm thế thứ thứ hai: Tinh thần khởi nghiệp
Tinh thần khởi nghiệp là một loại tinh thần quan trọng mà chúng ta cần phải có! Chúng ta thiếu nguồn lực nhưng mục tiêu luôn phải đạt, chúng ta gặp rất nhiều chuyện nhưng vẫn phải tự mình giải quyết, chúng ta sống trong tâm thế luôn sẵn sàng làm tất cả mọi việc có thể làm được để công ty của mình sinh tồn và thiếu đi ý chí và tinh thần này chắc chắn sẽ khó mà vượt qua.
* Tâm thế thứ ba: Hiểu rõ vai trò làm chủ khác làm thuê rất nhiều
Làm thuê:

  • Là chúng ta được ông chủ trả tiền để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc nào đó chúng ta chỉ chịu trách nhiệm với những gì mình được trả tiền (Nếu gặp ông nào mà làm vượt qua điều này thì rất đáng trân trọng tuy nhiên số này không nhiều)
  • Làm thuê có thể làm việc theo giờ đến tháng lãnh lương, làm hết ngày chờ hết tháng
  • Chúng ta làm thuê thì chúng ta chỉ giao tiếp với xe, với công cụ dụng cụ và một số đối tượng liên quan... Nóng có thể đập bàn, ném cà lê, hoặc bỏ việc...
Làm chủ :
  • Là chúng ta phải chịu trách nhiệm cao nhất với mỗi việc xảy ra với garage, với công ty của mình kể cả những việc chúng ta không được trả tiền để làm
  • Chúng ta có thể phải lăn xả làm cả ngày cả đêm để phụng sự mà không có bất cứ sự ghi nhận nào
  • Chúng ta giao tiếp với đa đối tượng và đa cấp bậc, đa chủng loại... Nếu có bị thiệt thòi hay ức chế thì cũng cố mà nuốt cho trôi, chứ không thể bỏ garage hay đập bàn đạp ghế với ai cả...
* Tâm thế thứ tư: Người kết nối
Thuộc nằm lòng câu “sức mình có hạn, và sức người vô hạn:”
Trước đây mình làm gì thì có thể thích thì chơi hoặc không thì bỏ, nhiều lúc tay nghề mình cao thì có thể "một mình tao chấp hết" nhưng khi khởi nghiệp, khi quản lý điều hành rồi thì không thể như vậy! Kết quả cuối cùng là chân lý! và mục tiêu của cả tổ chức là chân lý! Muốn có chân lý thì lo mà đi kết nối nguồn lực, kết nối mọi người để mà hoàn thành mục tiêu, đạt được kết quả.

* Tâm thế thứ năm: Mình là cái nóc của garage mình
Mình là giới hạn của garage mình, nếu muốn phá giới hạn này thì phải học hỏi liên tục, và cái học hỏi quan trọng nhất đó chính làm thế nào để mà nâng cao năng lực của mình, nâng cao năng lực đội ngũ, tạo động lực, gia tăng năng suất, tăng trưởng hiệu quả, đầu tư sinh lãi. Khi là một ngừoi thợ có thể chỉ cần học chuyên môn nhưng với một người chủ thì học cách để quản trị 2 loài con đó là con người và con số

* Tâm thế cuối cùng Mở rộng tai và mắt
Trước chúng ta chỉ nghe được vài loài âm thanh, nay chúng ta cần nghe nhiều loài hơn, cả tiếng ai oán của nhân viên, tiếng phàn nàn của đối tác và tiếng chửi của khách hàng ... Biểu hiện của sự trưởng thành đó là tai nghe được nhiều loài âm thanh mà tâm vẫn bất biến giữa dòng đời vạn tiếng :))
Mắt nữa, trước chúng ta nhìn đến hết tháng lấy lương, thì nay phải nhìn được 3 tháng, 6 tháng, một năm, hai năm... trước chúng ta chỉ nhìn thấy công việc thì này phải nhìn cả hệ thống ….trước nhìn thấy bề nổi thì nay phải nhìn ra cả bề chìm.

Tác giả: Nguyễn Thanh Đàm

Xem tiếp:
6 bước lập kế hoạch trước khi khởi nghiệp gara ô tô
Xem thêm…
Anh Nguyễn
Bây giờ mới bắt đầu mở thì có muộn k nhỉ?
T
Chờ thợ xin nghỉ mới đề nghị tăng lương. Các Bác đã gặp trường hợp này?

cho-tho-xin-nghi-moi-de-nghi-tang-luong-autojobs.png
Xem thêm…
Super cars
Như vậy thì bạn đã chứng tỏ được sự quan trọng của mình.
Thành Phạm
Gặp khá nhiều và đây là sai lầm đáng tiếc mà các chủ garage hay mắc phải.
T
Vì sao lương thợ điện cao hơn lương thợ máy?

Trong quá trình đăng tuyển cho các đơn vị, có nhiều anh em tranh luận về vấn đề này. Một bên cho rằng dù điện hay máy gầm cũng bỏ ra rất nhiều công sức, chất xám và có những khó khăn riêng, vậy tại sao lại có sự phân biệt này?

Mời các Bác cho ý kiến
vi-sao-luong-tho-dien-cao-hon-tho-may-autojobs.png
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường
Thợ máy làm nhiều thành quen, chủ yếu là quen tay, ít đổi mới. Còn thợ điện người ta phải đầu tư học hỏi nhiều, nhiều anh em còn phải tự bỏ tiền túi ra mua máy móc về tự học, tự mày mò, nó cần nhiều chất xám hơn nên lương cao là đúng thôi.
Super cars
Nó nằm ở tư duy và sự độc quyền
Thành Phạm
Để trở thành 1 thợ điện giỏi khó hơn trở thành 1 thợ máy giỏi.
Mason
Cơ hội việc làm nào dành cho sinh viên/kỹ sư ô tô khi “cơn bão” xe điện cập bến?
electric-cars.jpg
Trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật ô tô nổi lên là một trong những ngành học “hot” nhất ở mảng kỹ thuật – cơ khí. Cùng với đó là sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng như trên thế giới. Tỉ lệ người sở hữu và có nhu cầu sở hữu ô tô tại Việt Nam cũng tăng rất nhanh, yêu cầu đặt ra là các công ty ô tô phải có một hệ thống sản xuất, lắp ráp và một mạng lưới dịch vụ rộng khắp. Điều này đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn để vận hành, phát triển. Vậy nên đây làm miếng bánh “béo bở” mà bất kì sinh viên nào cũng thèm muốn.
Thời gian gần đây, khi các công ty ô tô trên thế giới đang chạy đua trong lĩnh vực sản xuất xe điện, khiến cho thị trường ô tô trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Cùng với đó, việc tiêu chuẩn khí thải tại các khu vực ngày một khắt khe càng thúc đẩy quá trình “điện khí hóa” của các hãng xe diễn ra mạnh mẽ hơn. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội việc làm của anh em kỹ sư chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Điện hóa một chiếc ô tô sẽ thay đổi những gì?

Một chiếc xe điện sẽ không còn khối động cơ đồ sộ cùng với đó là những cơ cấu, hệ thống phức tạp nữa. Thay vào đó là động cơ điện, cái mà không cần đến cơ cấu phân phối khí hay hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu,… Vì thế xe điện sẽ “sạch” hơn rất nhiều so với xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống.
Hệ dẫn động của xe điện phổ biến nhất đã loại bỏ tới 20 bộ phận chuyển động so với xe động cơ đốt trong. Do đó việc bảo dưỡng sẽ ít hơn.

Vậy việc điện khí hóa ô tô ảnh hưởng như thế nào đến công việc hiện tại và cơ hội việc làm của những kỹ sư ô tô trong tương lai?

Có lẽ có rất nhiều bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay anh em kỹ thuật viên đã từng băn khoăn rằng mình sẽ làm gì với 1 chiếc xe điện. Thực chất những cơ hội việc làm truyền thống trong lĩnh vực ô tô sẽ không thay đổi, vẫn sẽ cần những kỹ sư, những kỹ thuật viên, sales hay cố vấn dịch vụ,… Tuy nhiên cách tiếp cận và khối lượng công việc sẽ có sự khác biệt đáng kể so với xe chạy xăng, dầu truyền thống. Đặc biệt là công việc sửa chữa và bảo dưỡng, một chiếc xe điện sẽ ít chi tiết và hệ thống cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn và càng ngày thì chất lượng hoàn thiện xe điện càng cao, thậm chí có thể chạy khi ngập hoàn toàn trong nước.
Xe điện sẽ giúp công việc của anh em sửa chữa trở nên nhẹ nhàng và “sạch sẽ” hơn đáng kể. Tuy nhiên, “hiện đại thì hại điện”, càng hiện đại thì khi hỏng hóc càng khó xử lý.
Một chiếc xe điện sẽ “thông minh” hơn xe ô tô truyền thống rất nhiều vì đa số các hãng khi sản xuất xe điện đều hướng tới mục đích “tự hành”. Việc này đòi hỏi các kỹ sư sản xuất cũng như bảo dưỡng phải có chuyên môn rất cao vì mỗi hãng sẽ dùng một công nghệ tự hành khác nhau, sử dụng những loại cảm biến, phần mềm khác nhau,… yêu cầu kỹ thuật viên phải nắm bắt và hiểu tường tận về chúng.
Ngoài những hạng mục bảo dưỡng về các chi tiết cơ khí truyền thống, xe điện đòi hỏi kỹ thuật viên phải hiểu biết về bảo trì, cập nhật phần mềm, các loại cảm biến, pin, động cơ điện, camera,… có thể nói xe điện đem đến không ít thách thức cho đội ngũ kỹ thuật viên nói riêng và lực lượng nhân sự trong ngành ô tô nói chung vì cứ cái gì liên quan đến công nghệ thì sẽ rất khó tiếp cận và “thấu hiểu”.
Việc điện hóa ô tô cũng mang đến những cơ hội việc làm mới, trong đó phải kể đến là lĩnh vực lập trình nhúng trên ô tô. Thực chất đây không phải là một ngành mới, vì nó đã xuất hiện cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, khi “cơn bão” xe điện cập bến thì vai trò của nó mới có thể được phát huy tối đa. Việc vận hành một chiếc xe điện sẽ cần rất nhiều đến lập trình, cấp độ tự hành càng cao thì yêu cầu về lập trình càng nhiều. Đây có thể coi là mảnh đất màu mỡ dành cho những sinh viên ô tô hay anh em kỹ sư đã quá chán với công việc “dầu nhớt” và muốn trở thành “ông anh sinh năm 96” tháng kiếm vài nghìn đô. Dĩ nhiên sự cạnh tranh ở lĩnh vực này cũng không hề nhỏ vì nó liên quan khá nhiều đến công nghệ thông tin, ngoài những kỹ sư ô tô khác bạn sẽ phải cạnh tranh với cả những kỹ sư công nghệ thông tin vốn đã rất hiểu về lập trình. Ngoài ra còn có một số công việc liên quan đến bảo trì, cập nhật phần mềm hoặc kinh doanh trạm sạc.
Có thể thấy “cơn bão” xe điện sẽ mang đến rất nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội cho anh em kỹ sư ô tô. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội, để bản thân không bị “cơn bão” đó cuốn đi.

Trên đây là những chia sẻ hoàn toàn mang tính cá nhân của bản thân mình, từ những kiến thức và những thông tin mà mình tìm hiểu được. Nếu có gì thiếu sót mong anh em góp ý để chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn về vấn đề này nhé.

Chúc anh em thật nhiều sức khỏe!​
Xem thêm…
Văn Toàn
Sửa chữa xe điện có vẻ khó các bác nhỉ
T
Nhiều cơ hội cũng nhiều thách thức
Thành Phạm
Cảm ơn chia sẻ của bác
Phan Mạnh Cường
Những nguyên nhân khiến tốc độ không tải động cơ không ổn định

Tốc độ không tải của động cơ không ổn định, khiến cho máy rung giật, vòng quay không đều. Khi xảy ra hiện tượng này, chúng ta phải kiểm tra lại theo mạch logic sau đây:

Máy nổ không đều thì chúng ta phải kiểm tra lại lần lượt từ: hệ thống phun xăng; hệ thống đánh lửa; áp suất nén các máy; các cảm biến gửi tín hiệu liên quan đến phun xăng, đánh lửa; các van điều khiển không tải......

Sơ đồ xương cá dưới đây sẽ tổng hợp tất cả những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tốc độ không tải không đều, các bạn tham khảo và khi sửa chữa hãy tra theo các vấn đề được liệt kê dưới đây nhé.


nguyên nhân tốc độ không tải của động cơ không ổn định.jpg


Nguồn ảnh: oto-hui.com​
Xem thêm…
Super cars
chuẩn luôn bác
T
Chạy không tải quá lâu cũng gây nhiều tác hại
Phan Mạnh Cường

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3​

Xe điện dần phổ biến trên thế giới và dần du nhập về Việt Nam. Hiện các dòng xe điện do Tesla sản xuất đã được nhập về Việt Nam và lưu hành thử nghiệm. Tesla sản xuất 03 mẫu chính: Tesla S, Tesla X và Tesla 3. Các mẫu này có một số kết cấu dùng chung cho cả 03 dòng xe trên, có thể kể đến là hệ thống truyền động điện trên xe. Cùng khám phá kết cấu hệ thống chống trộm điện mẫu Tesla S nhé!

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3...png


Chìa khóa điện tử (khóa fob)

Các nút trên chìa khóa truyền tín hiệu mã hóa đến xe. Chìa khóa Model S có phạm vi hoạt động riêng. Phạm vi này thay đổi tùy theo tình trạng của pin và các yếu tố khác.

Phím có 3 nút:
• Nhấn nhanh vùng thân của chìa khóa hai lần để mở cốp sau của xe.
• Nhấn vùng thân của chìa khóa một lần để dừng cửa nâng.
• Nhấn nhanh khu vực thân của phím hai lần để đóng một thang máy được cấp điện.
• Nhấn khu vực mái của chìa khóa một lần để khóa tất cả các cửa và thân cây. Đèn cảnh báo nguy hiểm nhấp nháy một lần.
• Nhấn nhanh khu vực mái của chìa khóa hai lần để mở khóa cửa tài xế. Đèn cảnh báo nguy hiểm nhấp nháy hai lần.
• Nhấn khu vực mái của phím và giữ để hạ tất cả các cửa sổ.
• Nhấn nhanh khu vực phía trước của phím hai lần để mở thân trước.
Chú ý: Bảo vệ chìa khóa khỏi va đập, hư hỏng nước và nhiệt độ cao. Tránh tiếp xúc với dung môi, sáp và chất tẩy rửa mài mòn và không để chìa khóa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tay nắm cửa

Tay nắm cửa bên ngoài nằm phẳng với bảng điều khiển cửa khi rút lại. Theo yêu cầu, tay cầm mở rộng ra để cho phép các cửa được mở.

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3.png


Có 2 phương pháp mở rộng tay nắm cửa bên ngoài:
1. Mở khóa xe với chìa khóa fob. Điều này truyền yêu cầu từ BCM đến các mô-đun điều khiển cửa.
2. Nhấn nhẹ tay cầm bên ngoài khi xe được mở khóa hoặc phát hiện chìa khóa được nhận biết (nếu mở khóa thụ động được kích hoạt).

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 ..png

1. Tay cầm bên ngoài, 2. Tay nắm cửa, 3. Cảm biến cửa, 4. Tay nắm cửa, 5. Liên kết điều khiển tay nắm cửa, 6. Công tắc vị trí cửa

Tay nắm cửa bên ngoài

Model S có tay nắm cửa bên ngoài được kích hoạt bằng điện tử. Tay cầm được thiết kế sao cho chuyển động êm dụi bằng cách sử dụng motor điện và liên kết cơ học. Khi đổi chiều xoay, động tác rút lại tay cầm bằng cách sử dụng một lò xo nhẹ. Đèn LED cũng được trăng bị trên tay cầm.

Tay cầm sử dụng hai cảm biến áp suất. Cảm biến đặt trên điểm chạm của tay nắm và được sử dụng để phát hiện một lần nhấn trên tay cầm. Thứ hai là về điểm dừng hiện tại và có hai mục đích: để phát hiện khi tay cầm đã đến vị trí được kích hoạt dừng động cơ, hoặc để phát hiện lực kéo trên tay cầm cho biết yêu cầu mở cửa.

Khi kéo tay cầm bên ngoài làm tăng áp lực lên cảm biến. Khi mức tăng điện áp từ cảm biến vượt qua ngưỡng hiệu chỉnh, yêu cầu mở cửa được nhận ra và gửi đến mô-đun điều khiển cửa. Mô-đun tay nắm cửa sẽ gửi một tín hiệu qua bus LIN đến mô-đun điều khiển cửa và, nếu đáp ứng các yêu cầu cho phép mở cửa, sẽ nhả chốt cửa tương ứng và cho phép mở cửa.
Tay nắm cửa tự động rút lại 60 giây sau khi đóng cửa.

Tay nắm cửa bên trong

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 ...png

Để vận hành tay nắm cửa bên trong, kéo cần gạt.

Hệ thống chống trộm trên xe Model Tesla 3.png

1. Tay nắm cửa sau, 2. Công tắc phát hành
Tay nắm cửa bên trong cửa ra vào có một công tắc đóng khi tay cầm được kéo. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến mô-đun điều khiển cửa để yêu cầu mở cửa. Nếu công tắc bị hỏng hoặc mất điện, cửa có thể được mở bằng cáp nhả thủ công.

Chốt khóa

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 ....png

Chốt cửa trước

Các chốt cửa trước được đặt bên trong mỗi cửa. Chốt chủ yếu là thiết bị điện tử, nhưng một dây cáp được kết nối với chốt từ tay cầm nhả bên trong cửa trước để mở cửa nếu có lỗi điện hoặc hỏng.

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 01.png

1. Chốt cửa sau, 2. Cáp mở

Các chốt cửa phía sau là bên trong các tấm phía sau. Tay nắm cửa bên trong phía sau vận hành công tắc chốt điện tử ở phía sau tay cầm.
Các chốt cửa sau có khóa an toàn cho trẻ em, có thể bật và tắt bằng màn hình cảm ứng.
Trong trường hợp mất điện xe, cửa sau có thể được mở bằng cách sử dụng dây cáp khẩn cấp dưới thảm của ghế sau.

Khóa nắp capo

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 02.png

1. Tấm trước, 2. khóa đầu, 3. khóa thứ cấp

Nắp capo được khóa ở mặt dưới của mui xe và có thể được điều chỉnh.
Cả hai chốt khóa ở capo xe đều được điều khiển điện tử BCM. Khi mui xe được mở từ màn hình cảm ứng hoặc chìa khóa fob, cả hai chốt được nhả ra và lò xo ở chốt phụ đẩy mui xe lên. Các chốt chính cũng có một cáp mở thủ công trong trường hợp mất điện.

Có 3 cách mở cốp trước:
1. Nhấn khu vực thân trước trên phím hai lần. Điều này giải phóng các chốt chính và phụ và cho phép nâng mui xe lên.
2. Chạm vào CONTROLS > FRONT TRUNK trên màn hình cảm ứng.
3. Kéo cần nhả cơ dự phòng bên dưới ngăn tay cửa. Điều này chỉ cần thiết trong khi mất điện.

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 03.png


Hạ nắp xe xuống vị trí đóng và sau đó đẩy nhẹ nắp xe xuống để thực hiện các thao tác khóa.

Cốp sau của xe

Hệ thống chống trộm trên xe Tesla 3 04.png


Cốp xe chỉ có thể được mở khi xe đứng yên.

Có 5 cách mở như sau:
  1. Nhấn khu vực thân cây trên phím hai lần nhanh chóng.
  2. Chạm vào CONTROLS > TRUNK trên màn hình cảm ứng.
  3. Mở khóa Model S, sau đó nhấn công tắc nhả thang máy dưới tay cầm bên ngoài.
  4. Nhấn nút phát hành trên bảng điều khiển thang máy LH. Đối với những chiếc xe có cổng nâng điện, đây là công tắc đóng / mở 2 chiều. Nếu cửa bị khóa hoặc khóa bảo vệ trẻ em được bật, nút nhả bên trong sẽ không mở thang máy.
  5. Kéo cần nhả cơ dự phòng, nằm phía sau nắp dưới đèn thang máy. Điều này chỉ cần thiết trong trường hợp mất điện, hoặc nếu thang máy không thể mở được bằng màn hình cảm ứng hoặc phím.


Cáp tay dự phòng cho cốp sau nằm phía sau nắp trên cốp.

Module điều khiển cửa

1587196609544.png

Module điều khiển cửa

Một mô-đun điều khiển cửa được đặt ở mỗi cửa trước. Mỗi mô-đun điều khiển cửa điều khiển cửa trước và cửa sau cho mặt tương ứng của nó.

Mô-đun cửa lái (DDM) và mô-đun cửa phụ (PDM) giống hệt nhau. Họ tự xác định vị trí của mình trên xe thông qua sự kết hợp của đầu ra từ cổng (GTW). Đầu ra "GTW_rhd" xác định xem xe là LHD (0) hay RHD (1).

Các mô-đun điều khiển hoạt động của chốt cửa, tay nắm cửa bên ngoài, motor cửa sổ và gương bên ngoài, cũng như thao tác khóa / mở cửa. Chúng được kết nối với nhau qua mạng CAN. Các mô-đun điều khiển cửa hoạt động như một cổng CAN / LIN để điều khiển hoạt động của cửa sổ và gương.

Module điều khiển cốp

1587196627055.png

Mô-đun điều khiển cốp
Mô-đun điều khiển nâng – hạ cốp được đặt trong cốp xe trên vòm bánh sau bên phải. Mô-đun điều khiển này lưu trữ các dữ liệu vào bộ nhớ và điều khiển hoạt động của bộ truyền động.
Tín hiệu từ chìa khóa yêu khi cầu mở khóa truyền đến ăng ten. Ăng-ten truyền tín hiệu đến BCM, sau đó mở chốt nâng cốp.

Mô-đun điều khiển thân xe (Body Control Module)

1587196667508.png

1. Mô-đun điều khiển 2. Tấm bìa

BCM kiểm soát chức năng khóa / mở khóa trên Model S. Nó giao tiếp với các mô-đun điều khiển cửa để quản lý hoạt động của cửa. BCM trực tiếp điều khiển chốt khóa.

Anten RKE được kết nối với BCM, xử lý các yêu cầu RKE và thực hiện hành động tương ứng; có trực tiếp điều khiển bộ truyền động hay gửi tín hiệu CAN đến mô-đun điều khiển khác để thực hiện hành động hay không. Các đầu vào khác của BCM bao gồm công tắc nhả cửa và công tắc nhả cửa nâng cốp. BCM phát hiện các thay đổi hiện tại và các tín hiệu đầu vào của công tắc là "mở ra" cho cốp hoặc "mở" hay "đóng" đối với cửa xe.

Chức năng khóa bảo vệ trẻ em

1587196678552.png

Chức năng này được trang bị cho cửa sau và cửa cốp xe. Các khóa bảo vệ ngăn chặn các cửa sau và cốp không được mở bằng tay cầm bên trong.
Sử dụng màn hình cảm ứng để bật hoặc tắt các khóa bảo vệ trẻ em.

Quy trình sao lưu mở cửa

1587196709853.png

Nếu pin khóa bị chết hoặc Model S không mở khóa bằng cách sử dụng khóa theo cách thông thường, nó có thể được mở khóa bằng cách sử dụng quy trình sao lưu.

Quy trình mở khóa:
  1. Đặt chìa khóa trên cần gạt nước kính chắn gió phía hành khách như trong hình minh họa.
  2. Chạm vào tay nắm cửa hành khách phía trước để mở khóa cửa.
  3. Lấy chìa khóa ra khỏi kính chắn gió sau khi cửa được mở khóa.
Khi cửa tài xế được mở, một thông báo trong cụm công cụ sẽ khuyên người dùng đặt chìa khóa vào ngăn đựng cốc điều khiển trung tâm.

Mở khóa tự động

1587196754948.png

Với một khóa được nhận dạng trong phạm vi, các ăng-ten không cần chìa khóa xung quanh xe thừa nhận sự hiện diện của chìa khóa và truyền tín hiệu đến BCM. BCM sau đó truyền tín hiệu đến các mô-đun cửa. Nhấn tay nắm cửa bên ngoài làm cho tay cầm mở rộng để cho phép mở cửa.
Tương tự, nhấn công tắc nằm dưới tay cầm bên ngoài để mở cốp xe.

Khóa khi rời xe
Chọn Park và đóng tất cả các cửa. Hãy chắc chắn rằng chìa khóa được lấy ra khỏi xe khi rời xe. Các cửa và cốp tự động khóa, đèn cảnh báo nhấp nháy một lần.
Kích hoạt hoặc vô hiệu hóa tính năng này bằng màn hình cảm ứng.
Nếu chìa khóa được để lại bên trong xe, cửa và cốp vẫn được mở khóa.

Học lại Fob (chìa khóa)
BCM có thể được học tối đa bốn fob. BCM xác nhận khóa hiện tại và có thể sao lưu lên các khóa khác (tối đa 3 lần). Nếu tất cả các fob khóa đã bị mất, BCM phải được thay thế mới.
Việc học fob chính được thực hiện với Toolbox. Trong menu thả xuống Chế độ xem, chọn UDS Procedures > Learn Key. Hướng dẫn từng bước được hiển thị trong Toolbox.
Xem thêm…
Mason
Hiện tại đã có trạm sạc của Tesla ở VN chưa ạ?
T
Tesla thì không phải bàn
Mạnh Quân

Làm kỹ thuật viên tại garage và hãng có gì khác nhau?

Nhiều anh em bên ngoài gara rất hay chê năng lực anh em trong hãng.
Thật ra sau thời gian dài làm việc tiếp xúc với các anh em thợ trong hãng và ngoài gara. Tôi rút ra được mấy điều mà bản thân tôi trước đó vẫn tưởng:
làm kỹ thuật viên tại garage và hãng có gì khác nhau.jpg


1. Thợ trong hãng không hề kém như anh em nói.
Bảo dưỡng nhanh thì tốc độ. Sửa chữa chung thì có đội hình 3/4/3: 3 master + 4 trung + 3 sơ. Tóm lại có 3 người giỏi, rất giỏi (Không chỉ riêng hãng đó, 4 người tháo lắp tốt và rất tốt và 3 người còn lại chủ yếu bồi dưỡng thêm.

2. Trong hãng không phải lúc nào cũng chỉ biết thay thế.

Vì chính bản thân tôi cũng sửa rất nhiều ở Thaco và Toyota.

3. Về chẩn đoán và kỹ năng
Nếu không phải thợ chính hãng ra ngoài làm thì anh em ở bên ngoài không có cửa với anh em hãng đâu. Thật đấy! Tôi làm bên gara nhưng cũng phải chấp nhận điều này. À, trừ mấy ông bảo dưỡng nhanh nhé. Vì ở hãng bảo dưỡng nhanh vkl. Không so được đâu . Mình tính thợ trung và cao thôi.

4. Lương trong hãng rất ổn và cao
Chế độ làm việc trong hãng cực kỳ hấp dẫn. Đặc biệt là Thaco. Khi bạn biết làm rồi thì lương bạn không hề thấp.

5. Thợ trong hãng được đi học và đào tạo thêm rất nhiều
Chỉ có điều là mất khá nhiều thời gian. Nhưng lên tầm master rồi thì cũng nhàn. Nhưng thứ quan trọng là sự cầu tiến ham tìm tòi học hỏi quyết định bạn là ai.

Nên anh em đừng bảo trong hãng toàn thợ đểu với tay nghề không ra gì đi nhé. Ai cũng có cái hay riêng của mình. Đủ đồ hỗ trợ như hãng và làm mổ xẻ như gara, cái nào cũng có cái hay của nó. Nên đừng so sánh với nhau. Mọi so sánh đều là khập khiễng. Chúng ta không thể bắt khỉ và hổ leo cây rồi so sánh !!!

Bài viết này, tôi thấy khá hay nên chia sẻ lại từ bác Minh Quân trên facebook. ACE nghĩ như nào? Bác nào từng làm cả 2 môi trường rồi cho ý kiến quan điểm của bác sao nhé.
Xem thêm…
Super cars
Làm ở gara xe được đa dạng các dòng xe mình gặp, thường cho các bạn nào đam mê khám phá các dòng xe
Trường Thành
Theo mình sinh viên mới ra trường thì nên chọn thực tập Garage
T
Cảm ơn chia sẻ của anh
Mason
Tại sao phải nhấn mạnh chân ga (vù ga) khi sang số ?
sosan.jpg

Khi lái xe hay cụ thể là học lái xe, các thầy thường yêu cầu khi muốn sang số phải nhấn mạnh chân ga sau đó đạp côn rồi chuyển số. Theo các thầy nói thì "vù ga" như vậy dễ chuyển số hơn. Vậy theo các bác việc "vù ga" lên như vậy có ý nghĩa gì và có thực sự cần thiết khi sang số không?
Hãy để lại ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm…
Văn Toàn
Em cũng khá thắc mắc về vấn đề này
Nguyễn Xuân Giang

Tìm hiểu về công nghệ pin LFP của Gotion High – Tech

Vào tháng 1/2021, Gotion High-Tech (đối tác mà Vinfast vừa ký hợp tác sản xuất pin LFP) đã tiết lộ về công pin mới có tên là LFP mà họ cho biết là nó có thể giảm đáng kể chi phí của xe điện và giảm bớt lo ngại về độ an toàn của pin.

pin lfp vinfast san xuat.jpg


Theo Gotion thì công nghệ pin LFP (lithium-iron phosphate) đạt mật độ năng lượng là 210 Wh/kg trong pin lithium-iron phosphate (LFP), và có sự ổn định cao hơn các loại pin lithium-ion khác. Họ không tiết lộ phạm vi lái xe dự kiến cho các phương tiện được lắp đặt pin LFP mới này. Nhưng một chiếc xe điện (EV) với các ô chứa mật độ năng lượng 190 Wh/kg có thể chạy được hơn 400 km (249 dặm) trong một lần sạc, gần bằng Model 3 do Tesla sản xuất tại Trung Quốc với các ô pin LFP của đối thủ cạnh tranh CATL.

Gotion cũng đang là đối tác với Volkswagen và dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp pin cho xe của Volkswagen tại Trung Quốc từ năm 2023.

Pin LFP bắt đầu trở lại phổ biến từ năm ngoái, nhờ sự cải thiện về hiệu suất, độ ổn định nhiệt cao hơn nhờ điện trở thấp và chi phí thấp hơn. Nhờ những ưu điểm này mà một số hãng xe lớn đã đưa vào pin LFP vào sản xuất xe điện như:
  • Tesla đã bắt đầu bán xe Model 3 của mình với pin LFP từ CATL ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, gần đây đã giảm giá khởi điểm của chiếc sedan sản xuất trong nước xuống 249.900 NDT (36.850 USD) từ giá khởi điểm 328.000 NDT (47.529 USD), do chi phí pin giảm, theo Reuters.
  • Nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc và nhà cung cấp pin lớn, BYD, vào tháng 5 đã tung ra một loại pin LFP được thiết kế mới, được trang bị trên chiếc sedan Han cao cấp của mình. Tuần trước, công ty cho biết họ đã bán được tổng cộng 40.556 chiếc xe điện kể từ khi ra mắt vào tháng 7/2021.
  • NIO được cho là đã làm theo, với những tin đồn lan truyền vào tuần trước về việc công ty tung ra một mẫu xe tiết kiệm với pin LFP của CATL. Giám đốc điều hành William Li xác nhận rằng công ty đã đàm phán với các bên liên quan về khả năng áp dụng pin LFP , nhưng từ chối bất kỳ kế hoạch ra mắt nào trong thời gian ngắn, theo báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc hôm thứ Năm.
Về kỹ thuật pin LFP:
Vật liệu LFP không chứa coban, một thành phần đắt tiền để sản xuất pin EV và ít có khả năng bị quá nhiệt hơn so với pin niken-coban-alumnin (NCA) hoặc niken-mangan-coban (NMC). Tuy nhiên, vật liệu NCA / NMC có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn các tế bào LFP, mang lại cho ô tô một phạm vi hoạt động xa hơn. Chính vì vậy, đây là một điểm yếu của pin LFP.

tim hieu ve pin LFP vinfast.jpg

Ưu điểm và nhược điểm của pin LFP

Các ưu điểm chính của LFP là :​

  • Độ bền cao
  • Vòng đời dài
  • Giá rẻ
  • An toàn hơn trong quá trình sử dụng do tính ổn định điện áp

Những nhược điểm của pin LFP là:

  • Điện áp định mức thấp hơn pin niken-coban-alumnin (NCA), pin niken-mangan-coban (NMC) nên năng lượng thấp hơn.
  • Khả năng lưu trữ năng lượng thấp hơn NCA và NMC.
Xem thêm: Vinfast tiếp cận công nghệ sạc siêu nhanh trong 5 phút
Xem thêm…
Mason
Với xe điện thì PIN vẫn luôn là vấn đề nan giải a nhỉ
Mạnh Quân

Hệ thống kiểm soát độ bám đường DSTC của Volvo

Hệ thống kiểm soát độ bám đường và ổn định động (DSTC) là một tổ hợp an toàn chủ động hỗ trợ người lái mất kiểm soát khi lái xe. ECU điều chỉnh công suất động cơ và lực phanh trên các bánh xe trong quá trình vào cua, và do đó ổn định hành trình.

1.Vậy DSTC là gì?

Công nghệ này không mới, hầu như tất cả các nhà sản xuất xe hơi đều sử dụng nó dưới nhiều tên viết tắt khác nhau. Ví dụ, BMW có DSC, Toyota có VSC, Volvo có DSTC. Nói tóm lại tất cả đều bắt nguồn từ hệ thống cân bằng điện tử ESP , được phát triển bởi Bosch vào năm 1995. ESP kết hợp hệ thống ABS tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát lực kéo ASR. Sau đó, nó được cit tiến hơn kết hợp hoạt động của động cơ, phanh, giảm xóc và hệ thống lái.

dstc của volvo.jpg


DSTC trên Volvo đảm bảo sự ổn định của xe khi di chuyển bằng cách kiểm soát tốc độ bánh xe, vị trí lái, công suất động cơ và quán tính. Bộ phận đảm nhiệm công việc này bao gồm cảm biến ABS, cảm biến trên cột lái và con quay hồi chuyển tương quan vị trí của xe với góc quay của vô lăng. Nhìn chung, công nghệ này giúp tránh trượt bánh và cải thiện độ bám đường của xe.

2. Các chức năng chính của DSTC

  • Antiyuz: Độ ổn định của xe được kiểm soát bởi tốc độ động cơ và lực phanh khác nhau ở mỗi bánh xe.
  • Kiểm soát lực kéo: Tự động hóa chống trượt bánh xe trong quá trình tăng tốc.
  • Phân phối lực kéo: Chức năng này rất hữu ích khi lái xe chậm (ví dụ: khi lái xe địa hình). Hệ thống loại bỏ lực kéo từ bánh xe trượt và chuyển nó sang bánh kia.
  • Giám sát dừng động cơ: Các bánh xe truyền động có thể bị bó cứng khi phanh động cơ hoặc chuyển số. Hệ thống cân bằng điện tử không cho phép điều này xảy ra.

DSTC-volvo.jpg


  • Kiểm soát lực kéo: Có những lúc trượt nhẹ ngược lại làm tăng độ bám của lốp xe với mặt đường. Chức năng được kích hoạt cung cấp một chế độ lái tích cực hơn.
  • Ổn định rơ moóc . Khi lái xe với xe kéo, hệ thống tự động hạn chế dao động tự động. Công nghệ này chỉ có sẵn với hệ thống kéo nguyên bản của Volvo
Trên xe Volvo, tính năng Kiểm soát ổn định động và kiểm soát lực kéo được kích hoạt theo mặc định. Bạn không thể tắt nó, nhưng nếu bạn chọn chế độ thể thao, một số chức năng sẽ không hoạt động. Ở chế độ thể thao, ECU điều khiển cho phép điều khiển trượt đến mức an toàn. Ngay sau khi xe bắt đầu chuyển động lệch hướng (hoặc người lái nhả chân ga), tổ hợp sẽ được kích hoạt, ổn định hành trình.

DSTC tạm thời bị ngắt khi đĩa phanh quá nóng và được kích hoạt lại khi nhiệt độ giảm xuống giá trị tiêu chuẩn.

3. Nguyên lý hoạt động trên Volvo

Hệ thống cân bằng điện tử hoạt động theo 3 giai đoạn:
Cảm biến đọc tốc độ bánh xe và kích hoạt kiểm soát độ bám đường khi có dấu hiệu trượt đầu tiên. Công suất của động cơ giảm và chuyển động quay của bánh xe bị chậm lại, giúp lốp xe lấy lại độ bám đường.

ECU so sánh chuyển động ngang của xe với vị trí của tay lái (góc vô lăng được giám sát bởi một cảm biến quang học). Nếu phát hiện chuyển động của ô tô không tương ứng với vị trí của vô lăng (ô tô trượt ngang) thì bánh lái bên trong bị hãm. Nguyên lý hoạt động của nó tương tự khi ta chèo thuyền, khi thuyền đang di chuyển, bạn dùng mái chèo bên trái tác động nhằm làm giảm tốc độ, thì thuyền sẽ quay sang bên trái, tương tự với bên phải cũng vậy. Kết quả là chiếc xe “tấp” vào cua một cách ngang nhiên.

Nếu khi người lái tiếp tục đạp phanh mà xe vẫn bị trượt thì hệ thống chống bó cứng phanh ABS được kích hoạt . Nó ngăn không cho bánh xe bị khóa cứng, giảm nhẹ áp suất trong hệ thống phanh. Có đủ lực để phanh và đồng thời ngăn chặn hoàn toàn.

he-thong-DSTC-volvo.jpg

Hình ảnh minh họa chuyển động của ô tô trên bề mặt trơn trượt khi không có hệ thống DSTC (trái) và khi có DSTC (phải)

Hệ thống kiểm soát tốc độ động cơ và ổn định hoạt động chính xác đến mức bạn không cần chạm vào bàn đạp phanh khi xảy ra trượt. Hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ và phanh, kết quả là chiếc xe sẽ tự đi vào góc cua. ECU sẽ điều khiển cho xe đi theo chính xác con đường tương ứng với vị trí của tay lái. Nếu ECU hiểu rằng xe đang đi "sai hướng", tất cả các chức năng sẽ được kích hoạt: giảm lực kéo động cơ, một trong các bánh xe được phanh, ABS được kích hoạt. Đồng thời, ưu tiên chính của hệ thống là khôi phục độ bám của lốp với mặt đường nhanh nhất có thể.

4. Sự khác biệt của DSTC so với hệ thống cải thiện độ ổn định STC.

DSTC có sẵn trên hầu hết các mẫu xe Volvo. Tuy nhiên, trên một số kiểu máy (ví dụ: C30, S40), nhà sản xuất cung cấp hệ thống cải thiện độ ổn định STC. Nó hoạt động cả khi trong quá trình lái xe và khi bắt đầu chuyển động. Thực chất, STC chỉ là một hệ thống chống trượt, nó chỉ có một thông số được kiểm soát - tốc độ bánh xe. Đồng thời, tổ hợp DSTC phức tạp hơn nhiều và sử dụng cảm biến góc lái và gia tốc bên. Hệ thống “biết” nhiều hơn, hiểu xe đang đi tới đâu và cách điều chỉnh hướng đi của nó. Bất cứ khi nào xe chuyển sang trạng thái trượt trong khi hệ thống đang bật đều bị chặn ngay lập tức (trong vòng 25 mili giây).

Xin nhắc lại, bạn không thể tắt hoàn toàn DSTC. Khi chế độ Thể thao được kích hoạt, chỉ có hệ thống kiểm soát lực kéo động cơ bị vô hiệu hóa, kiểm soát trượt vẫn hoạt động và nếu cần.
Xem thêm…
Super cars
volvo số 1 trong an toàn chủ động
Nguyễn Xuân Giang

So sánh lương thợ sửa ô tô Mỹ và thợ sửa ô tô Việt

Thông qua câu chuyện dưới đây:
Mình làm ở Ford và Jeep ở Mỹ. Lương khởi điểm $15/giờ. Thằng ở lâu thì cùng 1 công việc thay nhớt cũng chiếc xe đó $45/giờ. Năm sau khối lượng công việc tăng lên lương vẫn vậy. Nếu nghỉ nó lại đưa mấy thằng nhóc mới ra trường vô rồi bắt thằng lâu năm dạy lại. Một thời gian thì nó đuổi luôn thằng lâu năm, vì lương cao hơn để hoàn thành cùng 1 công việc.
Qua chỗ khác thì bắt đầu lương thấp hơn rồi lại thử việc mấy tháng, chuyển thùng đồ nghề,....

Các bác thấy sao qua câu chuyện này?

Chia sẻ từ FB: Tuan Nguyen

luong tho sua chua o to tai my.jpg
Xem thêm…
Super cars
Bài toán kinh doanh của các ông chủ, mình phải giỏi hơn mới không bị đào thải. Tư bản là vậy
AutoJobs
Để sự nghiệp phát triển, hãy bỏ tư duy "giấu nghề"

de-su-nghiep-phat-trien-hay-bo-tu-duy-giau-nghe-autojobs.jpg


“Giấu nghề” xuất phát từ tư tưởng sợ cạnh tranh, khi mà những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phải trải qua hàng chục năm trời mới rút ra được thì phải “trân quý”, “gìn giữ” & “bảo vệ” mới mong có được sự tồn tại lâu dài trong một môi trường làm việc. Nhưng thực chất, “giấu nghề” chỉ còn phù hợp và tồn tại ở quy mô kinh tế “ao vườn chuồng trại”.

Ngành ô tô trong những năm gần đây đang trên đà tăng trưởng liên tục. Trong thời kỳ kinh tế mở, mọi nhu cầu đều đã và đang được thương mại hóa nhanh chóng, cách thức vận hành chuyên nghiệp đang được đề cao thì “giấu nghề” là thứ “bóp chếp” sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Bỏ tư duy “giấu nghề” để sự nghiệp phát triển:
  • “Giấu nghề” tức là giấu giỏi. Bạn luôn sợ người khác học được những “kỹ năng kỹ xảo” đã giúp bạn kiếm tiền trong nhiều năm qua và luôn có suy nghĩ sẽ bị người khác “giành chén cơm”. Bạn làm việc lúc “ma không biết”, “quỷ không hay”, tất nhiên sẽ có kết quả tốt, nhưng không ai biết đó là nhờ bạn. Nếu có kỹ năng, bạn phải thể hiện, đó là yếu tố quan trọng để chứng minh năng lực của bạn đối với mọi người.​
  • “Giấu nghề” cũng là giấu dốt. Trong một xã hội đang phát triển từng giây, “giấu nghề” chỉ khiến cho kỹ năng của bạn ngày càng cũ mòn, và tệ hơn nữa là thứ nghề bạn giấu thì ai cũng biết và chả ai quan tâm vì nó đã lỗi thời. Thể hiện kỹ năng là một cách để bạn học hỏi và hoàn thiện.​
  • Trong môi trường doanh nghiệp hiện nay, khi người ta luôn nâng cao tinh thần team-work, mặc dù “giấu nghề” giúp bạn làm việc hiệu quả, nhưng nó không giúp được một tập thể thành công, và một tập thể không thành công thì chắc chắn cá nhân cũng thất bại.​
  • Để phát triển trong xã hội hiện đại, bạn không chỉ tồn tại dựa vào một “nghề”, chúng ta phải trang bị nhiều kỹ năng và nâng cao những kỹ năng đó một cách thường xuyên.​
Tuy nhiên, việc chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm cũng cần có quy tắc:
  • Hãy đảm bảo mọi sự đóng góp được ghi nhận để không một ai có thể cướp trắng công sức của bạn.​
  • Chia sẻ kỹ năng khác với chia sẻ năng lực, chúng ta giúp cần câu chứ không giúp con cá.​
  • Suy cho cùng, môi trường làm việc luôn cần sự cạnh tranh công bằng & lành mạnh thì mới giúp doanh nghiệp đó phát triển, mỗi người đều phải tự học hỏi và tích lũy riêng cho mình để nhận được quyền lợi tốt hơn. Nếu bạn không có trách nhiệm đối với tổ chức thì không làm “học sinh” cũng đừng làm “giáo viên”, tránh gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.​
Chúc mọi người thành công!
Xem thêm…
Super cars
Không giấu nghề nhưng phải có thế mạnh riêng