Admin

Vinfast đem ô tô điện Việt Nam tham gia triển lãm Los Angeles Auto Show 2021 trên đất Mỹ​

VF e35_1.jpg

Mẫu xe Vinfast E35

Từ ngày 19- 28/11/2021, Vinfast sẽ đem 2 mẫu ô tô điện Việt Nam là VF e35 và VF e36 tham gia triển lãm ô tô hàng đầu thế giới Los Angeles Auto Show 2021 sẽ được tổ chức tại đất Mỹ - Quê hương của Tesla.

VF36_1.jpg

Mẫu xe Vinfast E36

Bước đi lần này, cũng giống như cái cách Vinfast lần đầu tiên giới thiệu 2 mẫu xe xăng đầu tiên của mình tại Paris Motor Show năm 2018.
Mong chờ những tín hiệu tích cực của 2 mẫu ô tô điện này khi đi ra thế giới.
Xem thêm…
XUÂN LUẬN

Giám đốc BV Chợ Rẫy: 'Cần chuẩn bị kịch bản nếu có biến chủng mới'

TS Nguyễn Tri Thức cho rằng TP.HCM cần sớm chuẩn bị kịch bản để ứng phó với tình huống biến chủng mới xuất hiện và không đáp ứng vaccine hiện tại.

TS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng TP.HCM đang ở giai đoạn cuối cùng của dịch. Đây là thời điểm cần thiết để thành phố đánh giá lại ưu, khuyết của quá trình chống dịch vừa qua.

Ông Thức nhấn mạnh việc nhìn lại này như xem một trận đấu đã biết tỷ số; do đó, việc đánh giá cần khách quan, không vì mục đích phê phán mà để rút kinh nghiệm nếu dịch không may trở lại.

Nếu dịch trở lại, cần làm gì?​

- Hiện, dịch bệnh tại TP.HCM đã cơ bản được kiểm soát và thành phố tập sống thích ứng với Covid-19. Theo ông, trong tình hình hiện tại, tiến độ mở cửa của TP.HCM nên thế nào?
- Sau khi ngưng hoạt động thời gian quá lâu thì tâm lý chung của một số người là mong muốn mở lại sớm. Nhưng với tình hình dịch này, việc mở cửa nên áp dụng đúng theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, không nên chủ quan, mở vội quá. Thế giới hiện đã có biến chủng mới, nếu chủ quan, dịch có thể trở lại.
Thành phố đang chịu 2 sức ép, một là phát triển kinh tế; hai là một bộ phận người dân có tâm lý muốn bung ra sau thời gian dài giãn cách. Việc cân bằng hai tâm lý này rất quan trọng, không nên vì sức ép kinh tế mà có tâm lý bung quá sớm, hậu quả là thiệt hại nhiều hơn.

Hiện, tôi nhận thấy chính sách của TP.HCM là hợp lý và có đánh giá toàn diện theo Nghị quyết 128, mở cửa từng bước phù hợp. Việc siết quá là không cần thiết, đặc biệt khi Tết sắp đến, nếu mở quá cũng không được. Do đó, cần cân nhắc thời điểm nào mở đến đâu.
- Trong lúc này, ngành y tế cần làm gì để chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới?
- Tôi từng nêu ý kiến nên có một buổi họp giữa Thành ủy, UBND, Sở Y tế, giám đốc các đơn vị và giám đốc trung tâm hồi sức Trung ương để đánh giá toàn diện. Cuộc họp nên mời những người thực sự tham chiến, không thể làm chung chung, giờ không phải lúc để nói lý thuyết.

Mục tiêu là tổng kết những gì đã diễn ra, phân tích sâu sắc hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ kết quả này, thành phố mới có căn cứ xây dựng kịch bản cho bình thường mới.

Ví dụ, khoảng 2 tuần đầu khi dịch bùng phát, mình rất lúng túng. Giờ phải nhìn lại và phân tích xem lúng túng vì điều gì và giả sử dịch quay trở lại, cần làm gì để không lúng túng nữa.
- Phải chăng giai đoạn đó, TP.HCM lúng túng vì còn đánh giá chủ quan nguy cơ của dịch?
Giai đoạn đó, không ai chủ quan hết, vấn đề là dịch lây lan quá nhanh khiến mình trở tay không kịp.
Trong 2-3 tuần đầu, thành phố đúng là có bối rối trong điều phối bệnh, và năng lực y tế cơ sở khi đó quá tải. Sau đó, thành phố lấy lại cân bằng và các hoạt động đi vào nền nếp. Đến nay, thực tế, tỷ lệ tử vong của Việt Nam so với những nước có nền y tế tương tự ở mức trung bình, không cao.

Thực ra, thời điểm này nhìn lại giống như đã biết tỷ số một trận đấu bóng đá. Việc đánh giá tại sao không làm thế này, tại sao bỏ lỡ tình huống kia là không khách quan. Tôi cho rằng không nên phê phán quá bởi đại dịch là “tai nạn” của nhân loại, chưa có tiền lệ. Tất cả là lần đầu tiên. Đừng quy trách nhiệm và đổ lỗi cho ai bởi thời điểm đó ai cũng lúng túng. Điều cần làm là sửa, điều chỉnh và không để tái diễn.

Việt Nam cần chuẩn bị​

- Ông vừa nói giai đoạn đầu, thành phố có bối rối trong công tác điều phối bệnh. Xin ông giải thích rõ hơn vấn đề này?
- Đầu tiên là điều phối. Khi đó, mình cứ nghĩ người bệnh mức nào phải vô tầng đó, nhưng người bệnh không suy nghĩ vậy. Bệnh mức độ nào là kiến thức y khoa, còn người dân đâu giống bác sĩ. Khi bệnh, họ lo lắng, ở tình trạng khó thở thì nơi nào tiện nhất họ sẽ vào.

Ví dụ, nhà người bệnh ở gần bệnh viện tầng 3, bắt người ta chạy vòng vòng vào đúng bệnh viện tầng 1 đâu được. Mình phải hiểu tâm lý người bệnh. Giai đoạn đầu rối chỗ đó. Phân tầng là đúng, nhưng phải chuẩn bị tinh thần là người bệnh có quyền vào bất kỳ chỗ nào, sau khi sơ cứu, cấp cứu xong thì có thể vận chuyển lại cho đúng tầng.

Thứ hai là chia tầng điều trị. Từ đầu, cá nhân tôi luôn ủng hộ 3 tầng điều trị vì khi chẻ nhỏ quá, người bệnh không hình dung hết được. Việc gì cấp bách thì càng ngắn gọn, càng dễ áp dụng càng tốt, không nên “chia 5 xẻ 7”.

Thứ ba là phối hợp giữa các tầng điều trị với nhau, phải phân địa bàn, liên kết lại và hội chẩn trực tuyến 24/24, đánh giá bệnh nhân nào phải chuyển tuyến liền.

1635739446499.jpeg

Giai đoạn đầu của dịch, TP.HCM còn bối rối trong công tác điều phối bệnh nhân. Ảnh: Phạm Ngôn.
Tham chiến từ đầu dịch tới giờ, tôi nhận thấy điều trị Covid-19 chỉ có hai vấn đề cốt yếu. Thứ nhất là thời điểm nào bệnh nhân được thở oxy, đây là mấu chốt chứ không phải thuốc. Thứ hai là thời điểm nào bệnh nhân được vận chuyển đúng tầng điều trị. Giải quyết được 2 thời điểm này đúng theo bệnh lý của người bệnh thì khả năng cứu được rất cao.

Ngay khi nhận bệnh viện hồi sức 1.000 giường, chiến lược của chúng tôi là phải đánh chặn từ xa. Đó là bệnh viện tuyến cuối, toàn bệnh nhân nặng và nguy kịch. Thế nhưng, nếu ngồi chờ bệnh nhân nặng rồi thở máy, can thiệp ECMO sẽ tốn nhiều nhân lực, vật lực, tài lực mà tỷ lệ cứu được bệnh nhân rất thấp, có bệnh nhân nằm 1-2 tháng cũng ra đi vì tình trạng bệnh quá nặng. Chúng tôi điều động bác sĩ xuống bệnh viện tầng 2 để điều trị ngay từ tuyến dưới, hạn chế bệnh nhân chuyển nặng.
- Có ý kiến cho rằng giai đoạn đầu thành phố nên nâng cao năng lực y tế cơ sở trước để "đánh chặn từ xa" thay vì lập bệnh viện hồi sức 1.000 giường. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
- Tôi cho rằng nhận định này đến từ những người không tham chiến trực tiếp. Theo tôi, lập bệnh viện hồi sức 1.000 giường thời điểm đó là đúng. Bằng chứng là bệnh viện hồi sức vừa mở lập tức tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Nếu không có bệnh viện đó, ai sẽ cứu bệnh nhân?

Lượng bệnh nhân nặng khi đó rất lớn, tăng lên ào ạt chứ không từng bước, đòi hỏi ngành y tế phải lập tức giải quyết, nếu đợi để nâng năng lực các tầng dưới sẽ không kịp.

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nặng và nguy kịch ở bệnh viện hồi sức Covid-19 (tầng điều trị thứ 3) là khoảng 31%. Nhưng nếu không có bệnh viện đó thì liệu có cứu được 70% còn lại không?

Thực tế, trước dịch, trong hệ thống y tế của Việt Nam và các nước thì hồi sức cấp cứu là điều trị cá thể chứ không phải điều trị dịch bệnh. Do đó, không ai đi sắm ào ạt các thiết bị điều trị hồi sức cấp cứu, để sẵn đó chờ dịch. Như vậy là cực kỳ lãng phí. Đùng một cái xảy ra dịch thì đại dịch là tai nạn, đương nhiên sẽ có sự lúng túng.
- Trong dịch, nhiều tình huống “thời chiến” gặp phải khung pháp lý “thời bình” gây không ít khó khăn cho công tác chống dịch. Có khi nào ông gặp khó vì có vấn đề phát sinh trong thực tế nhưng chưa được quy định trong luật?
- Khi dịch xảy ra quá nhanh, chuyện cơ chế còn bất cập trong giai đoạn đầu chống dịch là bình thường. Quan trọng là sau đó giải quyết có kịp thời không.

Thời điểm mới thành lập bệnh viện hồi sức 1.000 giường, việc mua sắm khó, đấu thầu không kịp. Dù Luật Đấu thầu quy định trong trường hợp khẩn cấp được phép chỉ định thầu, khi đi sâu vào chi tiết có tình huống rất khó áp dụng.
Chính các nhà tài trợ, doanh nghiệp, người dân đã “giải cứu” bệnh viện. Họ tới hỏi chúng tôi cần gì, mình chỉ việc nói là họ đi mua. Tài sản tư nhân nên họ mua sao cũng được, sáng nói, chiều có liền, còn đợi thủ tục thì không thể nhanh vậy.

Nhưng đó là giải quyết tình thế tức thời, sau đó, tôi kiến nghị vấn đề lên Bộ Y tế. Chính phủ và Bộ Y tế cũng liên tục tham khảo ý kiến các cơ sở. Kết quả là Quốc hội ban hành Nghị quyết 30 và Chính phủ ra Nghị quyết 79 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

Ngoài trang thiết bị, việc điều động nhân viên khó áp dụng theo luật. Phụ cấp, chế độ cũng chưa hợp lý dù mỗi người làm việc gấp 5-10 lần ngày thường.

Ví dụ, người đang đi chống dịch mà thành F0, phải điều trị thì tính phụ cấp ra sao? Họ tham gia chống dịch theo lời kêu gọi của mình mà ốm, thế nhưng, theo quy định, áp dụng trường hợp bị ốm thông thường thì chỉ được hưởng 75% lương. Như vậy, người đi chống dịch làm việc vất vả, bị nhiễm bệnh, đã không được gì còn bị giảm lương. Vậy coi sao được!

Hay trường hợp người chống dịch phải cách ly y tế (do là F1, F2 hay ở trong khu phong tỏa), họ rất muốn đi làm nhưng không được. Mình chấm họ nghỉ phép đâu được, mà nếu chấm nghỉ ốm thì theo quy định bảo hiểm xã hội chỉ được hưởng 75% lương.

Bên cạnh đó, cũng phải xem lại việc công nhận liệt sĩ cho những người hy sinh trong chống dịch. Phức tạp hơn nhưng cần thiết là công nhận thương binh cho những người tham gia chống dịch nhưng bị nhiễm bệnh, suy giảm sức khỏe. Ví dụ, có những trường hợp chức năng phổi chỉ còn 1/3, teo cơ, khả năng lao động giảm sút thì cần có hội đồng đánh giá mức độ tổn thương để họ được công nhận thương binh.
- Vậy theo ông, trong giai đoạn mới, có nên xây dựng kịch bản cho tình huống khẩn cấp để khi xảy đến, toàn hệ thống chỉ cần “bật công tắc” ứng phó, tránh lúng túng như trước đây?
- Những quy định này thật ra đã có, vấn đề cần làm là hệ thống hóa lại vì lúc ban hành văn bản chỉ chạy theo để xử lý tình huống cấp bách. Đây là giai đoạn cuối dịch ở TP.HCM, cần có phân tích, đánh giá, nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan một cách sâu sắc.

Ví dụ, đặt tình huống biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh hơn Delta mà không đáp ứng vaccine thì mình kích hoạt hệ thống thế nào? Hiện, quốc tế đã xuất hiện chủng Delta Plus, TP.HCM cần sớm xong kịch bản này để có thể chuyển giao kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phía nam và Tây Nguyên, nơi đã nhá nhem dịch trở lại.

Điều may mắn của TP.HCM là vaccine đáp ứng với chủng nhiễm hiện tại. Nhưng nếu chủng mới không đáp ứng vaccine thì sao? Chúng ta cần tính tới cả con đường này.

Zingnews
Xem thêm…
NguyễnTiến Đạt
Bộ Tài chính giảm thuế trước bạ. "Người mua ô tô thật sự có lợi ?"
Theo dự thảo Nghị định đang lấy ý kiến thì dự kiến lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm 50%, áp dụng từ ngày 15.11.2021 đến hết ngày 15.5.2022.
1635658086115.png

Minh chứng là năm 2020, khi áp dụng chính sách giảm 50% vào nửa cuối năm, số lượng xe ôtô đăng ký đã tăng gấp đôi nên dù số thu lệ phí trước bạ giảm 7.314 tỉ đồng nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước lại tăng gần gấp đôi với 14.110 tỉ đồng.
Theo những thực tế đã cho thấy việc giảm thuế đã có tác động tích cực đến doanh số bán hàng sau giãn cách.

Nhưng người mua ô tô có thực sự được hưởng lợi?

Đối với các xe hãng phổ thông có giá dưới 1 tỷ đồng. Năm 2020 chúng ta có thể thấy được các showroom đã áp dụng chính sách giảm thuế và cũng đã cắt luôn những chương trình khuyến mãi ưu đãi. Cùng mình làm một bài toán nhỏ, ví dụ xe có giá phổ thông hạng B tầm 600 triệu đồng khi áp dụng chính sách sẽ được giảm 50% của 10%(Thuế Tỉnh) là 30 Triệu đồng. Nhưng các ưu đãi khuyến mãi giảm giá trong thời gian giãn cách như giảm giá xe 30 40 triệu đã bị cắt bỏ. Điều này cho thấy quanh đi quẩn lại nếu người mua xe có giá dưới thì vẫn sẽ như mua lúc bình thường. Đối với các dòng xe sang lắp ráp 2 3 tỷ đồng thì sẽ thật sự có lợi nếu giảm được 50% thuế, có thể giảm lên đến 100 đến 150 triệu đồng.

Chung quy lại việc áp dụng chính sách giảm thuế thật sự có lợi và rất cần thiết để kích lại cung cầu cho thị trường ô tô trong nước.
Mục đích bài viết cho thấy nếu người dùng mua ô tô phổ thông có mức giá dưới 1 tỷ đồng cũng không cần phân vân, gấp rút nhiều để mua xe kịp thời gian giảm thuế. Có thể sau kì giảm thuế thì các showroom sẽ tiếp tục các chương trình giảm giá để cân bằng lại cung cầu.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Xem thêm…
XUÂN LUẬN

Sinh viên đã tiêm vắc xin sẽ được đi học trở lại từ tháng 11?​

Dù việc đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM còn gặp một vài khó khăn, nhưng một số trường vẫn quyết định tháng 11 cho sinh viên đi học trở lại.​

1635467611593.png

Học sinh dưới 18 tuổi Trường CĐ Lý Tự Trọng đợi tiêm vắc xin sáng 28.10

Khó đạt tiêu chí 100% đã tiêm vắc xin​

Để trường nghề có thể tổ chức cho sinh viên đi học trở lại, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã soạn riêng tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 và đã được UBND TP.HCM phê duyệt. Tuy nhiên, hầu như không có trường nào đáp ứng được quy định 100% người học đã được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm hoặc mắc Covid-19 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng).
Thạc sĩ Phạm Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết: "Hiện nay, số sinh viên của trường còn ở tỉnh rất nhiều. Tỷ lệ sinh viên được tiêm vắc xin vẫn còn rất thấp do một số tỉnh vẫn chưa được phủ vắc xin. Hiện chỉ những sinh viên sinh sống tại TP.HCM mới đáp ứng được điều kiện này. Đối với các tỉnh có dịch phức tạp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... thì có em đã được tiêm nhưng nhiều nơi vẫn đang phong tỏa, việc trở lại TP.HCM học là rất khó khăn".
Tại Trường CĐ Kỹ nghệ II, các số liệu thống kê cho thấy chỉ có khoảng 25-30% sinh viên được tiêm 2 mũi. Tiến sĩ Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II, cho hay: "Quy định đảm bảo 100% sinh viên, học sinh được tiêm vắc xin là khó nhất, vì trường không thể chủ động được việc này. Các em ở địa phương đa số là chưa được chích mũi nào. Ngay cả một số cán bộ giảng viên của trường về quê cũng chưa được tiêm do vắc xin chỉ phủ đến các tỉnh có tình hình dịch Covid-19 phức tạp".
Theo thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Phó phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, hiện chỉ có khoảng 50% sinh viên của trường đã được chích ít nhất một mũi vắc xin.

Đối với các tiêu chí còn lại, đại diện các trường cho biết đều có thể đáp ứng dù không phải tiêu chí nào cũng dễ thực hiện. Chẳng hạn quy định về giãn cách trong phòng học là 1 mét trở lên, thì việc bố trí, sắp xếp lại xưởng thực hành, máy móc sẽ khó khăn hơn vì có những thiết bị cồng kềnh, nặng nề phải di chuyển. "Tuy nhiên việc chuẩn bị này đều đã xong xuôi, sẵn sàng cho ngày đi học trở lại", tiến sĩ Bùi Văn Hưng thông tin.​

Sinh viên đủ điều kiện sẽ đi học trước​

Sáng 28.10, gần 1.000 học sinh đang học trung cấp tại Trường CĐ Lý Tự Trọng đã được tiêm vắc xin. Đây là đối tượng dưới 18 tuổi nằm trong chiến dịch tiêm chủng của TP.HCM.

Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, chia sẻ: "Trường có tổng số 3.000 học sinh học nghề là đối tượng dưới 18 tuổi. Trong ngày nay và ngày mai là các em sẽ được chích xong. Vì vậy, việc trở lại trường học tập sẽ sớm được thực hiện, ngay trong tháng 11 này. Đối với sinh viên trên 18 tuổi đã đạt tiêu chuẩn về chích ngừa, chúng tôi cũng đã cho các em đăng ký và căn cứ vào số lượng đó để xếp lớp. Trường sẽ tổ chức học thực hành trước, bố trí thành từng lớp nhỏ và theo ca, còn lý thuyết vẫn giảng dạy trực tuyến".
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Phó phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cũng đưa ra dự kiến tổ chức học thực hành cho lớp cắt gọt kim loại trước do 100% sinh viên lớp này đã được chích ngừa, nếu như sinh viên có thể di chuyển từ tỉnh về thành phố. "Đối với những lớp khác, trường khảo sát thì có 30% sinh viên mong muốn được đi học trở lại. Chính vì thế, trong tháng 11 này, chúng tôi sẽ tổ chức học thực hành cho những sinh viên đáo ứng đủ điều kiện. Mọi công tác chuẩn bị cho việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trường đã hoàn tất và sẵn sàng đón sinh viên", thạc sĩ Thắng cho hay.

Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, cũng thông tin trường dự kiến sẽ tổ chức cho sinh viên đã chích vắc xin đi học trở lại vào ngày 15.11, vì nếu kéo dài thời gian nghỉ thêm nữa sẽ rất thiệt thòi cho học do kế hoạch tốt nghiệp bị chậm trễ quá nhiều.

Báo Thanh Niên
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Facebook đổi tên thành Meta, bắt đầu kỷ nguyên xây dựng "vũ trụ ảo"​


Khoảng 2 giờ sáng nay (Theo giờ Việt Nam), CEO của Facebook Mark Zuckerberg thông báo đổi tên Facebook là Meta, cùng lời chào mừng mọi người đến với chương mới của kết nối xã hội.

51A906E3-15DC-4533-B354-0B388E77DBE6.jpeg


Trong thông báo này, Mark Zuckerberg cũng lần đầu tiên nhắc đến thuật ngữ "vũ trụ ảo - metaverse" và đây chính là mục tiêu chinh phục sắp tới của Mark.

Và việc đổi tên công ty Facebook thành Meta, sẽ biến Facebook và Instagram trở thành những sản phẩm thuộc công ty, tương tự cách Google làm khi lập ra Alphabet.

Ps: Không biết là "vũ trụ ảo" sẽ hoạt động như thế nào?
Xem thêm…
Admin

15 tin tuyển dụng ô tô mới nhất miền bắc cập nhật ngày 27/10/2021​

AutoJobs xin gửi tới các bạn 15 tin tuyển dụng ô tô mới tại Miền Bắc trong tuần qua. Hãy gửi hồ sơ năng lực để có thể bắt đầu công việc sớm nhất.
Chúc các bạn một tuần làm việc mới hiệu quả.​

tin tuyen dung ô tô moi nhat mien bac.jpg

15 tin tuyển dụng ô tô mới nhất miền bắc

1. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Nhân viên Tư vấn Bán hàng
10 triệu – 20 triệu
Bắc Giang

2. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Nhân viên Tư vấn Nội thất – Bảo hiểm
10 triệu – 20 triệu
Bắc Giang

3. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Nhân viên Thu mua
7 triệu – 15 triệu
Bắc Giang

4. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Trưởng phòng Kinh doanh
20 triệu – 30 triệu
Bắc Giang

5. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Nhân viên Phụ tùng
7 triệu – 15 triệu
Bắc Giang

6. Toyota Bắc Giang tuyển dụng Cố vấn Dịch vụ
10 triệu – 20 triệu
Bắc Giang

7. Oto Hải Âu tuyển dụng Phó giám đốc kinh doanh
30 triệu – 40 triệu
Hà Nội

8. Oto Hải Âu tuyển dụng Nhân viên Kỹ thuật
7 triệu – 11 triệu
Hưng Yên

9. DILIGO Holdings tuyển dụng Chuyên viên Kế hoạch Sản xuất
10 triệu – 20 triệu
Bắc Ninh

10. DILIGO Holdings tuyển dụng Chuyên viên R&D
10 triệu – 20 triệu
Bắc Ninh

11. Hino Trường Long tuyển dụng Thợ điện ô tô
7 triệu – 15 triệu
Đà Nẵng

12. Công ty TNHH Vận Tải và Du lịch JAC tuyển dụng KTV Máy Gầm
8 triệu – 15 triệu
Hà Nội

13. Nhân Viên Kinh Doanh Ô Tô Tại Showroom
20 triệu – 30 triệu
Hà Nội

14. Bình Anh GPS tuyển dụng Nhân viên Điều phối Kỹ thuật
5.5 triệu – 6 triệu
Hải Phòng

15. Bình Anh GPS tuyển dụng Trợ lí Giám đốc Vận hành
10triệu – 15 triệu
Hà Nội

Các bạn ở tỉnh thành khác, hãy truy cập mục “Tìm việc làm của AutoJobs và sử dụng bộ lọc việc làm để tìm kiếm cơ hội cho mình nhé.
Xem thêm…
XUÂN LUẬN

Phó thủ tướng: Không quay lại thời giãn cách cả tỉnh

Chuyển sang trạng thái bình thường mới phải tuân thủ 5K, không để quay lại thời giãn cách cả tỉnh, cả khu vực mà chỉ quy mô cấp xã, huyện, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Thông tin trên được nêu tại cuộc họp trực tuyến về phòng chống Covid-19 với 19 tỉnh, thành phía Nam, chiều 26/10.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn chứng, vừa qua nhiều nước có tỷ lệ tiêm vaccine đủ liều rất cao nhưng vẫn phải tái phong tỏa do không thực hiện đầy đủ biện pháp chống dịch. Vì vậy, các địa phương cần sẵn sàng kịch bản linh hoạt, sát thực tiễn để ứng phó khi có ca bệnh.

"Đơn cử, một dây chuyền sản xuất có ca nhiễm thì quyết định dừng cả nhà máy hay chỉ một phân xưởng, một ca, kíp sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, bản lĩnh, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương", ông Đam lấy ví dụ.

19 tỉnh, thành phía Nam đã được phân bổ hơn 48 triệu liều vaccine, chiếm 49% tổng vaccine được phân bổ trên cả nước. 5 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 1 trên 95% là TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Bình Dương. 7 địa phương tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt dưới 70% là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Phó thủ tướng yêu cầu trong 2-3 tuần tới, các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực Tây Nam Bộ tổ chức tiêm vaccine "khẩn trương nhất", nhanh chóng bao phủ vaccine mũi 1, tiếp tục tiêm mũi 2. Bộ Y tế bảo đảm đủ vaccine.

Theo ông Đam, khi đạt tỷ lệ bao phủ mũi một cao, người được tiêm bắt đầu sinh kháng thể thì khi có F0 "vẫn khống chế được tốc độ lây nhiễm", kết hợp với tăng cường chăm sóc từ sớm, tại nhà. Việc này sẽ giúp hệ thống y tế không quá tải hay có nhiều ca bệnh nặng, tử vong.
ddn-2116-1635260270-4651-1635260597.jpg

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với 19 tỉnh, thành phía Nam về phòng chống Covid-19, chiều 26/10. Ảnh: Đình Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc mới Covid-19 trên cả nước trong nửa tháng qua đã giảm gần một nửa so với nửa tháng trước đó. TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong "giảm rõ rệt".

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết, tuần qua, thành phố ghi nhận số ca tăng nhẹ tại một số quận, huyện khi xét nghiệm nhanh các công nhân quay trở lại làm việc. Ngành y tế TP HCM đã tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh tại nơi ở của công nhân bị nhiễm, phát hiện sớm, phân loại, điều trị kịp thời người nhiễm.

Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP HCM, nhận định tỷ lệ bao phủ vaccine tại các tỉnh Đông Nam Bộ cao nhưng vẫn ghi nhận nhiều ca mắc. Vì vậy, những nơi này cần chú trọng bảo vệ những người chưa tiêm, trong đó có trẻ em.

Trong khi đó, số lượng ca nhiễm tại các tỉnh Tây Nam Bộ tăng chủ yếu do người về từ vùng dịch. Thượng tướng Võ Minh Lương cho rằng các tỉnh này cần tăng cường xét nghiệm tầm soát, truy vết F0 ngoài cộng đồng, nhất là khi tỷ lệ người dân được tiêm vaccine còn thấp, năng lực hệ thống y tế yếu.

Theo thống kê, từ 7 đến 25/10, 381.000 người đã di chuyển về các tỉnh; hầu hết đã lấy mẫu xét nghiệm trong đó ghi nhận 6.222 ca dương tính. Nhiều địa phương phản ánh gặp khó khăn khi áp dụng biện pháp quản lý người trở về từ tỉnh nguy cơ cấp 1, 2 nhưng lại cư trú ở xã, phường nguy cơ cấp 3, 4. Nhiều người đã tiêm vaccine vẫn bị nhiễm, nếu chỉ cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây ra cộng đồng.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các tỉnh phối hợp chặt chẽ, cùng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, tăng cường kiểm soát người từ nơi khác về. Bộ Y tế, Công an, Thông tin Truyền thông khẩn trương kết nối, liên thông dữ liệu để xác định người đến từ tỉnh khác từng cư trú ở địa bàn cấp độ mấy.

Các tỉnh, thành phía Nam gửi nhu cầu về sinh phẩm xét nghiệm để Bộ Y tế cân đối, hỗ trợ.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, phải tiếp tục nâng cao cảnh giác trước nguy cơ dịch bệnh tại các tỉnh Tây Nam Bộ, khi lượng người từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về khu vực này rất đông. "Với tỉ lệ người nhiễm khoảng 1,6%, tiềm ẩn khả năng lây lan ra cộng đồng rất lớn, đặc biệt đối với địa bàn chưa kịp tiêm bao phủ vaccine mũi 1", ông Long nói.

Hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó nguy cơ dịch ở cấp độ 4, nhất là oxy y tế, tháp điều trị 3 tầng, lập trạm y tế lưu động...

Viết Tuân
Nguồn:vnexpress
Xem thêm…
ĐàiTiếngNói

Bạn đang đọc sách theo kiểu nào? Đọc sâu hay đọc rộng?​


Bạn đang đọc sách theo kiểu nào Đọc sâu hay đọc rộng.jpg


Lợi ích của việc đọc sách thì không phải bàn cãi từ xưa đến nay. Nhưng những năm gần đây xu hướng đọc nhiều sách đang trở thành một kim chỉ nam. Tâm lý đọc nhiều sách đang được lan rộng trong xã hội. Bài viết dưới đây mình muốn chia sẻ góc nhìn về tính hiệu quả của việc đọc sâu so với đọc rộng.​

Cứ đọc nhiều là tốt?​


Số lượng sách đọc mỗi năm không phản ánh được chất lượng tri thức mang lại cho chính bản thân người đọc. Nếu sách là một công cụ lan tỏa tri thức, thì việc đọc nhiều để lấy thành tích thay vì cố gắng hiểu tận tường những gì ta đã đọc đã làm mất đi rất nhiều tri thức. Đọc quá nhiều sách không đúng trọng tâm, không suy tư, không chọn lọc giống như tiêu thụ thông tin trên mạng xã hội. Một đại dương sách về kiến thức kĩ năng bên ngoài nếu đọc không có chọn lọc chúng ta sẽ thấy lạc lõng vì không biết trang bị kĩ năng nào, cũng như không tập trung vào một kĩ năng mình cần để phục vụ công việc trong cuộc sống của chính bản thân.​

Đừng chạy KPI cho việc đọc sách.​


Mình không phủ nhận việc đọc sách nhiều là sai, nhưng việc chọn sách đúng để đọc thì chưa ai trả lời được. Một số người còn khoe thành tích đọc vài trăm cuốn sách mỗi năm rồi chụp ảnh đăng lên mạng, làm cho bạn cảm thấy phải đọc được bao nhiêu đó sách giống họ. Từ đó, nhà xuất bản đánh vào tâm lý người dùng sản xuất ra các quyển sách có bìa vô cùng bắt mắt nhưng nội dung thì không được đánh giá cao. Dẫn đến việc bạn càng hiểu sai về cách đọc sách, giá trị mà cuốn sách mang lại.

Bạn đang đọc sách theo kiểu nàoĐọc sâu hay đọc rộng.jpg

Đọc sâu tốt hơn nhiều.​


Việc đầu tiên khi bạn tập trung đọc một cuốn sách giúp bạn tiết kiệm được tiền mua sách. Lợi ích tiếp theo của cách đọc này bắt bạn phải nghiền ngẵm một cuốn sách rất lâu để hiểu được những gì mà tác giả đã ghi trong đó. Cách đọc này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bạn nhưng nó không có nghĩa là bạn sẽ đọc ít, khi bạn đọc xong một cuốn sách với cách đọc sâu nó sẽ là tiền đề để bạn đọc những đầu sách liên quan đến những vấn đề trước đó.
Cách đọc sâu này rèn luyện cho người đọc tư duy, khả năng phân tích một tác phẩm hay một kiến thức mà tác giả mang lại. Đọc sách không chỉ là tiếp thu tri thức từ một chiều mà là chúng ta giao tiếp với tác giả để hiểu hơn về tác phẩm.​

Học cách chủ động khi đọc sách.​


Việc đọc sách phải được thực hiện cùng với ghi chép, có nghĩa là trong lúc bạn đọc sách cần cầm trên tay một cây bút hoặc chiếc máy tính để đánh dấu những kiến thức mấu chốt, ghi chép lại những câu từ mà tác giả viết. Kết hợp 2 việc này giúp cho hiệu quả đọc sách của bạn được nâng lên, khả năng nhớ cũng được tăng lên. Lúc này, người đọc sẽ vận dụng hết khả năng phân tích, tư duy để hiểu được những gì tác giả viết.​

Kết.​


Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích mà không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng đọc sách như thế nào cho đúng cách cần một kế hoạch cụ thể và một tinh thần mong muốn tiếp thu tri thức của người đọc, có như thế việc đọc sách mới không trở nên nhàm chán. Giá trị của việc đọc sách nằm ở việc người đọc cố gắng để hiểu được hết những tinh hoa của tác giả đặt trong đó. Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân mình, bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc bỏ qua, cũng như đóng góp ý kiến để càng phát triển thêm những bài viết hay.

Xem thêm một số bài viết hay: 6 công việc giúp sinh viên ô tô có thể kiếm tiền mùa dịch
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

Giá xăng tăng hơn 1400 đồng/lít từ chiều nay​

Tính từ tháng 11/2020 đến nay, giá xăng đã tăng hơn 9200 đồng/lít. Quá ghê!

giá xăng tăng.jpg


Chi tiết:
Chiều 26/10, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần.
Theo đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 1.460 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng/lít. Mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 23.110 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.330 đồng/lít.
Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 17 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 9.225 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 9.629 đồng/lít.
Ngoài ra, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng khá mạnh. Sau khi điều chỉnh, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel là 18.710 đồng/lít; dầu hỏa là 17.630 đồng/lít và dầu mazut là 17.210 đồng/kg.
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Tăng nhẹ thôi mà =)) Giảm 500 đồng/lít thì gọi là giảm mạnh
Mạnh Quân
Đây là mức tăng cao nhất trong 7 năm qua đấy. Kinh khủng.
Khánh Huyền

Đố các anh biết em làm nghề gì?​

Thân hình: cao 1m73, da trắng, mặt xinh
Công việc hằng ngày: nằm ngửa lấy tiền
Đối tượng khách hàng: Các anh trai giàu có =))

con gái sửa chữa ô tô.jpg
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Phan Mạnh Cường
chào em gái ngành
Nguyễn Xuân Giang
Xe điện VinFast e34 bị bắt gặp khi đi đăng kiểm, hé lộ toàn bộ khoang động cơ điện. VinFast VF e34 đã sẵn sàng để đến tay khách hàng Việt.

Ảnh: st

06986B48-2DD0-47C9-B27B-B45BADC4900E.jpeg

EE905973-D37F-4DBA-B2EA-2B0C4ECAEB62.jpeg
CAD73FEC-4E3D-4946-8DDC-6EFBF7F9F7CD.jpeg
0A27AF63-F944-448B-BC2E-E2F50A9D2CAD.jpeg
Xem thêm…
Khánh Huyền

Đánh giá ứng viên: Tư duy quan trọng hơn kỹ năng!​

Hai bạn sinh viên học cùng trường, cùng có xuất phát điểm giống nhau nhưng tư duy chính là điều làm nên sự khác biệt.

danh gia ung vien.png


Một bạn A có thành tích học tập rất tốt nhưng lại thiếu đi các trải nghiệm xã hội cần thiết. Điều này sẽ khiến bạn khó hòa nhập với môi trường doanh nghiệp. Bạn sẽ dễ trở thành một con gà công nghiệp trong môi trường công sở đầy mới lạ. Bạn sẽ phù hợp với các kiểu công việc có sẵn và cần người cầm tay chỉ việc. Dù năng lực học tập trước đây của bạn tốt nhưng bạn chỉ có lý thuyết.

Một bạn B có thành tích học tập thấp hơn bạn A nhưng có nhiều trải nghiệm về các công việc từ năm nhất. Từ gia sư đến phục vụ, công tác xã hội, tham gia các chương trình rèn luyện kỹ năng... Bạn còn tự nghiên cứu và tìm hiểu trước về môi trường doanh nghiệp, các công việc sẽ làm cũng như kết nối với những người đi trước để học hỏi. Bạn cũng xác định phải đi thực tập ngay từ năm thứ ba để có trải nghiệm công việc trong tương lai. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm, biết nắm lấy cơ hội dù là nhỏ nhất, bạn đã được công ty giữ lại làm việc sau một kỳ thực tập xuất sắc.

Ngày tốt nghiệp ra trường, bạn B được xe công ty đưa đón tận nơi. Bạn A thấp thỏm lo âu vì tốt nghiệp đồng nghĩa với thất nghiệp. Bạn A chưa có gì trong tay ngoài các kiến thức đã học từ nhà trường và sách vở. Vậy làm sao để bạn A có thể đuổi kịp bạn B nếu không chịu thay đổi và có tư duy đúng từ lúc đầu đi học?

Lúc này, bạn A nhờ nền tảng kiến thức vững vàng mà bạn không khó để hiểu biết về công việc, các nguyên lý nền tảng, các quy luật chính yếu và cốt lõi nhất. Nhờ sự chăm chỉ, bạn A cũng phần nào bù lại được các kỹ năng còn thiếu. Bạn còn tích cực tham gia học tập thêm, làm nhiều việc hơn, chịu khó quan sát, tìm tòi và nghiên cứu, thực hành nhiều hơn để đạt được kết quả tối ưu. Từ đó, bạn A cũng dẫn thay đổi được năng lực và chính thức bắt tay vào cuộc đua với bạn B.

Thực tế, không ai hiểu chúng ta hơn chính mình. Động cơ, mục đích, động lực của chúng ta đều xuất phát từ chính mong cầu của bản thân. Tuy nhiên, cách mà chúng ta tư duy lại khiến chúng ta trở nên thật sự khác biệt. Steve Jobs đã từng nói tầm nhìn là sự khác biệt giữa người dẫn đầu và những người theo sau.

Do vậy, việc rèn luyện cách thức tư duy, giải quyết vấn đề theo hướng hiểu rõ nguồn gốc, bản chất để tìm ra quy luật, các nguyên lý vận hành luôn là điều cực kỳ quan trọng. Xa hơn, nó giúp cho việc giải quyết các vấn đề triệt để hơn, ngăn ngừa được những hành động tương tự có thể lặp lại trong tương lai gần.

Khi hai ứng viên có năng lực ngang nhau cho cùng một vị trí, tôi thường chọn người có năng lực tư duy tốt hơn, khả năng nhìn xa hơn và tư duy logic tốt hơn. Đó cũng chính là tiền đề cho việc một nhân viên có trở nên xuất sắc hay không, cách thức tư duy và năng lực nhận thức của bạn là quan trọng. Kỹ năng có thể học được sau 20 giờ nhưng tư duy phải rèn luyện liên tục. Đó là cách mỗi người nhìn nhận, tương tác và tồn tại trong thế giới quan của chính họ.

Nguồn: Bùi Đoàn Chung
Xem thêm…
Đức Huy
Cần kiểm tra những gì khi mua xe ô tô cũ?
nhung-hang-muc-can-kiem-tra-khi-mua-o-to-cu.jpg

Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì việc các hãng xe thi nhau cải tiến các công nghệ cũng như cho ra mắt hàng loạt các mẫu xe mới là điều không còn quá xa lạ với chúng ta. Vì thế, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn khi muốn sở hữu cho mình một chiếc ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh những người yêu thích các mẫu xe mới, hiện đại,... cũng có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng muốn sở hữu cho mình một chiếc xe cũ, đã qua sử dụng vài năm hay thậm chí là hàng chục năm. Nguyên nhân có thể là xuất phát từ niềm đam mê xe cổ hoặc phổ biến nhất có lẽ là vì điều kiện kinh tế, thu nhập của cá nhân. Tuy nhiên, việc chọn mua một chiếc xe cũ đủ tốt để sử dụng lâu dài là việc không hề dễ dàng, nó càng khó khăn hơn đối với những người không có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Việc lựa chọn mua một chiếc ô tô cũ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì hàng đã qua sử dụng thì không thể tránh khỏi những vấn đề. Vậy khi mua xe cũ thì cần kiểm tra những hạng mục nào trên xe để tránh những sự cố hỏng hóc và tổn thất đáng tiếc sau này?

Dưới đây là danh sách các hạng mục cần kiểm tra một chiếc xe cũ nhằm cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đi đến quyết định có mua xe hay không hoặc nếu mua thì định giá bao nhiêu, cần sửa chữa gì thêm khi mang về sử dụng?

Bên ngoài xe:

- Trước tiên phải xem xét bất kỳ dấu hiệu nào về tai nạn hoặc lũ lụt, hỏa hoạn hoặc các thiệt hại nghiêm trọng khác đối với thân xe.
- Kiểm tra xem xe đã được sơn lại hay không.
- Bất kỳ thiệt hại nào có thể nhìn thấy trên thân xe.
- Cửa ra vào, cửa sau hoặc nắp mui có bị hỏng hoặc bị lệch không?
- Bất kỳ mảng sơn không phù hợp gam màu chung của xe (đây là một dấu hiệu cho thấy xe có thể bị thay thế các bộ phận bị hư hỏng).
- Giá đỡ và nóc xe có dính liền và không bị hư hỏng?
- Có phải kính chắn gió và cửa sổ bên và cửa sau không có vết nứt?
- Lưỡi gạt nước đã được thay thế?
- Gương có gắn và có vết nứt?
- Cửa sổ trời (hoặc đầu có thể thay đổi) không bị hư hỏng và hoạt động ở tất cả các chế độ?
- Bạn hãy xem xét lái xe vào một nhà tối để kiểm tra đèn chiếu sáng bên ngoài. Có phải tất cả đèn, bao gồm đèn pha, đỗ xe, đèn quay và đèn sương mù, đèn phanh có hoạt động? Các ống kính có bị hư hỏng không?

Nội thất xe:

- Dây đai an toàn có chức năng và không có vết cắt hay không?
- Kiểm tra túi khí nếu có thể. Có phải tay lái đã bị mòn bất thường?
- Âm thanh và báo thức: Đài radio, cassette, CP, MP3, loa và đài vệ tinh đều hoạt động?
- Hệ thống dẫn đường có làm việc?
- Kiểm tra hệ thống báo động và trộm nếu có thể.
- Hệ thống sưởi ấm, làm mờ và điều hòa không khí? Tất cả lỗ thông hơi hoạt động?

Hệ thống điều khiển:

- Tay lái, nghiêng và điều khiển (điều khiển âm thanh, tốc độ…).
- Gạt nước chắn gió có hoạt động ở mọi tốc độ?
- Camera phía sau hoặc báo thức dự phòng?
- Gương hiện diện và làm việc?
- Đèn chiếu sáng nội thất (đèn mái vòm, đèn sân vườn, ánh đèn đường, đèn chiếu) hoạt động?
- Có thiết bị đo gas, đồng hồ tốc độ RPM, đồng hồ, ổ cắm điện/đèn pin và đồng hồ đo thời gian?

Ghế và Nội thất:

- Đồ nệm có sạch sẽ, không bị nhuộm màu, mòn, hoặc cắt? Nếu nó làm phiền bạn, hãy hỏi (và ngửi) để xem người chủ cũ có hút thuốc không?
- Thảm, thảm sàn và dàn đèn chùm có hình dáng đẹp (kiểm tra dưới thảm)?
- Các ghế an toàn di chuyển?
- Chỗ ngồi có đúng cách?
- Ghế sưởi/làm mát có đủ chức năng không?
- Khóa cửa và khóa an toàn cho trẻ em có hoạt động không?
- Kiểm soát cửa sổ làm việc trên cả bốn cửa sổ?

Khoang hành lý:

- Liệu thảm, hàng trang trí và hàng hoá có hình dáng đẹp?
- Đèn khoang sáng có hoạt động không?
- Công cụ lốp và lốp dự phòng hiện có?

Dưới mui xe:

- Nâng nắp và kiểm tra chất lỏng, bao gồm:
• Bể chứa nước làm mát
• Bể chứa chất làm sạch máy giặt
• Hệ thống dẫn động thủy lực
• Mức dầu
• Dầu phanh
• Bộ tản nhiệt
• Phí hệ thống điều hòa

Có bị rò rỉ chất lỏng?

- Có phải ống và đường dây (như đường dây nhiên liệu, đường lái, chỉ đạo…) có hình dáng đẹp hoặc bị mòn và nứt không?
- Có bất kỳ dây đai nào bị mòn, nứt hoặc bị sờn?
- Hình dạng dây điện có tốt không?- Động cơ có gắn kết tốt không (không bị gãy hoặc tách ra?)
- Các đầu dây có bắt đầu đúng hay không?
- Bất kỳ khói từ động cơ hoặc hệ thống ống xả?
- Kiểm tra bộ tản nhiệt để có rò rỉ và tình trạng chung.
- Làm mát quạt và động cơ làm việc khi bạn chạy động cơ?
- Bộ tản nhiệt đầy chất lỏng?

Khung gầm phía dưới (Bạn cần mặc quần áo cũ và dùng đèn pin để kiểm tra):

- Có gỉ không?
- Lưu ý bất kỳ lỗ hoặc kim loại uốn cong?
- Khung xe có xuất hiện vấn đề gì không?
- Bất kỳ vết mờ có thể nhìn thấy hoặc hư hỏng, cho thấy dấu hiệu sửa chữa?
- Có phải bộ tản nhiệt và hệ thống ống xả không bị hư hỏng?
- Bất kỳ sự rò rỉ nào từ vỏ truyền dẫn?
- Bộ truyền động có bị gãy, bị vỡ hoặc ngâm bằng dầu không?

Lốp và bánh xe
- Lốp và bánh xe phù hợp?
- Làm lốp xe (bao gồm cả phụ tùng) có ít nhất 50% lốp?
- Áp suất lốp xe chính xác hay không (sử dụng lốp đo).
- Các mũ lốp và nắp bánh xe có bị hư hỏng?
- Việc sắp xếp bánh xe có chính xác không, hay bị "kéo" sang một bên?
- Bất kỳ sự rò rỉ nào từ các thanh chống, các va chạm hay bơm hoặc ống dẫn điện?
- Những cánh tay điều khiển hoặc những phần lái xe khác có bị mòn?​
Xem thêm…
Trường Thành
Cần kiểm tra kĩ phần gầm nhé. liên quan nhiều thứ
Thanh Thảo
Mua phải xe ngập nước thì toang
L
Mua xe cũ thì phải chấp nhận, rủi ro quá cao
Admin

Cảnh giới của nghề sửa ô tô là bỏ nghề !​

Nhớ khi xưa, nhân vật Kiếm Ma trong tiều thuyết của Kim Dung Đại Hiệp một đời theo nghiệp võ học luyện tới cảnh giới Độc Cô Cầu Bại kiếm thuật vô song, tung hoành thiên hạ, cuối đời cô quạnh sống với chim điêu, chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của ông ta, mong một lần thất bại mà không được…

965217A6-D820-4329-94A6-F50F846B38CB.jpeg


Ngẫm đến cái nghề sửa chữa ô tô ngày nay trong võ lâm thiên hạ có vài ba thiếu hiệp cũng đang ngạo mạn tự nhận mình là cao thủ đầu mưng mủ trong tay sở hữu vài ba chiêu trò “Cài cắm” “lập trình” “coding” “Programming” của đôi ba dòng xe sang cứ nghĩ mình đã tìm thấy cảnh giới cao nhất nghề nghiệp sánh mình với kiếm ma độc cô cầu bại, chỉ tay lên trời hận đời vô đối.
Phàm trong cái nghề sửa chữa ô tô này muốn vươn tới cảnh giới cao trong cái nghiệp dầu nhớt thì phải biết đến chữ NGỘ.
Càng học phải thấy càng ngu, càng biết phải thấy mình càng nhỏ bé, càng làm phải càng thấy sợ thì lúc đó TÂM ngề của chúng ta mới sáng và TẦM ngề của chúng ta mới cao được. Và đến một ngày chợt vỡ oà ra một điều rằng với cái ngề này cảnh giới cao nhất của nghề chính là bỏ nghề !

Ps: Các bạn trẻ nên đọc chậm, hiểu kỹ để không ngộ nhận nhé.
Chúc các bạn ngày mới vui vẻ.

Tác giả: Nguyễn Thanh Đàm
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Chào mừng hơn 121 thành viên mới tham gia AutoJobs vào buổi tối hôm nay (19/10/2021)
Mọi người comment chào nhau nhé!

3ED81A69-6799-470C-850E-4C5AABFEA6DF.png
Xem thêm…
Đình Phúc

VinFast e34 bắt đầu chạy thử nghiệm trên đường đô thị​

Sau lễ ra mắt chính thức vào ngày 15/10/2021, mẫu ô tô điện VF e34 bắt đầu chạy thử nghiệm trên đường đô thị từ ngày hôm nay (19/10/2021) để kiểm thử khả năng vận hành thực tế, độ bền bỉ, ổn định và mạnh mẽ của xe trên các loại địa hình, điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau.

vinfast chạy thử nghiệm.jpg


Trong quá trình thử nghiệm, VinFast sẽ kiểm tra các tính năng thuộc Hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến (ADAS) trong môi trường thật, bao gồm Cảnh báo lệch làn, Cảnh báo điểm mù, Đèn pha tự động, Hỗ trợ đỗ xe trước/sau, Cảnh báo luồng giao thông đến khi mở cửa, Cảnh báo giao thông phía sau... nhằm đảm bảo các tính năng hoạt động tốt ở mọi điều kiện như mưa nắng, ngày đêm, các loại đường thành phố, nông thôn, cao tốc...

Việc kiểm thử xe VF e34 trên đường đô thị được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Công nghệ Vantix - công ty chuyên cung cấp các giải pháp, dịch vụ về AI và phân tích dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn Vingroup. Vantix sử dụng công nghệ thu thập và xử lý dữ liệu hiện đại và thông minh nhằm phát hiện mọi vấn đề chưa tối ưu của hệ thống để hiệu chỉnh linh hoạt, đáp ứng tối đa các tình huống và thao tác lái xe trong thế giới thực, đem đến trải nghiệm xuất sắc cho người dùng.

Xem thêm: TÓM TẮT SỰ KIỆN RA MẮT XE Ô TÔ ĐIỆN VINFAST E34
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Xe ô tô điện sẽ bùng nổ giống như internet​

Những gì đang diễn ra trong ngành công nghiệp ô tô, không chỉ là sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng, mà còn là một cuộc cách mạng công nghệ.

Đó là quan điểm của Justin Rowlatt, phóng viên môi trường của BBC. Nhiều nhà sản xuất xe hơi cùng chia sẻ quan điểm này và nhanh chóng nhảy vào cuộc đua xe điện.

xe dien se bung no nhu internet.jpg


Việc khai tử động cơ đốt trong đang diễn ra nhanh chóng khi các nhà sản xuất ôtô lớn tiết lộ kế hoạch cắt giảm mà trong một số trường hợp, ngừng hoàn toàn việc sản xuất động cơ đốt trong. General Motors cho biết, họ sẽ chuyển sang EV vào năm 2035. Ford cho biết, từ năm 2030, tất cả các loại xe bán ra ở châu Âu sẽ là xe điện. Volkswagen tuyên bố rằng 73% xe của hãng sẽ là điện vào năm 2030. Jaguar cũng chỉ bán xe điện từ 2025, trong khi Lotus thuộc sở hữu của Geely cũng chỉ sản xuất xe điện từ 3 năm sau đó. Tương tự, Volvo cũng tuyên bố hãng chỉ sản xuất xe điện từ năm 2030.

Có thể có một lý do cho việc di cư ồ ạt khỏi năng lượng xăng dầu. Bất chấp doanh số bán ô tô nói chung giảm 20% trong đại dịch Covid-19, trong khi doanh số ôtô điện tăng 43% trong năm 2020 lên tổng số 3,2 triệu chiếc.

Đó cũng là xu hướng được coi là lịch sử của một cuộc cách mạng công nghệ khác, mang tên internet. Vào cuối những năm 1990, những người am hiểu công nghệ nâng cấp PC (máy tính) để kết nối mạng. Nhưng sự bùng nổ sử dụng internet trong thiên niên kỷ mới được chứng minh qua các con số. Đến năm 1995, đã có 16 triệu người trực tuyến, đến 2001 là 513 triệu. Ngày nay có hơn 3 tỷ người.

Một đường cong hình chữ S có thể xảy ra, với sự chấp nhận xuống dốc trước khi thị trường bão hòa. Thúc đẩy sự thay đổi trong thống kê internet là giá thấp hơn, phần cứng máy tính dễ nâng cấp hơn. Điều này cũng dễ xảy ra với xe điện (EV).

Ô tô điện trước đây thường rất đắt do chi phí pin cao. Tuy nhiên, Madeline Tyson, thuộc nhóm nghiên cứu năng lượng sạch RMI tại Mỹ cho biết, cách đây một thập kỷ, chi phí sử dụng pin là 1.000 USD/kWh, bây giờ chỉ gần 100 USD.

Với 5% số ô tô bán ra ngày nay là xe điện, có vẻ như chúng ta có thể đi đầu trên đường cong chữ S. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS dự đoán doanh số bán xe điện sẽ tăng lên 20% chỉ trong 4 năm và đến năm 2030 (đoạn dốc của đường cong chữ S) sẽ tăng lên 40%. Từ đó, dự đoán 10 năm tới, hầu như mọi chiếc xe bán ra đều là xe điện.

Bình minh của cuộc cách mạng EV đang ở rất gần và thực sự đến với chúng ta.

Ps: Các bạn nghĩ sao về quan điểm này?

Theo: Minh Vũ (Dịch Carscoops)
Xem thêm…