T
5 sai lầm phổ biến của ứng viên ô tô khi viết email xin việc
5 sai lam pho bien khi viet email xin viec.jpg

Email ứng tuyển công việc là một phần trong quy trình tuyển dụng tại các doanh nghiệp ngành ô tô hiện nay. Ngoài việc giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ năng lực ứng viên thông qua CV đính kèm, cách trình bày email cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá kỹ năng của ứng viên đó đặc biệt là ở các vị trí thuộc mảng dịch vụ - khách hàng. Vì vậy, trước khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, bạn nên tìm hiểu cách viết một email chuyên nghiệp, điều đó sẽ giúp hồ sơ của bạn có ấn tượng tốt hơn đối với Nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 5 lỗi phổ biến nhất trong email xin việc của ứng viên ngành ô tô:

1. Không có tiêu đề email/Viết sai cú pháp:

Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu cú pháp tiêu đề email, bạn có gửi theo mẫu: [Họ tên]_[Vị trí ứng tuyển]_[Tên Công ty] hoặc Ứng tuyển [Vị trí công việc]_[Tên Công ty].​
  • Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn A muốn ứng tuyển vị trí Kỹ thuật viên sửa chữa chung tại Jaguar Land Rover thì sẽ viết tiêu đề email như sau: Nguyễn Văn A_Kỹ thuật viên sửa chữa chung_Jaguar Land Rover hoặc Ứng tuyển Kỹ thuật viên sửa chữa chung_Jaguar Land Rover.​
2. Không có nội dung email:

Đa số các email ứng tuyển của ứng viên ngành ô tô không có phần nội dung thư, đây là phần quan trọng nhất của một email ứng tuyển chuyên nghiệp, nội dung email thường được viết với dàn ý sau:​
  • Chào hỏi.​
  • Giới thiệu tên. Biết thông tin tuyển dụng của Công ty qua đâu (Website, mạng xã hội, bạn bè,…).​
  • Viết mail này nhằm mục đích gì?​
  • Giới thiệu sơ lược bản thân và thể hiện mong muốn làm việc, cống hiến cho Công ty.​
  • Kết thúc.​
Các bạn có thể tham khảo những email mẫu trên internet và viết lại theo văn phong của bản thân. Lưu ý: Nhớ đổi tên Công ty & tên HR nếu “rải” CV.​

3. Thông tin ứng tuyển & vị trí ứng tuyển khác nhau:

Bạn cần kiểm tra lại vị trí ứng tuyển điền trong CV trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Tránh dùng CV “Nhân viên kinh doanh” ứng tuyển vị trí “Kỹ thuật viên” hoặc những nhầm lẫn tương tự gây mất chuyên nghiệp.

4. Gửi email ứng tuyển nhưng không có file hồ sơ đính kèm.

5. Spam email ứng tuyển:


Quy trình tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay sẽ không phản hồi email của những ứng viên không đạt yêu cầu. Nếu trong vòng 1 tuần sau khi gửi email ứng tuyển mà chưa được liên hệ, bạn hãy chủ động tìm kiếm một cơ hội việc làm khác nhé.

Chúc các bạn thành công !
Thương Lữ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Tối nay update tính năng tạo link rồi.
Thanh Tân
Trường học nên dạy những kỹ năng này
Khánh Huyền
Đúng là có rất nhiều bạn gửi email mà không có tiêu đề, không có nội dung, không biết đang ứng tuyển vào vị trí nào.
Cảm ơn bài viết của bạn.