AutoJobs
Để sự nghiệp phát triển, hãy bỏ tư duy "giấu nghề"

de-su-nghiep-phat-trien-hay-bo-tu-duy-giau-nghe-autojobs.jpg


“Giấu nghề” xuất phát từ tư tưởng sợ cạnh tranh, khi mà những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phải trải qua hàng chục năm trời mới rút ra được thì phải “trân quý”, “gìn giữ” & “bảo vệ” mới mong có được sự tồn tại lâu dài trong một môi trường làm việc. Nhưng thực chất, “giấu nghề” chỉ còn phù hợp và tồn tại ở quy mô kinh tế “ao vườn chuồng trại”.

Ngành ô tô trong những năm gần đây đang trên đà tăng trưởng liên tục. Trong thời kỳ kinh tế mở, mọi nhu cầu đều đã và đang được thương mại hóa nhanh chóng, cách thức vận hành chuyên nghiệp đang được đề cao thì “giấu nghề” là thứ “bóp chếp” sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Bỏ tư duy “giấu nghề” để sự nghiệp phát triển:
  • “Giấu nghề” tức là giấu giỏi. Bạn luôn sợ người khác học được những “kỹ năng kỹ xảo” đã giúp bạn kiếm tiền trong nhiều năm qua và luôn có suy nghĩ sẽ bị người khác “giành chén cơm”. Bạn làm việc lúc “ma không biết”, “quỷ không hay”, tất nhiên sẽ có kết quả tốt, nhưng không ai biết đó là nhờ bạn. Nếu có kỹ năng, bạn phải thể hiện, đó là yếu tố quan trọng để chứng minh năng lực của bạn đối với mọi người.​
  • “Giấu nghề” cũng là giấu dốt. Trong một xã hội đang phát triển từng giây, “giấu nghề” chỉ khiến cho kỹ năng của bạn ngày càng cũ mòn, và tệ hơn nữa là thứ nghề bạn giấu thì ai cũng biết và chả ai quan tâm vì nó đã lỗi thời. Thể hiện kỹ năng là một cách để bạn học hỏi và hoàn thiện.​
  • Trong môi trường doanh nghiệp hiện nay, khi người ta luôn nâng cao tinh thần team-work, mặc dù “giấu nghề” giúp bạn làm việc hiệu quả, nhưng nó không giúp được một tập thể thành công, và một tập thể không thành công thì chắc chắn cá nhân cũng thất bại.​
  • Để phát triển trong xã hội hiện đại, bạn không chỉ tồn tại dựa vào một “nghề”, chúng ta phải trang bị nhiều kỹ năng và nâng cao những kỹ năng đó một cách thường xuyên.​
Tuy nhiên, việc chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm cũng cần có quy tắc:
  • Hãy đảm bảo mọi sự đóng góp được ghi nhận để không một ai có thể cướp trắng công sức của bạn.​
  • Chia sẻ kỹ năng khác với chia sẻ năng lực, chúng ta giúp cần câu chứ không giúp con cá.​
  • Suy cho cùng, môi trường làm việc luôn cần sự cạnh tranh công bằng & lành mạnh thì mới giúp doanh nghiệp đó phát triển, mỗi người đều phải tự học hỏi và tích lũy riêng cho mình để nhận được quyền lợi tốt hơn. Nếu bạn không có trách nhiệm đối với tổ chức thì không làm “học sinh” cũng đừng làm “giáo viên”, tránh gây ảnh hưởng đến công việc của người khác.​
Chúc mọi người thành công!
Xem thêm…
Super cars
Không giấu nghề nhưng phải có thế mạnh riêng