AutoJobs
Hãy hiểu đúng về KỸ NĂNG

hay-hieu-dung-ve-ky-nang-autojobs.jpg

Kỹ năng là lượng thời gian để hoàn thành công việc​

Ví dụ: Kỹ năng soạn thảo văn bản - Là thời lượng thực hiện để hoàn thành 1 văn bản.

Từ đó, kỹ năng phải bao gồm 3 yếu tố:
1. Tư duy sắp xếp nội dung văn bản và thể thức văn bản.
2. Soạn thảo thành văn bản hoàn chỉnh.
3. Xin phê duyệt và ban hành văn bản để thực hiện.

Người có kỹ năng thì làm nhanh, người thiếu kỹ năng thì làm chậm hoặc xin trợ giúp hoặc không làm được, hoặc làm không đủ bước.

Tuy nhiên, người đời thấy gõ máy nhanh liền bảo “cháu có kỹ năng soạn thảo văn bản”; thấy nói chuyện nhanh nhảu bảo “cháu có kỹ năng giao tiếp” - Đó là sự nhầm lẫn chết người về kỹ năng.

Nhiều bạn sinh viên ô tô vừa mới tốt nghiệp, thậm chí cũng chưa từng đi làm ở bất kỳ công ty nào trước đó vẫn tự tin ghi vào bản CV của mình rằng: "Em có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO,....".

Vậy cơ sở nào để Nhà Tuyển Dụng có thể xác định bạn có những kỹ năng đó? Kỹ năng là thứ được tích lũy thông qua quá trình làm việc, học tập và phải được chứng tỏ bằng kết quả, đặc biệt là nó cần phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra.

Nếu bạn rơi vào trường hợp trên thì chỉ nên tự đánh giá chính mình thông qua những thứ có thể quy ra số (Ví dụ chứng chỉ anh văn/tin học bao nhiêu điểm?). Nếu viết càng nhiều nhưng lại làm không được việc thì chẳng khác nào tự mình hại mình mà thôi.

Chúc tất cả các bạn có nhiều kỹ năng đúng nghĩa để hoàn thiện từng việc thật tốt!​
Xem thêm…
T
Ngoài kỹ năng tin học và anh văn, những kỹ năng còn lại cần được sinh viên ô tô tích lũy thông qua môi trường thực tế. Sinh viên mà có "Kỹ năng lãnh đạo" thì không biết là lãnh đạo cái gì?

Cảm ơn bài chia sẻ của AD
Nguyễn Xuân Giang
@Thương Lữ Cũng có mà. Ngày đi học làm lớp trưởng cũng là lãnh đạo rồi. Đi chơi trong 1 nhóm bạn, nếu ai đó là người thường nhận lãnh 1 nhiệm vụ và có ý tưởng, giải pháp cho nó thì đó cũng đã là lãnh đạo rồi. Lãnh đạo cũng là một kỹ năng, chứ không hẳn là vị trí đâu.
T
@Nguyễn Xuân Giang Nếu "lãnh đạo" được định nghĩa vậy thì dễ quá. Lãnh đạo là "thu phục" nhân tâm, lãnh đạo mà không phục được lòng người thì đừng bao giờ nhận là lãnh đạo!