Kỹ năng soạn email xin việc chuẩn mực dành cho sinh viên vừa ra trường
Ngày nay, ngoài kỹ năng tạo CV ra thì viết email cũng là một kỹ năng quan trọng không kém trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, với rất nhiều bạn sinh viên ô tô vừa ra trường, thường mắc phải những lỗi “ngớ ngẩn” như không có tiêu đề, không chào hỏi….trong quá trình gửi email cho nhà tuyển dụng. Vậy để trang bị kỹ năng soạn email xin việc dành cho sinh viên vừa ra trường, ta phải bắt đầu như thế nào?
Để không mắc phải những sai lầm tương tự, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình kỹ năng soạn email xin việc chuẩn mực. Viết một email đầy đủ, ưa nhìn và tạo được thiện cảm tốt với người nhận bạn phải đáp ứng đủ 6 phần nội dung cơ bản sau đây:
1. Người nhận:
- Cần điền đúng địa chỉ người nhận
- Biết sử dụng CC và BCC
2. Tiêu đề: (Subject)
Đây là phần bắt buộc phải có khi viết một Email.- Tiêu đề phải rõ ràng, nêu rõ chủ đề chính để người đọc nắm được tầm quan trọng của vấn đề và hiểu mục đích của Email từ đó sắp xếp thứ thự ưu tiên check mail hợp lý.
- Tránh viết những tiêu đề kiểu: “GẤP!…”, “QUAN TRỌNG, CẦN ĐỌC NGAY!”,… sẽ gây cảm giác khó chịu, lo âu cho người đọc.
3. Lời chào mở đầu:
Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của Email cũng như đối tượng người nhận để chọn lựa lời chào cho thích hợp như: Dear+ (Mr/Mrs) Tên người nhận, Kính chào…, Mến chào…, …- Nếu bạn đang viết Email cho nhà tuyển dụng hãy ghi thêm: Tên người nhận+ chức vụ của họ+ Tên công ty ngay sau lời chào.
4. Nội dung:
Khi viết nội dung cần phải tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Short and Simple).- Ghi đúng vấn đề, không kể lể dài dòng hay rào trước đón sau quá dài.
- Nhà tuyển dụng rất ít khi đọc kỹ, hãy liệt kê vấn đề ra từng dòng một. Người trả lời email cứ theo từng dòng mà trả lời bằng màu chữ khác, rất nhanh và tiện.
5. Kết thúc:
Để kết thúc lá thư, bạn cần lưu ý phải có:- Lời cảm ơn.
- Lời chúc.
- Thông tin cá nhân, địa chỉ để người đọc liên hệ.
- Lời chào kết thúc: tương tự như lời chào mở đầu mà chọn cách chào phù hợp như: Trân trọng, Thân ái,….
6. File đính kèm:
Nếu có File đính kèm, tôi khuyên các bạn nên chèn vào trước khi viết tránh trường hợp viết xong thấy mệt mỏi rồi quên chèn File vào Email.Nếu là CV thì bạn nên xuất sang File dạng PDF rồi mới gửi.
*Chú ý:
- Kiểm tra lại xem đúng địa chỉ email người nhận chưa.
- Xem đã đính kèm file CV chưa.
- Kiểm tra lại lỗi chính tả.
Lựa chọn khác