Minhtruong12

Xéc-măng động cơ

Xéc măng động cơ là một chi tiết quan trọng bên trong động cơ đốt trong, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là bạc piston, tên tiếng anh của chúng là segment. Xéc - măng động cơ đảm nhiệm vai trò giữa độ kín khít cách biệt giữa buồng đốt và các te dầu trọng động cơ và làm việc trong môi trường hết sức khắc nghiệt, nên được chế tạo với các loại vật liệu đặc biệt.
xéc măng động cơ.jpeg

Hình ảnh bộ xéc măng động cơ

1. Yêu cầu của vật liệu chế tạo xéc-măng động cơ ô tô

  • Hệ số giãn nở nhiệt và hệ số ma sát nhỏ.
  • Có độ cứng, sức bền phù hợp trong điều kiện ma sát giới hạn.
  • Tính đàn hồi và sự ổn định trong điều kiện nhiệt cao phải tốt.
Do đó mà chúng ta sẽ thường gặp những xéc- măng có chất liệu bằng hợp kim, gang xám.

2. Phân loại xéc-măng động cơ ô tô

Trong một bộ xéc măng của động cơ thường có 2 loại chính là: xéc măng dầu và xéc măng khí.
Trong đó loại xéc-măng khí lại được chia làm 2 loại là Xéc-măng lửa và Xéc-măng ép
  • Xéc-măng lửa: Là cái vòng nằm trên cùng (từ trên đỉnh đầu piston đếm xuống), tiếp xúc trực tiếp với khí cháy (hỗn hợp xăng gió). Loại xéc-măng này thường có mặt trên dưới, mặt ngoài mạ chrome để tăng độ bền, nên thường có màu trắng xung quanh
  • Xéc-măng ép: Là cái vòng thứ 2 nằm ở giữa, ngay kế tiếp vòng xéc-măng lửa, hình dáng giống như xéc-măng lửa, còn được gọi là xéc-măng làm kín, thường được mạ chrome hoặc không mạ, thường có màu xám đậm.
  • Xéc-măng dầu: Là vòng nằm cuối cùng, bên dưới 2 vòng xéc-măng hơi. Được tạo thành từ 2 vòng thép mỏng bên ngoài kẹp 1 vòng đàn hồi hướng tâm ở giữa. Vòng đàn hồi hướng tâm là 1 vòng có thiết kế phay các rãnh, tạo thành các khe nhỏ trên bề mặt, tiếp xúc với thành xylanh
phan-loai-xec-mang-dong-co.jpg

Xéc măng khí nằm trên, xéc măng dầu nằm dưới

3. Chức năng chính của xéc măng

Xéc măng có 4 chức năng chính như sau:
  • Duy trì sự nén khí giữa thành xilanh với piston.
  • Bao kín buồng đốt để ngăn khí và duy trì áp xuất
  • Tạo lớp màng bôi trơn giữa piston và xi lanh.
  • Làm chi tiết truyền nhiệt trung gian cho piston ra xilanh.
  • Ngăn không cho piston gõ (va đập) vào thành xilanh.

xéc măng động cơ đốt trong.jpeg


4. Nguyên lý hoạt động của xéc-măng

Luôn có xu hướng bung ra để ôm sát thành xi lanh, khi động cơ hoạt động thì xéc măng liên tục di chuyển lên xuống trong chu trình nạp-nén-nổ-xả:
  • Ở kỳ hút: xéc măng động cơ có xu hướng di chuyển lên trên, nằm sát ở “cạnh trên” rãnh xéc măng.
  • Ở kỳ xả và nén: xéc măng có xu hướng di chuyển xuống dưới, nằm sát ở “cạnh dưới” rãnh xéc măng.
  • Khi xéc măng nằm ở “giữa rãnh” hoàn toàn, thì chúng không nằm sát “cạnh” nào cả, khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao thì lúc này xéc măng động cơ sẽ lắc qua lại và di chuyển tự do trong rãnh của xéc măng.
  • Ở kì nổ: cả xéc măng và piston đều đi xuống, áp suất nén trong động cơ sẽ đẩy xéc măng xuống “cạnh dưới” của rãnh xéc măng. Lúc này khí nén sẽ đi vào khoảng trống ở phần trên rãnh xéc măng, rồi đẩy mạnh xéc măng áp sát vào lòng xi lanh. Ở giai đoạn này, xéc măng sẽ bung ra mạnh nhất để làm tăng tối đa độ kín.

5. Dấu hiệu cho thấy xéc măng động cơ cần được thay thế

Nằm tận bên trong động cơ, nên chúng ta không thể mở ra dễ dàng như những chi tiết khác để kiểm tra, vì vậy ta có những dấu hiệu hư hỏng của xéc-măng
  • Khi khí thải, khói xả ra quá nhiều.( khói trắng )
  • Dầu bôi trơn có dấu hiệu hao hụt nhanh.
  • Động cơ tăng tốc yếu.
  • Công suất động cơ thấp.

Tham gia Cộng đồng kỹ thuật viên ô tô để giao lưu kiến thức bạn nhé!
Xem thêm…