Mạnh Quân

9 bước quy trình dịch vụ gara ô tô​

9 buoc quy trinh dich vu gara o to..jpg

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đặt lịch hẹn

1.1 Cố vấn dịch vụ tiếp nhận thông tin từ khách hàng gọi tới và lên lịch hẹn
1.2 Quản đốc lên kế hoạch tiếp nhận xe

Bước 2: Đón khách - Kiểm tra xe

2.1. Cố vấn dịch vụ tiếp nhận xe
2.2. Cố vấn dịch vụ ghi nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng
2.3. Quản đốc/kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lỗi chính của xe
2.4. Quản đốc/kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra các lỗi liên quan của xe
2.5. Quản đốc/kỹ thuật viên kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị khác (nếu nhận thấy có vấn đề)
2.6. Cố vấn dịch vụ ghi chú các lỗi cần sửa vào Biên bản báo lỗi hoặc phiếu kiểm tra

Bước 3: Báo lỗi và giá dịch vụ cho khách hàng

3.1. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ thông báo các lỗi cần sửa chữa cho khách hàng
3.2. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ tư vấn cho khách hàng về các hạng mục sửa chữa
3.3. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ báo giá cho các hạng mục cần sửa chữa
3.4. Chờ khách hàng duyệt giá và yêu cầu sửa chữa
3.5. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ thông báo tiến độ giao xe cho khách hàng.
3.6. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ tiếp nhận Đề nghị sửa chữa của khách hàng.

Bước 4: Lên kế hoạch sửa chữa và chuẩn bị phụ tùng

4.1. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ xác nhận Đề nghị sửa chữa của khách hàng.
4.2. Bộ phận quản đốc tiếp nhận Lệnh sửa chữa từ Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ và giao cho Kỹ thuật viên sửa chữa.
4.3. Thông báo với bộ phận kho để chuẩn bị phụ tùng thay thế.

Bước 5: Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng

5.1. Kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa
5.2. Thay thế các phụ tùng theo phiếu sửa chữa đảm bảo đúng thời gian và tiến độ.


Bước 6: Kiểm tra xe và chạy thử

5.1. Quản đốc/kỹ thuật viên kiểm tra và chạy thử (nếu cần) trước khi bàn giao cho phòng Dịch vụ.
5.2. Vệ sinh, dọn sạch xe

Bước 7: Liên hệ khách hàng và chuẩn bị hóa đơn

7.1 Cố vấn dịch vụ tiếp nhận xe từ phòng kỹ thuật, tiến hành kiểm tra mọi chi tiết lần cuối.
7.2 Cố vấn dịch vụ liên hệ tới khách hàng và chuẩn bị phiếu thanh toán.

Bước 8: Thanh toán và bàn giao xe

8.1. Cố vấn dịch vụ tiếp đón khách và trao đổi các vấn đề đã sửa chữa.
8.2. Khách hàng thanh toán chi phí sửa chữa
8.3. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ bàn giao xe cho khách hàng.
8.4. Phòng Dịch vụ/ Cố vấn dịch vụ cung cấp số điện thoại đường dây nóng để khách hàng gọi trong trường hợp cần thiết.


Bước 9: Chăm sóc khách hàng

9.1. Bộ phận chăm sóc khách hàng gọi điện hỏi thăm khách hàng trong vòng 10 ngày kể từ khi giao xe.
9.2. Bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại (nếu có)
9.3. Bộ phận chăm sóc khách hàng thông báo các chương trình khuyến mại (nếu có)

Xem thêm: 12 bước quy trình dịch vụ sửa chữa chuẩn
Xem thêm…
Super cars
Bước 9 quan trọng nhất
Mason
6 lý do khiến điều hòa ô tô không mát khi chạy ở chế độ không tải
cach-dung-dieu-hoa-o-to-4.jpg
Nguyên nhân thường gặp khiến điều hòa không thổi khí lạnh thường là do lỗi dàn nóng, dàn lạnh, động cơ quá nóng, mức chất làm lạnh thấp và mảnh vỡ lọt vào bình ngưng...
Vấn đề này thường xảy ra khi động xe đã có tuổi và đã hoạt động trong một thời gian dài. Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến vấn đề này là khâu chăm sóc bảo dưỡng hệ thống điều hòa kém khiến điều hòa không thể thổi khí làm mát khi xe chạy không tải. Do vậy, điều cơ bản và quan trọng nhất là kiểm tra điều hòa thường xuyên để nhận biết và khắc phục vấn đề sớm.
Những nguyên nhân cơ bản khiến điều hòa không thổi khí lạnh khi xe chạy ở chế độ không tải:
1. Lọc gió điều hòa bẩn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến điều hòa không mát hoặc mát không sâu là lọc gió điều hòa. Lọc gió điều hòa sau một thời gian sử dụng nhất định cần phải được bảo dưỡng, làm sạch hoặc thay mới, nếu không khi bụi bẩn bám quá nhiều sẽ gây cản trở lượng gió lưu thông làm giảm khả năng làm mát của điều hòa.
2. Quạt giàn nóng
Quạt dàn nóng là một trong những bộ phận đầu tiên mà bạn phải xem xét khi điều hòa ô tô không mát. Chức năng của quạt dàn nóng là để giảm nhiệt độ, áp suất cao của môi chất lạnh bị nén bởi lốc lạnh. Nếu quạt dàn nóng bị hỏng hoặc bám quá nhiều bụi bẩn khiến nó không thể chạy hết lực và không thể giảm nhiệt của môi chất lạnh.
Khi xe chạy ở tốc độ cao, bình ngưng không cần quạt để làm mát chất làm lạnh vì có đủ không khí đi qua nó. Nhưng, khi xe không chuyển động, quạt là công cụ duy nhất để làm mát chất làm lạnh. Bạn nên kiểm tra xem các kết nối của quạt có bị lỏng hoặc không nằm đúng trong khe cắm của quạt hay không.
3. Động cơ quá nóng
Một lý do phổ biến khác khiến điều hòa ô tô không thổi khí lạnh khi không tải là động cơ quá nóng. Máy nén (lốc lạnh, gas điều hòa) của hệ thống điều hòa chuyển nhiệt từ bộ tản nhiệt sang bình ngưng. Khi ô tô đã quá nóng và các quạt trong bộ tản nhiệt và bình ngưng không hoạt động bình thường, thì hệ thống làm mát trên xe ô tô không thể hoạt động hiệu quả.
4. Không đủ chất làm lạnh
Khi mức chất làm lạnh thấp hơn mức cho phép, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề là điều hòa ô tô không thổi hơi lạnh khi chạy không tải. Máy nén có thể bơm chất làm lạnh dễ dàng hơn khi xe chạy tốc độ cao hoặc trên đường cao tốc nhưng lại gặp khó khăn khi xe không tải.
5. Mảnh vỡ rơi vào bình ngưng
Khi mảnh vỡ hoặc bật kỳ vật gì lọt vào bình ngưng và cản trở các cánh tản nhiệt, quá trình làm mát sẽ không thể hoạt động bình thường, đặc biệt là khi xe chạy không tải. Những vật này cũng có thể làm cong hệ thống làm mát và tạo ra hiệu ứng tương tự. Bạn phải làm sạch các cánh tản nhiệt và các khu vực khác để giải quyết vấn đề này.
6. Giàn nóng và giàn lạnh quá bẩn
Khi dàn nóng, dàn lạnh bám quá nhiều bụi bẩn, nó sẽ không giải nhiệt được. Đây được xem là một nguyên nhân dẫn tới máy lạnh ô tô không mát. Nếu bạn để ý, dàn nóng được lắp phía trước quạt gió động cơ và két nước. Khi máy lạnh ô tô không mát nên kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh.
Do vậy, nếu điều hòa quá bẩn nên vệ sinh ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không xịt nước quá mạnh, vì có thể làm móp cong các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm. Các thanh nhôm này khá mảnh, dùng dần khí đi qua để tản nhiệt, chúng không chịu được lực mạnh.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến làm điều hòa ô tô không mát khi xe chạy ở chế độ không tải. Ngoài những nguyên nhân kể trên liệu còn nguyên nhân phổ biến nào mà bạn gặp phải nữa không? Cùng thảo luận ở phần bình luận nhé!
Chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công!​
Xem thêm…
Super cars
Quá trình kiểm tra và ban giao xe CNCH&PCCC cho công an và quân đội.
Do đặc thù là dòng xe chuyên dụng và đòi hỏi công nghệ cao nên các dòng xe CNCH&PCCC của công an và quân đội đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Hiện nay đa số xe của Việt Nam đều được nhập từ Đức.
Sau đây mình xin chia sẻ quá trình đánh giá và ban giao xe do mình trực tiếp đã làm và ban giao cho công an và quân đội.
1. Kiểm tra toàn bộ nội và ngoại thất của xe.
2. Kiểm tra phần cơ khí của xe bao gồm động cơ hộp số các thiết bị lọc xem có hiện tượng rò rỉ hay không.
3. Kiểm tra phần điện cho xe và phần chuyên dụng qua thiết bị chuyên dụng và kết hợp với chuyên gia nước ngoài để đánh giá
4. Nhập toàn bộ thôn tin xe và thông tin bảo hành lên hệ thống
5. Kết luận và bàn giao xe.
Các dòng xe CNCH&PCCC rất tiên tiến và hiện đại, nếu ai quan tâm đến dòng xe này hoặc các dòng xe chuyên dụng khác hãy cmt nội dung câu hỏi bên dưới, mình sẽ chia sẻ hết mức có thể.
5c2c82acdce028be71f1.jpg
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Bạn cho mình hỏi là những xe này thì thường sẽ do đơn vị nào đứng ra nhập về bạn nhỉ?
Thanh Tân
anh em thường dùng cách nào để kiểm tra van hằng nhiệt còn dùng tốt hay không? cùng chia sẻ nhé

van-hang-nhiet-1592279003-8286-1592785626.jpg
Xem thêm…
Admin
Cái này anh em thường bỏ nước sôi luộc lên bạn à.
  • Like
Reactions: Super cars
Thanh Tân
@Admin Quan sát nó như thế nào ad nhỉ?
Super cars
@Admin mình cùng từng được chứng kiến vô cùng đơn giản. Bước 1: Tháo và vệ sinh van
Tháo van nhiệt khỏi động cơ, van này được lắp ở ống nước ra trên nắp máy, sau đó tẩy rửa làm sạch cáu cặn bám trên van.

Bước 2: Kiểm tra van nhiệt
Trước tiên, hãy chuẩn bị một số dụng cụ như nhiệt kế, một bình nước ( nếu là bình trong suốt có đáy bằng kim loại thì càng tốt) và bếp để đun nước. Sau đó tiến hành như sau:

- Bật bếp để đung nước và treo van hằng nhiệt chìm một nửa trong bình nước rồi đưa nhiệt kế vào để đo nhiệt độ nước, quan sát van và nhiệt kế. Lưu ý không để van chạm đáy sẽ không chính xác do nhiệt ở phần đáy khá cao làm quá trình giãn nở van không như bình thường. Van sẽ bắt đầu mở khi gần đến nhiệt độ được nhà sản xuất ghi trên thân van và sẽ mở hoàn toàn ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ghi trên thân van khoảng 15oC. Thông thường, khoảng nhiệt độ này sẽ bắt đầu từ 80 – 100 độ C.

- Tắt bếp và quan sát quá trình nguội nước thì van nhiệt cũng sẽ đóng dần lại và đóng hoàn toàn khi nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ ghi trên van khoảng 5 độ C. Nhiệt độ này rơi vào khoảng 70 – 80 độ C.

Thực ra, các bạn có thể kiểm tra nhiệt độ lúc van hằng nhiệt bắt đầu mở mà không cần phải tháo van khỏi động cơ bằng cách dùng thiết bị chẩn đoán trên xe hoặc dùng đồng hồ nhiệt độ nước trong thời gian chạy ấm máy. Trong thời gian này nhiệt độ nước sẽ tăng dần cho tới khi van hằng nhiệt mở và sau đó sẽ giảm nhanh khoảng 5oC trước khi tăng trở lại.

Còn một cách kiểm tra đơn giản nữa được các kỹ thuật viên có kinh nghiệm thường làm đó là sờ tay vào ống nước nối giữa van hằng nhiệt và két nước, khi van hằng nhiệt đóng thì ống này lạnh, còn khi van này mở thì ống nóng lên, do đó có thể xác định được thời điểm mở van và nhìn đồng hồ nước để xem nhiệt độ lúc mở van có đúng không. Nếu van hằng nhiệt đóng, mở ở nhiệt độ không đúng với yêu cầu cần phải thay van mới.
Hữu Lộc
Sáng nay gặp con toyota 1tr-fe có hệ thống này ko biết nó có tác dụng gì anh em nhỉ?

82248869_2467737403440147_9091381588700168192_n.jpg
Xem thêm…
Đình Phúc
Cái này nhìn lạ nhỉ. Hóng cao nhân giải đáp
Nguyễn Xuân Giang
Cái này là van EGR thì phải.
Thành Phạm
van egr thế hệ mới, từ innova 2017 về sau
Mạnh Quân

Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn?

TEAM 21 là bộ tài liệu đào tạo của Toyota không còn xa lạ gì với những anh em kỹ thuật viên ô tô. Cùng với sự phát triển của thị trường ô tô và các công nghệ sử dụng trên ô tô ngày càng hiện đại, bộ TEAM21 do chưa đáp ứng được việc cập nhật các công nghệ mới. Chính vì vậy, từ năm 2018, Toyota đã cho ra mắt chương trình đào tạo TEAM GP thay thế cho TEAM21.

Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn.jpg

I. Chương trình đào tạo TEAM - GP là gì?​

  • Là chương trình đào tạo kỹ thuật trực tuyến dành cho Kỹ thuật viên.
  • Các tài liệu đào tạo sẽ được tải lên Server của TMC.
  • Kỹ thuật viên có Tài khoản (ID) sẽ truy cập và học và thi kiến thức trực tuyến.
  • Kỹ năng của KTV sẽ đánh giá qua công việc thực tế sử dụng Phiếu đánh giá kỹ năng

II. Các ưu điểm của TEAM – GP so với TEAM 21:​

  • Tài liệu đào tạo các công nghệ mới được cập nhật kịp thời.
  • Chương trình đào tạo dễ hiểu và được cá nhân hóa.
  • Tiến độ học của KTV được quản lý trực tuyến sử dụng ID cấp độ quản lý.
Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn 2.jpg

III. Concept của TEAM - GP​

Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn 3.jpg

IV. Các cấp độ đào tạo của TEAM - GP​

Có 4 cấp độ chứng chỉ TEAM-GP tương đương với các cấp độ chứng chỉ TEAM21

Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn 4.jpg

V. Các tài liệu đào tạo TEAM - GP​

Chương trình đào tạo TEAM GP thay thế TEAM 21 có gì hơn 5.jpg


Xem thêm: Những kỹ năng cơ bản mà một kỹ thuật viên ô tô cần phải biết
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường
Học như thế nào để trở thành một thợ sửa chữa ô tô giỏi ?

Nghề sửa chữa ô tô đang ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm, bởi số lượng ô tô càng ngày càng tăng lên và xã hội đang dần phát triển. Việc học để trở thành một người thợ sửa chữa giỏi có thể theo bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các bạn muốn trở thành một người thợ chuyên nghiệp, nên chọn con đường được đào tạo chính quy và bài bản. Bởi, chỉ có cách đó, các bạn mới thật sự được trang bị tốt về kiến thức lý thuyết và có tư duy hệ thống trước khi bắt tay vào làm nghề. Dưới đây là các bước có thể giúp cho bạn phát triển nhanh hơn trong nghề sửa chữa ô tô.

1. Xác định lượng kiến thức và kỹ năng mà một người thợ cần trang bị
Để trở thành người thợ cơ khí ô tô ngày nay không đơn thuần chỉ dựa vào “chân tay” hay công thức đơn thuần “nghề dạy nghề”. Bạn cần có sự xác định rõ ràng về cái “nghiệp” mà mình chuẩn bị theo đuổi sẽ bao gồm những kiến thức mà bạn cần gì? VD: Điện, máy, gầm... Những nhóm kỹ năng cơ bản như tiếng anh, vi tính, các thiết bị công nghệ...

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi.jpg


2. Khởi đầu sự học bằng cách hoàn thành các chương trình đào tạo tại các trường kỹ thuật
Rất nhiều người cho rằng nhà trường chỉ cung cấp cho chúng ta những kiến thức “chẳng liên quan” nhưng hầu hết toàn bộ những trải nghiệm khi bước chân ra thực tế đều được giải thích từ các định luật, các cơ lý thuyết từ nhà trường. Chương trình đào tạo từ nhà trường sẽ cung cấp cho bạn lượng kiến thức nền tảng đủ để bạn có thể xây dựng và phát triển nâng cao tay nghề của mình về sau. Việc nắm bắt, lĩnh hội các mảng về kỹ thuật cơ khí ô tô sẽ dễ dàng hơn so với các môn toán học, khoa học và Tiếng Anh.

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 2.jpg

3. Hoàn thành một chương trình dành cho kỹ thuật viên ô tô.
Các chương trình đào tạo kỹ thuật viên hiện nay ở nước ta đang được một số trường đại học , trường dạy nghề liên kết với các đại lý xe hơi như Toyota, Honda...

Bạn cũng có thể tham gia vào các chương trình đào tạo thực tế từ các trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp bên ngoài. Với các chương trình huấn luyện kỹ thuật viên này bạn hoàn toàn có đủ kiến thức và trải nghiệm thực tế để có khả năng tham gia vào lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ô tô tại các gara, xưởng dịch vụ, đại lý ô tô...

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 3.jpg


4. Tham gia vào các diễn đàn kỹ thuật công nghệ ô tô để tích lũy kiến thức
Tìm kiếm trên mạng các diễn đàn, website chuyên về kỹ thuật ô tô để tham gia kết bạn, giao lưu. Thông qua hình thức này bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ, có được sự hỗ trợ và đặc biệt bạn sẽ sở hữu cho mình một lượng kiến thức về Pan bệnh khổng lồ mà hàng ngàn người chia sẻ

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 4.jpg


5. Trang bị kỹ năng mềm
Việc phát triển kỹ năng dành cho một người thợ kỹ thuật ô tô ngày nay là hết sức quan trọng. Khi tham gia tuyển dụng mặc nhiên nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến các hành vi giao tiếp, sự tin, khả năng sử dụng các thiêt bị công nghệ như máy tính, phần mềm, đặc biệt bạn nên tự trang bị cho mình vốn tiếng anh chuyên ngành để có khả năng đọc hiểu các loại tài liệu sửa chữa vốn dĩ hầu hết được biên soạn bằng tiếng anh.

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 5.jpg


6. Chọn một chỗ thực tập tốt
Cho dù bạn chọn một garage, đại lý xe hơi hay công ty sản xuất. Thực tập thực tế sẽ là cách tốt nhất để có được kiến thức và kỹ năng làm việc. Qúa trình thực tập và làm việc thực tế sẽ được trải nghiệm một môi trường làm việc không giống như những gì bạn học ở trường. Hãy cân nhắc việc học trên trường lớp và thực tập cùng một lúc. Và nếu bạn làm việc tốt ở đơn vị thực tập thì bạn có cơ hội nhận được suất làm việc tại đơn vị thực tập sau khi bạn hoàn thành chương trình học ở trường.
Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 6.jpg


Xem thêm: Kinh nghiệm đi xin thực tập ở garage cho sinh viên

7. Tìm nơi để phụ việc

Ngày cơ khí ô tô mang đặc thù hơn so với những ngành kinh tế thương mại khác . Việc hoàn thành chương trình học trên nhà trường và hoàn thành 6 bước trên có thể phải cần một thời gian để lấy kinh nghiệm thực tế. Bạn nên tìm một gara hoặc một trạm bảo dưỡng dịch vụ để xin phụ việc kể cả làm không công. Bạn sẽ rất khó khăn với những bước đi đầu tiên nhưng nếu bạn có nền tảng vững chắc và có được sự va chạm thực tế nhiều, bạn sẽ thành một người thợ chuyên nghiệp trong một thời gian ngắn.

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 7.jpg


8. Nắm bắt được các xu hướng mới nhất liên quan đến công nghệ
Liên tục cập nhật thông tin từ các trang nước ngoài, đọc các tài liệu về công nghệ ô tô, sẽ giúp bạn nắm bắt được các xu hướng công nghệ mới. Điều này sẽ giúp bạn dễ định hình hơn về việc trang bị kiến thức cũng như đón đầu được những thách thức của một người làm kỹ thuật ô tô chuyên nghiệp.

Học như thế nào để trở thành thợ sửa chữa ô tô giỏi 8.jpg


Xem thêm: Những kỹ năng cơ bản mà một kỹ thuật viên ô tô cần phải biết
Xem thêm…
T

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến mô thủy lực​

cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-bien-mo-thuy-luc-autojobs.png


Biến mô là một loại khớp nối chất lỏng được sử dụng để truyền năng lượng quay từ động cơ đến hộp số. Vị trí của biến mô được đặt ở giữa động cơ và hợp số & đóng vai trò như một ly hợp trong hộp số sàn. Chức năng chính của biến mô là cho phép tách tải trọng ra khỏi nguồn năng lượng chính đến từ động cơ.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của biến mô thủy lực
Xe được trang bị hộp số tự động sẽ không có ly hợp, vì vậy cần có một cách khác để duy trì động cơ hoạt động trong khi bánh xe và bánh răng hộp số dần dừng lại. Hộp số sàn sử dụng bộ ly hợp giúp ngắt sự kết nối giữa động cơ và hộp số còn hộp số tự động sử dụng biến mô thủy lực với vai trò tương tự.

bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c-h%E1%BB%99p-s%E1%BB%91-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng.png


Khi động cơ chạy không tải, chẳng hạn như dừng đèn đỏ, mô-men xoắn truyền qua bộ biến mô tuy nhỏ nhưng vẫn phải có tác động lên bàn đạp phanh để giữ xe đứng yên. Khi tài xế nhả phanh và đạp ga, động cơ tăng tốc và bơm nhiều môi chất hơn vào bộ biến mô, vì vậy nhiều năng lượng (mô-men xoắn) hơn được truyền tới các bánh xe giúp xe chuyển động.

Chức năng của biến mô thủy lực:
  • Truyền năng lượng từ động cơ đến trục đầu vào hộp số.​
  • Dẫn động bơm dầu của hộp số.​
  • Tách động cơ & hộp số khi xe đứng yên.​
  • Làm tăng mô-men xoắn nhận được từ động cơ và truyền nó đến hệ thống truyền động. Nó gần như tăng gấp đôi mô-men xoắn đầu ra.​
v%E1%BB%8B-tr%C3%AD-c%E1%BB%A7a-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c-h%E1%BB%99p-s%E1%BB%91-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng-1.png


Cấu tạo biến mô thủy lực:
c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c-1.png

Biến mô thủy lực có 3 bộ phận chính:

1. Bộ bánh bơm / Bơm (Impeller):

Các cánh bơm được gắn trực tiếp lên vỏ biến mô và vỏ biến mô kết nối với trục động cơ. Nó là các cánh quạt cong và có góc cạnh. Bộ bánh bơm bao gồm dầu hộp số quay cùng với tốc độ động cơ. Khi nó quay cùng với động cơ, lực ly tâm khiến cho dầu di chuyển ra phía ngoài. Các cánh của bánh bơm được thiết kế theo cách hướng môi chất lỏng về phía các cánh tuabin. Nó hoạt động như một máy bơm ly tâm hút môi chất từ hộp số tự động và đưa vào tuabin.

2. Stator:

Chức năng chính của stator là định hướng đường hồi về cho môi chất từ tuabin để chất lỏng đi vào bánh bơm theo hướng quay của bánh bơm. Khi chất lỏng đi vào theo hướng quay của bánh bơm, nó sẽ làm tăng mô-men xoắn lên nhiều lần. Stator thay đổi hướng của môi chất lên đến gần 90 độ. Nó được gắn với khớp một chiều nên chỉ xoay được theo 1 hướng. Tuabin được kết nối với hệ thống truyền lực còn Stator nằm ở giữa bánh bơm và tuabin.

stator-trong-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c.png

3. Tuabin:

Tuabin được kết nối với trục đầu vào hộp số tự động. Nó cũng bao gồm các cánh cong và có góc cạnh. Cánh tuabin được thiết kế sao cho nó có thể thay đổi hướng của môi chất đi vào bánh bơm. Khi tuabin quay, trục đầu vào hộp số cũng quay làm cho phương tiện di chuyển. Tuabin cũng có một ly hợp khóa, công dụng khóa hoạt động của tuabin khi biến mô đạt được đến điểm kết nối động cơ với hộp số (lúc này biến mô được coi như 1 khớp nối), điều này giúp cải thiện hiệu suất của biến mô.
c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c.png

nhi%E1%BB%87m-v%E1%BB%A5-t%E1%BB%ABng-b%E1%BB%99-ph%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c.png

Nguyên lý hoạt động của biến mô:

Để hiểu nguyên lý làm việc của biến mô, hãy đặt 2 quạt điện đối diện nhau. Quạt 1 được kết nối với nguồn điện (bánh bơm kết nối với động cơ), quạt 2 (tuabin nối với hệ thống truyền động) thì không. Bật quạt 1 hoạt động, không khí di chuyển từ quạt 1 đập vào các cánh của quạt 2 và nó cũng bắt đầu quay gần như cùng tốc độ với quạt 1. Khi quạt 2 dừng lại (lúc dừng xe), quạt thứ 1 vẫn hoạt động bình thường (động cơ vẫn hoạt động).

Trên cùng một nguyên tắc, biến mô hoạt động. Trong đó, bánh bơm đóng vai trò là quạt đầu tiên được kết nối với động cơ và tuabin hoạt động như quạt thứ hai. Khi động cơ hoạt động, bánh bơm quay và lực ly tâm làm dầu bên trong bộ biến mô hướng về phía tuabin. Khi nó chạm vào các cánh tuabin, tuabin bắt đầu quay. Điều này làm cho hệ thống truyền động quay và các bánh xe của xe di chuyển. Khi động cơ dừng, tuabin cũng dừng quay nhưng bánh công tác kết nối động cơ tiếp tục di chuyển và điều này ngăn chặn việc động cơ chết máy.

nguy%C3%AAn-l%C3%BD-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-bi%E1%BA%BFn-m%C3%B4-th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%B1c.png


Có ba giai đoạn hoạt động:

1. Dừng xe:

Trong khi dừng xe, động cơ vẫn dẫn động bánh bơm nhưng tuabin không thể hoạt động. Điều này xảy ra khi xe đứng yên & tài xế giữ bàn đạp phanh để ngăn xe di chuyển. Trong trường hợp này, sự khuếch đại của mô-men là tối đa. Khi tài xế rời chân phanh và tác động vào chân ga, bánh bơm bắt đầu di chuyển nhanh hơn và dẫn động tuabin hoạt động, xe di chuyển. Giai đoạn này có sự chênh lệch lớn giữa tốc độ bánh bơm và tuabin.​

2. Tăng tốc:

Trong quá trình tăng tốc, tốc độ tuabin liên tục tăng nhưng vẫn có sự khác biệt giữa bánh bơm và tuabin. Khi tốc độ tuabin tăng thì sự khuếch đại momen xoắn giảm (nhỏ hơn trong điều kiện dừng xe / tuabin không quay)​

3. Điểm khớp nối:

Trường hợp này, tuabin được được tốc độ xấp xỉ 90% (thông thường tại 60km/h) so với bánh bơm và điểm này gọi là điểm khớp nối. Sự khuếch đại mô-men xoắn dần trở về 0 và biến mô trở thành 1 khớp nối môi chất đơn giản. Tại điểm khớp nối, ly hợp khóa tuabin vào bánh bơm & biến mô, điều này đặt bánh bơm – tuabin quay cùng tốc độ, stator cũng bắt đầu quay theo chiều bánh bơm & tuabin.

57253351_361577267785308_8119256006568968192_n.png


Lưu ý:
  • Sự khuếch tán mô-men cực đại diễn ra tại quá trình dừng xe.​
  • Stator được đứng yên trước điểm khớp nối, giúp khuếch tán mô-men. Khi đạt điểm khớp nối, stator dừng khuếch tán mô-men và bắt đầu hoạt động với bánh bơm, tuabin.​
  • Ly hợp khóa tuabin khi đạt được điểm khớp nối và loại bỏ tổn thất năng lượng, tăng hiệu suất truyền động.​

Các loại biến mô:

1. Biến mô đơn tầng:

  • Cái hay của biến mô đơn tầng là sự đơn giản, bền bỉ & đáng tin cậy của chúng.​

2. Biến mô 3 tầng:

  • Sử dụng 3 vòng của cánh tuabin, hiệu quả của thiết kế này là tăng mô-men xoắn gấp 5 lần lượng mô-men đầu ra của động cơ. Trên thực tế, khi động cơ ở trạng thái không tải, tùy thuộc vào thiết kế cụ thể, biến mô 3 tầng được xác định tạo 335hp tại 2400 vg/ph, 420hp tại 2400vg/ph. 580hp tại 2200vg/ph. Biến mô 3 tầng cũng có 2 loại vỏ cố định và vỏ xoay.​
b%C6%A1m-d%E1%BA%A7u-trong-h%E1%BB%99p-s%E1%BB%91-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng.png

Ưu điểm:
  • Tạo ra mô-men xoắn cực đại như khi sử dụng ly hợp.​
  • Loại bỏ bàn đạp ly hợp.​
  • Làm cho việc lái xe trở nên đơn giản hơn.​
Nhược điểm:
  • Hiệu suất nhiên liệu thấp hơn so với phương tiện sử dụng hộp số sàn.​
Ứng dụng:
  • Biến mô được sử dụng trên xe trang bị hộp số tự động. Nó cũng được sử dụng trong truyền tải điện công nghiệp như truyền động băng tải, ống cuộn, hầu như tất cả các xe nâng hiện đại, thiết bị xây dựng và đầu máy xe lửa.​
  • Sử dụng trong các hệ thống di chuyển dưới nước.​
Vấn đề của biến mô:
  • Sự rung lắc.​
  • Quá nhiệt​
  • Sự trượt​
  • Khó khăn trong vấn đề tắng tốc sau khi dừng xe (độ trễ biến mô).​
Thương Lữ
Xem thêm…
T

OPEN LOOP & CLOSED LOOP

open loop & closed loop.png


Mỗi khi dùng máy chẩn đoán để đọc DATA LIST của động cơ, chúng ta thường bắt gặp dòng thông tin: “Fuel system: OL” hoặc “Fuel system: CL”. Trong đó OL=Open Loop; còn CL=Closed Loop. Vậy Open loop và Closed loop là gì? Theo nghĩa tiếng Việt thì Open loop= Vòng lặp hở; và Closed loop=Vòng lặp kín.

Vậy Vòng lặp hởVòng lặp kín là gì? Xin mời các bạn đọc bài viết dưới đây:
Mô đun điều khiển động cơ (ECM) cần giám sát dòng khí thải và điều chỉnh tỷ lệ không khí / nhiên liệu để bộ chuyển đổi xúc tác (Catalytic) hoạt động với hiệu suất cao nhất, giảm khí thải độc hại ra môi trường.

Chế độ vòng lặp hở (Open Loop)
Khi động cơ hoạt động trong các điều kiện sau:
- Khởi động động cơ;
- Động cơ còn lạnh;
- Tăng tốc mạnh;
- Trong quá trình cắt nhiên liệu;
- Khi bướm ga mở lớn.
Thì ECM sẽ ở chế độ vòng lặp hở. Khi ở vòng lặp hở, ECU không sử dụng tín hiệu cảm biến oxy để hiệu chỉnh thời gian phun (xem hình có dấu X mầu đỏ đè lên cảm biến oxy).
Sau khi ra khỏi các điều kiện trên thì ECM sẽ chuyển sang chế độ vòng lặp kín. Nếu động cơ không chuyển sang chế độ vòng lặp kín, vấn đề có thể là nhiệt độ động cơ chưa đủ, không có phản ứng từ cảm biến oxy hoặc cảm biến không khí / nhiên liệu hoặc mạch sấy nóng cảm biến oxy không hoạt động. Khi ở vòng lặp hở, ECU không sử dụng tín hiệu cảm biến oxy để hiệu chỉnh thời gian phun.

Chế độ vòng lặp kín (Closed Loop)
Khi ở chế độ vòng lặp kín, ECM sử dụng tín hiệu điện áp cảm biến oxy để hiệu chỉnh thời gian phun. Điều này được thực hiện để bảo đảm tỉ lệ không khí / nhiên liệu tối ưu và bộ chuyển đổi xúc tác hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Khi điện áp ra của cảm biến oxy cao hơn 450mV, tỷ lệ không khí / nhiên liệu được ECM đánh giá là giàu hơn tỷ lệ không khí / nhiên liệu lý thuyết và ECM hiệu chỉnh giảm lượng nhiên liệu phun ra xuống mức cần thiết. Việc giảm lượng phun tiếp tục cho đến khi tín hiệu cảm biến oxy chuyển sang điện áp thấp (tỷ lệ không khí / nhiên liệu nghèo). Sau đó khi điện áp ra của cảm biến oxy thấp hơn 450mV, tỷ lệ không khí / nhiên liệu được ECM đánh giá là nghèo hơn tỷ lệ không khí / nhiên liệu lý thuyết và ECM hiệu chỉnh tăng lượng nhiên liệu phun ra lên mức cần thiết. Việc tăng lượng phun tiếp tục cho đến khi tín hiệu cảm biến oxy chuyển sang điện áp cao (tỷ lệ không khí / nhiên liệu giàu). Cứ như thế ECM căn cứ vào tín hiệu điện áp của cảm biến oxy để hiệu chỉnh tăng / giảm lượng nhiên liệu phun ra để đạt tỷ lệ không khí / nhiên liệu tối ưu.

Nguồn: Thầy Phạm Vỵ | Group OTO HUI TEAM
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường

Cân chỉnh độ chụm bánh xe bằng cách thủ công​


Góc đặt bánh xe bị sai lệch sẽ dẫn đến các hậu quả mòn lốp không đều, xe chạy sẽ bị nhao lái hoặc vào cua không "thật lái". Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó, hoặc đôi khi chúng ta thay ro-tuyn lái cho khách xong cũng cần cân chỉnh lại độ chụm bánh xe. Dưới đây là hướng dẫn cách cân chỉnh lại thước lái theo phương pháp thủ công, mình copy lại trên diễn đàn otohui, chia sẻ lại cho những bạn chưa biết.

Cân chỉnh lái bằng thủ công có 2 cách: Một là bằng thước kéo, hai là bằng dây. Cách cân chỉnh như sau:

Cách 1: Bằng thước kéo:
Nổ máy đánh vô lăng về chính giữa, cho xe đi thẳng một đoạn rồi dừng lại. Một người kéo thước đặt mép thước vào gai bánh xe cách không cho chạm gầm xe 1 đoạn khoảng 2-3cm (tùy gai nào cũng được nhưng phía trước và sau của bánh xe phải trùng gai đó). Đo khoảng cách trước và sau bánh xe nếu chênh lệch nhau từ 0- 2.5mm thì ok. Nếu vượt quá ngưỡng đó thì ta cần phải tiến hành cân chỉnh lại. Bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra để chỉnh, (cờ lê13 hoặc 14 tùy loại xe). Chú ý, thước lái nằm trước hay sau bánh xe mà nới ra hay kéo vào. Chỉnh cả 2 bên đến khi nào để xe đi thẳng vô lăng nằm chính giữa là được.
Chú ý: 2 bánh trước phải có lốp mồn tương đương nhau và áp suất bằng nhau.

tu-kiem-tra-goc-dat-banh-xe-tai-nha-6.jpg

Cách 2: Bằng dây:
Để xe đứng yên tại chỗ, nổ máy đánh vô lăng cho xe ở vị trí chính giữa xe đi thẳng. Buộc dây vào sau xe, kéo qua bánh sau lên bánh trước, dây nằm ở 2/3 từ dưới đất tính lên cho đến nửa bánh xe. Nhìn bánh xe trước nếu phía trước bánh xe chạm dây thì phải chỉnh rotuyn lái cho bánh xe qua phải và ngược lại nếu phía sau bánh xe chạm dây thì chỉnh cho bánh xe sang trái (tính theo chiều đi của xe). Cách chỉnh rotuyn thì giống như ở trên.

Lưu ý: 1 vòng quay ren rotuyn bằng khoảng 1,5 mm độ lệch bánh xe


061f69e426.jpeg
Xem thêm…
longcoc999
Lỗi 1 ảnh bạn ơi
Phan Mạnh Cường
T
Bảng tra cứu thông số kỹ thuật lốp xe cho những anh em cần

Chúc anh em cuối tuần vui vẻ

Thương Lữ

Nguồn:
Engineering Community
209944253_340441440968391_7695699198467141365_n.jpg
Xem thêm…
longcoc999
Mạnh Quân
Lốp P thường là lốp xe du lịch. C là xe tải nhẹ, xe khách.
Trí

Có thể bạn chưa biết: Gu Huijing - Cô gái 17 tuổi vô địch cuộc thi sửa chữa ô tô​


THÁO RỜI VÀ LẮP RÁP ĐỘNG CƠ Ô TÔ CHỈ TRONG 26 PHÚT, ĐÁNH BẠI TẤT CẢ THÍ SINH NAM VÀ PHÁ KỶ LỤC CUỘC THI Ô TÔ Ở QUẢNG ĐÔNG

“Nhiều người nghĩ công việc này của đàn ông, không hợp với phụ nữ, nhưng đó là định kiến. Phụ nữ có lợi thế riêng. Ví dụ, họ tập trung hơn vào chi tiết. Tôi nghĩ không có ranh giới giới tính ở nơi làm việc” - Nữ sinh viên vừa giành giải nhất cuộc thi Bảo dưỡng cơ điện ôtô tỉnh Quảng Đông tháng 4/2021, nói.

NU SINH O TO.jpg

Từ bé, Gu Huijing đã yêu xe cộ. Cô thấy xăng có mùi thơm và tiếng động cơ rất vui tai. Vì vậy, ngay khi tốt nghiệp trung học năm 2019, Gu đăng ký theo học công nghệ ôtô. Gia đình không ủng hộ quyết định này, nhưng cô bảo lưu quan điểm, thuyết phục mọi người tôn trọng mình.

Những ngày đầu học làm thợ sửa ôtô, Gu khó chịu với bụi bẩn và dầu mỡ, nhưng tập làm quen và càng lúc càng say mê. Kiến thức chuyên ngành phức tạp, cô gái thừa nhận tiếp thu chậm hơn các bạn nam trong lớp, dẫn đến kiệt sức. Vì vậy, để đuổi kịp, không chỉ học từ thầy cô, Gu Huijing theo các đàn anh, đàn chú xuống xưởng quan sát và học hỏi.

Trong bốn tháng trước cuộc thi ở Quảng Đông, cô thức dậy lúc 6 giờ sáng mỗi ngày và làm việc đến tận khuya. Để củng cố kỹ năng, hai tuần cuối, Gu Huijing thực hành trong xưởng đến một hoặc hai giờ sáng. “Thật khó để vượt qua. Trong một môi trường toàn con trai, có lúc tôi thấy bị cô lập và bất lực”, nữ sinh cho biết.

Trong cuộc thi, thí sinh nữ duy nhất này đã tháo và lắp ráp động cơ trong 26 phút, nhanh hơn một phút so với người vô địch trước đây.

NU SINH O TO 1.jpg

Li Shichuan, giáo viên trường nghề Gu đang học cho biết, so với nam sinh, lợi thế của cô gái này là sự cẩn thận. Khi kiểm tra khung gầm xe, cô kiên nhẫn và hoàn thành từng bước ở tất cả mắt xích để tìm lỗi. “Nam sinh thì tương đối ẩu. Họ hoàn thành nhanh nhưng mất một số điểm chi tiết nên cuối cùng không có lợi thế về tổng điểm”, thầy giáo nói.

Sau khi giành giải nhất tại cuộc thi sửa ôtô ở Quảng Đông, Gu bỗng trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc. Câu chuyện về cô thu hút 200 triệu lượt xem và hơn 22.000 bình luận. Bức ảnh Gu với khuôn mặt khả ái, dáng thấp bé cầm cờ lê, mỏ lết sửa ôtô lan khắp nơi.

Cô được đặt biệt danh “nữ sinh sửa ôtô ngổ ngáo và xinh đẹp” và được ca ngợi đã “phá bỏ định kiến về giới tính và chọn nghề nghiệp dựa trên thể lực”.

“Thật là cô gái dũng cảm và tuyệt vời. Chúng ta có thể thành công trong lĩnh vực bất chấp giới tính phù hợp hay không. Bạn sẽ gặt hái thành công nếu chăm chỉ”, một người bình luận.
(NGUỒN: oto-hui)​
Xem thêm…
Mạnh Quân
Đúng là một cô gái đam mê với nghề. Phải chuyên tâm rèn luyện, ham học hỏi như cô ấy mới nhanh thành nghề được.
longcoc999
e xứng đáng có được tôi
T
Không liên quan mà avata chủ thớt chất nhể :))))
Trí
Chia sẻ cho ae chút kiến thức ít ỏi về Turbo ô tô.

Động cơ Turbo là thuật ngữ không quá lạ với những người chơi những dòng xe thể thao có công suất lớn. Đặc biệt ở những nước phương Tây thì động cơ Turbo lại rất được ưa chuộng. Vì nó ra đời nhằm phục vụ mục đích cho những tay đua. Nhưng hiện tại động cơ Turbo được trở nên đại chúng do có xu hướng downsizing (thu nhỏ dung tích buồng đốt). Tuy vậy ở Việt Nam vẫn ít khi thấy xe có Turbo lăn bánh trên đường.

Về cấu trúc động cơ Turbo cực kì đơn giản, không đao to búa lớn nhưng được nghiên cứu bởi cái đầu đầy sạn của tiến sĩ Alfred Buchi người Thuỵ Sĩ. Nguyên lí hoạt động cơ bản chính là: lợi dụng công dư thừa của khí thải để làm quay tua bin nén khí nạp-tăng lượng mô men xoắn của động cơ.

208574565_1741830532656635_7331434171144510837_n.jpg


Cấu tạo: gồm 2 cánh quạt tua bin gắn cùng 1 trục nhưng được đặt 2 ngăn riêng biệt trong hộp hình xoắn ốc.

Hoạt động: Luồng khí thải từ động cơ được dẫn qua ngăn xả làm quay tua bin. Từ đó tua bin trong ngăn nạp cũng quay theo. Tua bin nạp có cấu tạo như một máy nén khí. Hút không khí sạch từ bên ngoài và nén lại rồi bơm vào buồng đốt. Với nhiều lượng không khí có thể tăng đáng kể công suất của động cơ. Nhưng với nhiệt độ cao thì không khí dãn nở nên không thể nén khí một cách tối ưu, do đó bộ phận INTER COOLER( làm mát khí) sẽ làm mát và đưa vào tua bin nén rồi mới đưa vào động cơ.

Ngày xưa thì Turbo được sản xuất nhằm mục đích tăng mã lực cho những chiếc xe( thời kì của xe đua) nhưng hiện tại thì turbo đã được toàn cầu hoá. "Downsizing" nghĩa là xu hướng thu nhỏ động cơ giảm dung tích buồng đốt. Mục đích là giảm khí thải độc hại ra môi trường. Nhưng nhờ có Turbo nạp vẫn đảm bảo công suất để xe vận hành.

Thành tựu: những động cơ 3 xi lanh, 1.0l nhưng vẫn đạt được công suất tối thiểu 100 mã lực nhờ gắn turbo. Như vậy công nghệ TURBO Nạp và DOWNSIZING hỗ trợ nhau mật thiết.

ƯU ĐIỂM: TURBO giúp giải quyết vấn đề khả năng tăng tốc kém ở động cơ DIESEL.
  • Ở động cơ xăng. Turbo giúp đạt được lượng mô men xoắn cao ngay ở vòng tua thấp. Do vậy cảm giác lái cũng được tăng lên, phấn khích hơn, mạnh hơn.
  • Do giảm dung tích buồng đốt nên khi dùng xe có turbo sẽ phải trả các khoản phí thuế thấp hơn.

NHƯỢC ĐIỂM: Phải thường xuyên vệ sinh và thay mới lọc khí. Vì lượng bụi bẩn từ không khí rất cao.
  • Khắt khe với việc thay dầu và thường thì cũng dùng dầu đắt tiền( dầu động cơ hay gọi là luyn ấy) vì TURBO hoạt động khắc nghiệt hơn so với động cơ bình thường.
Giới xe đua khi nhắc tới turbo người ta nghĩ ngay đến Chiếc SUPRA động cơ 2JZ với TWINTURBO (2 turbo) trở thành huyền thoại và đã trở thành biểu tượng của dòng xe đua công suất lớn.

9437174f9ce408d12eb1329670239f1a.jpg

Toyota Supra

Toyota-Supra-with-a-Twin-turbo-V12-06.jpg

Toyota Supra với Twin Turbo
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Turbo ngày nay cũng khá phổ biến ở trên các dòng xe SUV trở lên rồi bác à. Ờ Việt Nam giờ cũng rất phổ biến rồi.
Twin turbo cũng đã có ở trên Ford Ranger và F150 đời mới (được gọi với tên khác là Bi- Turbo).
trungnguyen017
Mời anh em cùng chiêm ngưỡng video về đại tu động cơ Cadillac V8 (Slow motion)
Xem thêm…
longcoc999
nhìn đã mắt thật
Nguyễn Xuân Giang
Trí
Hagerty lúc nào ra video cũng đỉnh của chóp
longcoc999

Cấu tạo và công dụng của bánh đà kép

Thế nào là khối bánh đà kép?​

Bánh đà là một vật thể quay nặng hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng giữa động cơ và hệ thống truyền động. Năng lượng được dự trữ ở bánh đà ở dạng động năng. Vậy cấu tạo và công dụng của bánh đà kép ra sao?

Chức năng của bánh đà:​

  • Bánh đà được dùng để lưu trữ năng lượng khi có sẵn và cung cấp năng lượng khi cần thiết.
  • Làm giảm sự thay đổi tốc độ một cách thất thường
  • Làm giảm sự tiêu hao công suất của động cơ.
Các ứng dụng của bánh đà đại khái có thể được chia thành hai phần dựa trên nguồn năng lượng khả dụng và loại máy móc được điều khiển.
kh%E1%BB%91i-b%C3%A1nh-%C4%91%C3%A0-k%C3%A9p-1.png


Cấu tạo bánh đà kép​

Bánh đà hoạt động khi:

  • Nguồn năng lượng có sẵn ở tốc độ thay đổi nhưng được yêu cầu ở tốc độ đồng đều. Ví dụ: các máy móc điều khiển bằng động cơ đốt trong kiểu pittông.
  • Nguồn năng lượng ở mức đồng nhất nhưng chúng ta lại muốn nó không đồng nhất. Ví dụ: Năng lượng yêu cầu ở máy đục, trong trường hợp này chúng ta cần một sự thay đổi năng lượng đột ngột.

Các loại bánh đà: Trên cơ sở vận tốc góc, bánh đà có thể được chia làm 2 loại:

1. Bánh đà vận tốc cao:

Vận tốc góc của loại này nằm trong khoảng 30.000 đến 60.000 vòng/phút thậm chí có thể điều chỉnh đến 100.000 vòng/phút. Bánh đà vận tốc cao bao gồm ổ bi nâng từ tính và cần ít sự bảo trì hơn. Nó có trọng lượng nhẹ hơn nếu so sánh cùng kích thước/công suất với loại bánh đà vận tốc thấp và bánh đà vận tốc cao có giá cao hơn.

2. Bánh đà vận tốc thấp:​

Vận tốc góc của loại này khoảng 10.000 vòng/phút. Nó rộng/cồng kềnh và nặng hơn bánh đà vận tốc cao. Nó cần được bảo trì định kỳ và không sử dụng vòng bi nâng từ tính. Việc lắp đặt bánh đà tốc độ thấp cần có một vật liệu bê tông đặc biệt để hỗ trợ trọng lượng của chúng. Bánh đà vận tốc thấp rẻ hơn so với bánh đà vận tốc cao.
Định nghĩa khối bánh đà kép và hoạt động của nó?
Một bánh đà kép (Dual Mass Flywheel – DMF) hoạt động như một bánh đà truyền thống nhưng có một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng loại này. Sau đây là những điều bạn cần biết về mục đích sử dụng khối bánh đà kép.
t%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-v%E1%BB%81-kh%E1%BB%91i-b%C3%A1nh-%C4%91%C3%A0-k%C3%A9p.png
Bánh đà kép​
Khối bánh đà kép chủ yếu được thiết kế để giảm tiếng ồn và sự dao động, rung lắc trong quá trình hoạt động. Khối bánh đà kép là một loại vật liệu “xốp/đàn hồi” cơ học, trong đó sự rung lắc và độ xóc trong đường truyền lực được loại bỏ bởi 2 khối bánh đà được kết nối với nhau bằng một loạt lò xo có độ cứng/hệ số biến dạng cao. Bất kỳ sự nhấp nhô nào đều được hấp thụ (ít nhất là một phần) bởi các lò xo giữa các khối bánh đà.
b%C3%A1nh-%C4%91%C3%A0-k%C3%A9p.png

Chúng ta có thể coi như rằng công dụng của khối bánh đà kép như một bộ giảm xóc: mỗi bánh đà là một liên kết chắc chắn, nhưng giữa chúng có một lò xo “mềm” làm hạn chế sự rung lắc trong quá trình tăng tốc, chuyển số,…​
c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-b%C3%A1nh-%C4%91%C3%A0-k%C3%A9p.png

Xét về hoạt động của bánh đà “khi nguồn năng lượng có sẵn ở tốc độ thay đổi nhưng được yêu cầu ở tốc độ đồng đều. Ví dụ: các máy móc điều khiển bằng động cơ đốt trong kiểu pittông, chúng ta hình dung đến chức năng của bộ đồng tốc (governor).
Để hiểu hơn về công dụng của bánh đà, cùng thực hiện một so sánh thú vị về 2 bộ phận này:
  • Bánh đà được sử dụng để làm giảm sự thay đổi thất thường của năng lượng theo từng chu trình, còn bộ điều tốc được sử dụng để điều chỉnh cung cấp lượng nhiên liệu theo tải.
  • Năng lượng tích trữ ở bánh đà 100% là động năng nhưng ở bộ điều tốc năng lượng này liên quan đến vấn đề ma sát.
  • Bánh đà không được sử dụng khi sự thay đổi năng lượng nhỏ hoặc không đáng kể trong khi đó bộ điều tốc cần thiết cho tất cả các loại động cơ bởi vì nó giới hạn việc cung cấp nhiên liệu theo nhu cầu.
  • Nếu chúng ta có tải không đổi thì bộ điều tốc sẽ không hoạt động nhưng do dao động năng lượng nên bánh đà sẽ luôn hoạt động. Có nghĩa là bộ điều tốc không có ảnh hưởng trong dao động năng lượng và bánh đà không ảnh hưởng đến tốc độ trung bình của động cơ. Bộ điều tốc điều khiển tốc độ trung bình và bánh đà điều khiển sự dao động năng lượng.
c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-kh%E1%BB%91i-b%C3%A1nh-%C4%91%C3%A0-k%C3%A9p.png
Ưu điểm của bánh đà:
  • Ít chi phí tổng thể
  • Nhiều khả năng tích trữ năng lượng
  • Cho ra công suất cao
  • An toàn, đảm bảo, hiệu quả năng lượng, bền.
  • Độc lập với nhiệt độ làm việc.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Mật độ năng lượng cao
Hạn chế của bánh đà:
  • Chiếm nhiều diện tích/không gian.
  • Chi phí sản xuất cao.
  • Vật liệu chế tạo hạn chế.
Ứng dụng của bánh đà:
  • Động cơ đốt trong kiểu pittong.
  • Trong tuabin gió.
  • Trong hệ thống chuyển động đầu máy.
  • Trong các vệ tinh để điều khiển phương hướng.
  • Trong máy đục lỗ.
(Nguồn bài: https://news.oto-hui.com/cau-tao-va-cong-dung-cua-banh-da-kep/)
Xem thêm…
T

Cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS​

Hệ thống lái trợ lực điện EPS – Electric Power Steering có nhiệm vụ tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái, để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe. Do đó việc điều khiển tay lái sẽ trở nên nhẹ nhàng và tính cơ động của xe cao.
cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-2.png

Tổng quan hệ thống lái trợ lực điện EPS

cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-4.jpg

Sơ đồ hệ thống
  • Cảm biến momen: Phát hiện sự xoay của thanh xoắn; Tính toán momen tác dụng lên thanh xoắn nhờ vào sự thay đổi điện áp đặt trên đó; Đưa tín hiệu điện áp đó về EPS ECU
  • Mô-tơ điện DC: Tạo ra lực trợ lực tùy vào tín hiệu từ EPS ECU.
  • EPS ECU: Vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái để tạo ra lực trợ lực căn cứ vào tín hiệu từ các cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ.
  • ECU động cơ: Đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU
  • Cụm đồng hồ bảng táp-lô: Đưa tín hiệu tốc độ xe đến EPS ECU.
  • Đèn cảnh báo P/S (Trên bảng đồng hồ táp-lô): Bật đèn báo khi hệ thống có hư hỏng.

Cấu tạo của cảm biến mômen xoắn trong hệ thống lái trợ lực điện

cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-5.jpg

cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-6.jpg

cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-7.jpg

Mặt cắt ngang của cảm biến momen xoắn
Hoạt động (đầu ra) của cảm biến momen xoắn: Khi vô lăng được đánh lái sang bên trái hoặc bên phải, phản lực của mặt đường sẽ vặn thanh xoắn và tạo nên sự thay đổi vị trí tương quan giữa rô to phát số 2 và rô to phát số 3. VT1 & VT2 có đặc tính giống nhau:
cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-8.jpg

Khi cảm biến momen xoắn có sự cố thì giá trị VT1 sẽ khác VT2:
cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-9.jpg

Cấu tạo của môtơ trợ lực lái và trục lái trong hệ thống lái trợ lực điện EPS

Cơ cấu giảm tốc sẽ giảm vận tốc truyền động của mô tơ điện 1 chiều và truyền chuyển động tới trục thứ cấp.
cau-tao-va-hoat-dong-cua-he-thong-lai-tro-luc-dien-EPS-10.jpg

Hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS:

  • Điều khiển chính: Từ giá trị độ xoắn của thanh lái và vận tốc xe sẽ định mức dòng điện cấp tới mô tơ trợ lực lái.
  • Điều khiển bù quán tình: Đảm bảo mô tơ trợ lực lái hoạt động khi người lái khởi hành và xoay vô lăng.
  • Điều khiển trả lái: Điều khiển hỗ trợ lực hồi về của bánh xe sau khi người lái đánh hết vô lăng sang 1 bên.
  • Điều khiển giảm rung: Điều khiển lượng trợ lực khi lái xe quay vô lăng ở tốc độ cao, do vậy sẽ giảm rung động các thay đổi trong độ lệch của thân xe.
  • Điều khiển bảo vệ quá nhiệt: Dự tính nhiệt độ của mô tơ dựa trên cường độ dòng điện và điện áp vào. Nếu nhiệt độ của mô tơ và ECU trợ lực lái (ECU EPS) cao, nó sẽ giảm bớt cường độ dòng điện vào để tránh tình trạng mô tơ hoặc ECU bị quá nhiệt.

Chế độ dự phòng của hệ thống lái trợ lực điện EPS

Khi phát hiện thấy sự cố, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ dự phòng.

1. Trường hợp không trợ lực

  • Hỏng cảm biến momen xoắn
  • Mô tơ bị quá dòng.
  • Mô tơ bị ngắn mạch (bao gồm cả sự cố của hệ thống dẫn động)
  • Hư hỏng ECU trợ lực lái

2. Trường hợp hạn chế trợ lực

  • Mô tơ bị quá nhiệt
  • Nhiệt độ cao trong EPS ECU
  • Hư hỏng của cảm biến nhiệt độ bên trong EPS ECU
  • Sự cố tín hiệu vận tốc xe và tốc độ động cơ.

3. Trường hợp tạm dừng trợ lực

  • Sự cố nguồn điện. Trợ lực trở lại sau khi nguồn điện hoạt động bình thường
Thương Lữ
Xem thêm…
longcoc999
hay qá bạn
longcoc999
Nghe nói anh em thích gái HÀN?

76612203_1229108947284904_4947482560381845504_n.jpg
Xem thêm…
trungnguyen017
chất, cho Xin info bạn nữ êi
Admin
Anh em hôm nay có xử lýpan bệnh nào hóc búa không?

auto-repair-near--1024x527.jpg
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Những kỹ năng cơ bản mà một kỹ thuật viên ô tô cần phải biết​

Chào tất cả các bạn.
Để giúp cho quá trình định hướng học tập của các bạn sinh viên tốt hơn. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một chủ đề mang tên: “Những kỹ năng cơ bản mà một kỹ thuật viên cần phải biết”.
Dưới đây là những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà theo mình nghĩ là các bạn cần học tập và trang bị ngay từ bây giờ, nếu như muốn trở thành một kỹ thuật viên chuyên nghiệp trong tương lai:

secc1.jpg

1. Trang bị một cái lõi vững chắc về ô tô
Trước khi có thể trở thành một người thợ, kỹ thuật viên giỏi thì điều đầu tiên đó là bạn phải có kiến thức nền vững chắc về ô tô. Bạn phải hiểu hết về cấu tạo, nguyên lý chung các hệ thống trên xe. Có được những kiến thức vững chắc về lý thuyết dễ giúp bạn tư duy rất nhanh trong quá trình làm việc thực tế sau này. Chính vì vậy, trong quá trình học tập ở trường các bạn cố gắng học lý thuyết thật chắc vào nhé.
Nếu như bạn nào đã đi làm nhưng bị lủng kiến thức thì hãy tìm cách để bù đắp vào nhé. Vì không có lý thuyết thì bạn rất khó để có thể tư duy theo hệ thống. Và một khi không thể tư duy theo hệ thống thì bạn rất khó để chẩn đoán pan bệnh sau này. Về cách học, thì mình nghĩ cách đơn giản nhất là các bạn tìm lại các tài liệu cơ bản và học theo từng hệ thống trên xe.

2. Kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành
Hầu hết các tài liệu giảng dạy đời mới, các tài liệu sửa chữa, các phần mềm chẩn đoán đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, để có thể đọc tốt tài liệu sửa chữa và luôn luôn cập nhật kiến thức mới thì bắt buộc bạn phải học tiếng Anh chuyên ngành.
Cách học tiếng Anh chuyên ngành dễ dàng nhất là bạn có thể tìm các hình ảnh về các chi tiết trên ô tô, có kèm theo phiên dịch bên cạnh để học. Việc học tiếng Anh chuyên ngành nó không khó như tiếng Anh giao tiếp, vì cách học ở đây là học theo từ mới chứ mình không cần học về ngữ pháp.

3. Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm.
Kỹ năng tìm kiếm mà mình muốn nói đến ở đây là kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng google để tìm kiếm tài liệu. Tuy rằng, máy tính và google thì nhiều người biết đến và sử dụng hằng ngày. Nhưng để tìm kiếm một tài liệu nào đó phục vụ cho quá trình học tập, làm đồ án hay tìm kiếm một tài liệu sửa chữa của một con xe nào đó thì bạn đã biết cách tìm như thế nào chưa?
Cái này nghe thì rất đơn giản, nhưng thực trạng hiện nay, có rất nhiều bác thợ đã làm việc lâu năm, nhưng khi đứng trước một pan bệnh khó, cần tìm kiếm tài liệu để tham khảo thì không biết cách tìm kiếm như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một kỹ thuật viên chuyên nghiệp thì hãy nên rèn luyện cho mình kỹ năng này ngày từ bây giờ nhé.

4. Kỹ năng sử dụng các công cụ chẩn đoán.
Các xe ô tô hiện đại ngày nay, trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại và được điều khiển bởi rất nhiều ECU. Quá trình sửa chữa đòi hỏi phải sử dụng nhiều phần mềm đọc lỗi, xóa lỗi và cài cắm phần mềm cho ECU khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải học hỏi cách thức sử dụng các phần mềm chẩn đoán, các máy chẩn đoán thông thạo. Là một sinh viên chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc với máy chẩn đoán thì bạn có thể xin vào các garage để học tập và học tiếp xúc với nó. Tự tìm kiếm các file cài phần mềm có thể sử dụng trên máy tính để tập cách cài đặt phần mềm.

5. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp
Nghe qua thì thấy nó chả liên quan gì đến vấn đề chúng ta đang bàn đến. Nhưng ngày nay, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin diễn ra một cách nhanh chóng mặt. Lượng kiến thức bạn tích lũy cho riêng mình sẽ không bao giờ là đủ để có thể xử lý hết tất cả các pan bệnh mà chúng ta gặp phải trong quá trình làm nghề. Đứng trước sự khó khăn đó, chính là lúc bạn cần sự trợ giúp của một người đồng nghiệp. Tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp sẽ giúp bạn luôn học hỏi được những kiến thức mới, cập nhật được những công nghệ mới. Tham gia vào các cộng đồng chuyên về ô tô là cách nhanh nhất để bạn tìm thấy những người đồng nghiệp của mình.

Nếu bạn đang là một sinh viên và mong muốn trở thành một kỹ thuật viên giỏi trong tương lai thì hãy nhớ: Điều đầu tiên là hãy học thật kỹ các môn chuyên ngành tại trường học, tham gia học hỏi từ bạn bè ở các cộng đồng kỹ thuật về ô tô. Cùng với đó, bạn hãy xin vào một garage nào đó để học việc và va chạm thực tế. Hãy học hết mình và luôn nhớ rằng hãy cân bằng thời gian thật tốt giữa việc học và đi thực tế. Đừng vì quá chú tâm đi làm thực tế quên mất việc học cũng vô cùng quan trọng nhé. Hãy biết kết hợp tốt giữa học và hành.

Trên đây, là một số chia sẻ cá nhân của mình dành cho các bạn. Bài chia sẻ nó mới chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết cá nhân, để trở thành một kỹ thuật viên chuyên nghiệp đòi hỏi các bạn phải rèn luyện và học tập nhiều hơn nữa. Nhưng mình mong rằng, thông qua bài viết này các bạn sẽ tự rút ra được những bài học riêng cho mỗi cá nhân.
Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Học như thế nào để trở thành một thợ sửa chữa ô tô giỏi?
Xem thêm…
T
Hay quá, cảm ơn anh đã chia sẻ
Admin
Ngày chui gầm, tối lên AutoJobs giao lưu, tìm việc nha anh em.

bl-Pros-Cons-Working-Automotive-Industry-1.jpg
Xem thêm…