T
Có anh em nào vì Toeic và chưa được ra trường không? 😂

126015029_2724107854469766_8937355751911633059_n.jpg
Xem thêm…
T
Để theo nghề sửa chữa, vì sao sinh viên ô tô phải bắt đầu ở vị trí học việc?

vi-sao-sinh-vien-o-to-phai-hoc-viec-autojobs.png

Đa số các bạn sinh viên ô tô đã từng nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp tại trường học thì bản thân sẽ có khả năng sửa chữa một chiếc ô tô và có thể làm việc ngay tại các doanh nghiệp. Nếu bạn có cùng suy nghĩ như vậy, thì chúng ta đã có chung một sai lầm.

Vì sao lại như vậy?

Trong 2 năm đầu tiên của chương trình học, bạn phải trả qua những môn Khoa học cơ bản như: Mác-Lê Nin, Đường lối Đảng, Tư tưởng, Pháp luật,....và các môn cơ sở ngành như: Sức bền vật liệu, cơ lưu chất hay chi tiết máy,...khiến bạn rụng như sung.

Kỳ học cuối cùng dùng để thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, có nghĩa là khoảng thời gian bạn có thể vừa học lý thuyết chuyên ngành vừa thực hành tại xưởng của trường là 1,5 năm. 1,5 năm học với hơn 50 tín chỉ về tất cả hệ thống trên xe từ điện cho đến máy gầm, để nắm bắt được hết lượng kiến thức ở tất cả các môn học đã khó huống hồ gì áp dụng chúng vào thực hành. Hơn nữa, cơ sở vật chất tại các đơn vị đào tạo hiện nay không đủ đáp ứng so với số lượng sinh viên theo học và khác xa so với thực tế bên ngoài.

Vì vậy các bạn cũng đừng bất ngờ nếu sau khi ra trường chúng ta phải mất thêm một khoảng thời gian học việc và được đào tạo lại. Tuy nhiên, những kiến thức ở trường đại học sẽ là nền tảng rất tốt để bạn có thể học hỏi và phát triển nhanh hơn trong quá trình làm việc. Vì vậy, nếu đã quyết định lựa chọn việc học đại học/cao đẳng, hãy nghiêm túc học tập và tích lũy thật tốt nhé.

Chúc các bạn thành công !​
Thương Lữ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Chia sẻ hay em. Để làm sửa chữa thì các bạn học đại học cần 1 thời gian tiếp cận thực tế và phát triển những kiến thức lý thuyết đã được học.
T
Chi phí học đại học ngành ô tô là bao nhiêu?
chi-phi-hoc-dai-hoc-nganh-o-to-la-bao-nhieu-autojobs.png


Ngoài cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng phát triển trong tương lai thì chi phí dành cho việc sinh sống và học tập đại học cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các đối với những người có định hướng bước chân vào ngành ô tô hoặc đang chuẩn bị là sinh viên năm 1. Vậy chi phí học đại học ngành ô tô là bao nhiêu?

1. Học phí:
Đối với hệ đại học, học phí trong 4 năm học và lệ phí dành cho các chứng chỉ tốt nghiệp dao động từ 70 đến 90 triệu. Hệ Cao đẳng ô tô sẽ thấp hơn với chi phí khoảng 50 – 60 triệu (Trong trường hợp không rớt môn và học lại).

2. Sinh hoạt phí:
Bao gồm tiền nhà ở, ăn uống, đi lại, nhu yếu phẩm,…tất cả những thứ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho việc sinh sống. Mức sống tối thiếu tại TP.HCM là 3 triệu/tháng, tổng cộng là 144 triệu dành cho 4 năm học.

3. Dụng cụ học tập:
Bao gồm laptop, sách vở, tài liệu, bút viết, quần áo, chi phí thực tập, chi phí đồ án,…dao động từ 25 – 35 triệu.

4. Phương tiện đi lại:
Đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành ô tô nói riêng, xe máy là một phương tiện cần thiết để thuận lợi hơn trong việc học, thực tập và làm việc. Chi phí bình quân 20 triệu.

5. Bằng lái ô tô:
Hiện nay, bằng lái xe là một yêu cầu không thể thiếu để làm việc tại các doanh nghiệp, là sinh viên ô tô mà không biết lái ô tô thì nghe có vẻ vô lý đúng không?

6. Chi phí phát sinh:
Ngoài ra, bạn còn tốn một khoảng chi phí ngoài luồng như học lại, vui chơi – giải trí,…bình quân 10 triệu.

Như vậy, chi phí cho việc học đại học ngành ô tô tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM rơi vào khoảng 300 triệu – một con số không hề nhỏ đối với rất nhiều người. Vì vậy, nếu các bạn đã quyết định “dấn thân” vào ngành ô tô, hãy cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với công sức, thời gian và tiền bạc đặc biệt là niềm hy vọng của Gia Đình nhé.

Chúc các bạn thành công!​

Thương Lữ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Cảm ơn bài review của bạn nhé. Đúng là một con số không hề nhỏ.
Trí
Học xong làm 4 năm kiếm dc lại k ta?
Đình Phúc
Chi phí các khoản như: học phí, nhà trọ + 1 khoản chênh lệch sinh hoạt phí ở thành phố nhiều hơn ở quê thì đúng.
Còn những khoản như: ăn uống, quần áo, xe cộ, bằng lái thì mình nghĩ ko nên liệt kê vào. Vì sống ở đâu bạn cũng cần phải chi những khoản đó.
T
[CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT]

87379567_2497947357085818_1426032075458215936_n.jpg
Xem thêm…
Thành Phạm
Còn thiếu AWD, sự khác biệt giữa AWD và 4WD là khớp gài cầu
Trí
Dù biết những phải nhìn lại cho nhớ :(
Admin

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên Toyota T-TEP là gì? Học ở đâu?

Chương trình đào tạo T-TEP là hoạt động phối hợp đào tạo giữa Toyota Việt Nam với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đào tạo ngành ô tô. Nhằm đào tạo ra các lứa kỹ thuật viên vừa có lý thuyết, vừa có thực tiễn và có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của hệ thống đại lý Toyota trên cả nước.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên Toyota TTEP la gì 2.jpg

Lễ chuyển giao Chương trình Đào tạo Kĩ thuật Toyota tại trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
Chương trình bắt đầu triển khai từ năm 2000, đến nay sau hơn 20 năm triển khai, đã có 10 trường tham gia phối hợp đào tạo chương trình này, gần 3.000 sinh viên được đào tạo và sử dụng trang thiết bị tiên tiến, hơn 708 sinh viên được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống đại lý Toyota trên toàn quốc, hàng ngàn sinh viên được phân công thực tập, hàng trăm giảng viên các trường được cập nhật kiến thức và kỹ năng sửa chữa xe.

Khi tham gia vào chương trình này, các trường học sẽ được Toyota trang bị các bộ dụng cụ sửa chữa chuyên dụng của Toyota, dụng cụ đo và các trang thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa Thân xe và Sơn, các bộ giáo trình đào tạo để học viên thực hành tất cả kỹ năng của kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, đặc biệt là xe Toyota. Đồng thời, TMV đã cung cấp các khóa đào tạo cập nhật và tập huấn để giảng viên nhà trường có đủ khả năng sử dụng, vận hành hiệu quả gói tài trợ và đào tạo cho sinh viên nghề sửa chữa ô tô, đáp ứng những tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn Toyota.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên Toyota TTEP la gì 5.jpg


Hệ thống trường dạy nghề nằm trong chương trình T-TEP tại Việt Nam:
  • Năm 2000: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Chung thực hiện với Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải (đã đươc đổi thành Đại Học Công nghệ GTVT từ năm 2011)
  • Năm 2001: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Chung thực hiện với Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố HCM
  • Năm 2005: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố HCM
  • Năm 2006: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Năm 2009: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Chung thực hiện với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng tại thành phố HCM
  • Năm 2010: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm (nay là Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật HCM) tại thành phố HCM
  • Năm 2017: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Chung thực hiện với Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và Đại học Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương
  • Năm 2018: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với Trường Đại học Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương
  • Năm 2019: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
  • Năm 2020: Chương trình T-TEP về Sửa chữa Chung, cùng Sửa chữa Thân xe và Sơn thực hiện với trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cơ sở Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
Xem thêm…
Mạnh Quân
Chương trình này được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm
Trí
Bên spkt cũng có chương trình đào tạo đồng sơn của toyota trong 6 tháng. Mô hình đào tạo này đax có từ lâu r ạ. Còn những đào tạo khác của toyota hay hãng khác thì hiện tại chưa có thì phải. Giáo trình thì auto toyota
Nguyễn Xuân Giang

Lựa chọn học ngành ô tô như thế nào cho đúng? Học nghề hay đại học?​

Cũng gần sắp đến kì tuyển sinh Đại Học ở Việt Nam rồi. Có lẽ rất nhiều em bỡ ngỡ, đắn đo không biết mình phải lựa chọn lĩnh vực nào để trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để làm hành trang sau này bước vào đời. Cũng dễ hiểu, lâu nay các em không được tự do tư duy, tự do trong cách biểu đạt, tự do thể hiện kỹ năng yêu thích... Các em như những cỗ máy giống nhau để hòng cố gắng dành những điểm 9, điểm 10. Để rồi, khi đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời, các em không biết mình là ai, và lối đi nào là phù hợp cho bản thân mình.

Là lớp đàn anh, tôi đã từng như các em, tôi nghĩ thực trạng xã hội nó vậy thì mình cũng phải có trách nhiệm để góp phần chỉ đúng đường cho các em đi. Để các em đỡ phải tốn thời gian nhận ra mình lựa chọn sai.

Tôi học ô tô, nên tôi nói về ngành này.
Ô tô, là một ngành học nói khó cũng đúng mà dễ cũng chẳng sai.
Bởi:
- Nếu nghiên cứu hàn lâm về ô tô
thì đòi hỏi phải trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ, dàn trải nhiều ngành khoa học: Nhiệt, Cơ, Dao động, Thủy lực, Điện tử..., rất nhiều. Nhưng thực tế, những kiến thức hàn lâm ấy ở đất nước này thì chỉ có thể phát huy ở trường học, mà phát huy rất khiêm tốn. Bằng chứng là chả có một cái báo cáo khoa học nào ra hồn về lĩnh vực này suốt bao năm. Có chăng chỉ là những báo cáo ở ngành hẹp liên quan. Rất ít ai nghiên cứu hàn lâm về ô tô mà bước ra thực tế làm nghề này, chỉ một số ít người vừa hàn lâm vừa thực tiễn như Thầy Dũng, Thầy Ân, Thầy Vỵ.... Vì thế, những con người này luôn được các anh em làm nghề tôn làm sư tổ của nghề ô tô tại Vệt nam.
Hầu hết, các kiến thức học ở trường đại học đều ít hoặc không thể phát huy khi đem ra thực tiễn. Tôi nói điều này, chắc các bạn sinh viên, giảng viên đang tham gia vào ngành ô tô cho rằng tôi phiến diện. Nhưng thực tế xã hội đã phản ánh đúng điều đó.
Những người có kỹ năng tốt nhất trong lĩnh vực ô tô ở VN đa phần không phải là những người được trang bị kiến thức đại học chuyên ngành.
- Nếu chỉ xem ô tô là một nghề sửa chữa thì nó là nghề dễ. Chỉ cần trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ để mình có kỹ năng phân tích vấn đề. Các kỹ năng còn lại mang tính lặp đi, lặp lại ngày này qua ngày khác, thì nó sẽ trở thành kỹ xảo. Và một khi bạn có kỹ xảo trong lĩnh vực này thì bạn sẽ trở thành người thợ giỏi, cực giỏi.

- Năm năm học về công nghệ oto ở trường ĐH, nếu các bạn chịu khó lật khung chương trình ra xem, có bao nhiêu học phần, bao nhiêu môn học luyện cho bạn kỹ năng về nghề ? Chắc là không quá 5 môn. Và thời gian còn lại các bạn phải học mớ lý thuyết nhàm chán trong đó có cả macle, chính trị....và vì thế khi ra trường, vị trí phù hợp với các bạn là "Cố vấn dịch vụ", "Nhân viên bảo hiểm" nơi yêu cầu kỹ năng...giao tiếp.
- Thực tế chứng minh, những bạn học cực giỏi, rất giỏi ở trường đại học thì hầu như ít có thể có kỹ năng tốt trong lĩnh vực này, ngược lại những thằng hay phá phách, nghịch ngợm thi lại dễ thành công trong nghề.

Những năm gần đây, các trường nghề, các trung tâm đào tạo với sự đầu tư cực lớn về thiết bị máy móc, đào tạo theo hướng module, thời lượng rèn luyện kỹ năng rất nhiều, gắn liền thực tiễn đã dần cho ra đời một lớp người làm nghề vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng tốt, đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội. Và đây mới là những nơi thực sự cần thiết để làm thay đổi tình trạng "Thừa Thầy, thiếu thợ" bấy lâu nay.
Nhìn ra các nước, trong lĩnh vực oto, họ thậm chí có những trung tâm đào tạo quốc gia chuyên đào tạo nghề oto ( Không đào tạo đại học). Và họ thật sự rất thành công trong việc thúc đẩy nền công nghiệp ô tô ở nước họ nhờ những trung tâm thế này.
Việt nam, tuy đi sau nhưng cũng theo hướng ấy, đã có những trung tâm quốc gia đặt ở Sài Gòn, Vĩnh Long, Vinh, Hà Nội..., những nơi này sẽ nhận trách nhiệm đánh gía lại kỹ năng nghề của các bạn tốt nghiệp Cđ, ĐH trên cả nước, chừng nào các bạn đạt chuẩn kỹ năng thì mới được hành nghề. (Giống như sát hạch lái xe).

Hiện nay, người ta đang xây dựng chuẩn đánh giá kỹ năng nghề ô tô gồm 5 bậc: Các bạn tốt nghiệp Cao đẳng được thi bậc 2/5, Đại học được thi 3/5. Và các bạn phải qua kỳ thi khó khăn mới đạt được. Và nếu đọc chuẩn đánh giá này, các bạn sẽ thấy những bạn tốt nghiệp ĐH mới ra trường rất khó khăn để cạnh tranh với các bạn học Nghề.

Vì thế, các em nếu xem ô tô như một nghề thì nên đi học nghề. Còn những em thích nghiên cứu hàn lâm thì nên bước vào giảng đường đại học. Vì chỉ nơi ấy mới có thể cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để nghiên cứu hàn lâm. Tôi hi vọng, các em hãy cẩn trọng, sáng suốt trong lựa chọn của mình để tránh đi việc lãng phí thời gian, tiền bạc.
Cần nói thêm rằng, các bạn đã trang bị kiến thức đại học, đã lường trước sự khó khăn của nghề và chấp nhận dấn thân với nó, giá như bỏ thêm vài năm rèn luyện kỹ năng thì các bạn rất thành công về nghề, thậm chí cực giỏi và là hàng hiếm. Hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều anh em như thế này.
Nói nhiều quá. Chỉ mong anh em chọn đúng con đường phù hợp.
Thanks, chào thân ái và quyết thắng.

Nguồn: Chia sẻ từ một thành viên lâu năm của OTO-HUI _ Subinnamkha 5/2017

học nghề ô tô hay đại học ô tô.jpg
Xem thêm…
Kiều My
Chúc các em mới thi THPT xong sẽ có những lựa chọn sáng suốt.
Admin

Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất TP. Hồ Chí Minh

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất của mỗi người dân Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng ô tô cũng theo đó mà phát triển. Một xu thế “ô tô hóa” đang dần hiện hữu, báo hiệu một tương lai tươi sáng cho ngành ô tô Việt Nam. Cùng với đó, là nhu cầu về lao động trong các lĩnh vực về sửa chữa, bảo dưỡng, dịch vụ, thương mại ô tô cũng gia tăng.

Một vài năm gần đây, số lượng tuyển sinh đào tạo về ngành ô tô tại nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề gia tăng theo cấp số nhân. Nhiều trường có điểm tuyển sinh đầu vào ngành ô tô cao thuộc top đầu trong các mã ngành. Dưới đây là top 5 trường có điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất tại Tp Hồ Chí Minh năm 2020.

1. Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh

Đây là trường Đại học có chất lượng thuộc top đầu khu vực phía Nam. Trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô với hai hệ đại trà và chất lượng cao – tiên tiến, giảng dạy bằng Tiếng Anh. Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đào tạo ngành công nghệ ô tô dạng kỹ sư hệ 4 năm.
  • Năm 2020, mức điểm chuẩn của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh là cao nhất cả nước với 27,5 điểm với Hệ đại trà (Kỹ thuật ô tô) và 25,75 điểm với Hệ đào tạo chất lượng cao – tiên tiến.
  • Nội dung đào tạo của trường đại học Bách Khoa đi sâu về hướng nghiên cứu, chế tạo, lập trình. Chính vì vậy, sinh viên ô tô Bách Khoa thường được trang bị một nền tảng lý thuyết rất vững chắc, cùng với đó là môi trường phát triển tư duy tốt.
Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất Tp Hồ Chí Minh.jpg

2. Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô luôn là ngành HOT nhất của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy mà ngành ô tô luôn thu hút được hàng ngàn hồ sơ đăng ký xét tuyển mỗi năm. Trường đào tạo ngành ô tô gồm 3 hệ: Hệ đại trà, Chất lượng cao tiếng Việt và Chất lượng cao tiếng Anh.
  • Năm 2020, điểm trúng tuyển vào ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là 26,5 điểm (với hệ đại trà), 25,25 điểm với hệ Chất lượng cao đào tạo tiếng Việt, và 24,25 điểm với hệ CLC tiếng Anh.
  • Nội dung đào tạo của Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh có thiên hướng nhiều về dịch vụ, sát nhu cầu của doanh nghiệp và các hãng xe. Chính vì vậy, nhiều sinh viên học tại ngôi trường này thường làm việc cho các hãng ô tô.
Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất Tp Hồ Chí Minh 2.jpg

3. Trường ĐH Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh (UT)

Trường Đại học Giao thông Vận Vải Thành phố Hồ Chí Minh là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành vận tải. Điểm chuẩn của trường năm 2020, với ngành kỹ thuật ô tô (cơ khí ô tô) là 23,8 điểm.

Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất Tp Hồ Chí Minh 3.jpg

4. Trường ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Công Thương, chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp. Trường được thành lập từ ngày 24 tháng 12 năm 2004. Điểm chuẩn các ngành của trường ĐH Công nghiệp TP. HCM dao động từ 15 – 24,5 điểm.
  • Năm 2020, điểm chuẩn đầu vào ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là 23 điểm.
Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất Tp Hồ Chí Minh 4.jpg

5. Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

Ngành ô tô tại trường Cao Đẳng Cao Thắng cũng là một ngành thuộc top hot của trường. Điểm chuẩn của trường năm 2020 theo phương thức xét học bạ 30 điểm.

Nội dung đào tạo của trường Cao Thắng đi sâu vào thực hành và dạy nghề, không đào tạo sâu về lý thuyết. Những bạn có định hướng làm kỹ thuật viên sửa chữa thì học tại trường Cao Thắng ra có một nền tảng tay nghề khá tốt.

Top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất Tp Hồ Chí Minh 5.jpg


Trên đây là đánh giá nhanh về top 5 trường đào tạo ngành ô tô tốt nhất tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Các bạn có ý kiến gì, để lại ở bình luận mình cùng trao đổi nhé.
Xem thêm…
T
Chả có trường nào gọi là tốt hay không tốt. Do mỗi người học thôi, vào mấy trường này không biết cách học thì vẫn dốt như thường
longcoc999
BẠN MUỐN MỨC LƯƠNG 4000$ /THÁNG

Screenshot_14.jpg

Vẫn đau đáu câu hỏi , tại sao lương các kỹ sư của chúng ta lại thấp ? Chúng ta thiếu gì ? cần phải làm gì ?
  1. Xin phải nói rõ từ đầu , là mục tiêu bài viết này nhằm mục đích duy nhất là cung cấp thêm thông tin để các bạn trẻ có góc nhìn tốt hơn, nhằm đạt đến mức thu nhập mong muốn
  2. Quá trình trao đổi , dưới góc độ cá nhân , ad thấy nó có ích cho các bạn và ghi lên đây cho các bạn tham khảo , nhận định mang tính cá nhân , cầu thị và chia sẽ và mong nhận được sự đóng góp chân tình để mỗi chúng ta ngày một tốt lên , các thế hệ trẻ của chúng ta ngày một vươn xa hơn
"""""
Lao động nó chia làm 2 tầng. Tầng trên là những người lương rất cao, rất giỏi, và không có thời gian đi nói lung tung về lương bổng. Tầng còn lại là tầng chứa rất nhiều anh nghĩ vẽ thế A, thế B, thế C... thì lương sẽ mấy ngàn đô la
😂
.
Thường thì sau khi đi làm đến năm thứ 5, bắt đầu nó phân tầng khá mạnh, những anh giỏi và rất giỏi sẽ bỗng nhảy lên tầng trên, những anh còn lại sẽ bắt đầu nghĩ mình có 5 năm kinh nghiệm, rất oai...

Lương 4000$/Tháng ở Việt Nam sẽ tương đương với lương 20000 $ ở Mỹ, Thụy Sỹ. Một tô phở ở Mỹ 20-30 USD còn ở Việt Nam là 1-2 $. Nên một người được lương 4000$ ở Việt Nam thì phải giỏi bằng 5 người ở Mỹ hay ở Thụy Sỹ.

Nếu muốn lương cao thì chất lượng lao động mình phải cao thôi, ví dụ một kỹ sư thiết kế thì phải Concept được cả một sự án, phải nắm rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật của dụ án đó ví dụ như ASME, ASTM, AWS, Atex, OHSAS, SAE.., phải quản lý được chất lượng của dự án, phải biết tính Cost, Price của dự án..., quản lý được dự án... Tất nhiên không ai chuyên sâu được tất cả, nhưng biết đủ để làm việc...

Người ta phải học tập liên tục để trở thành một chuyên gia (lương cao rất cao) hoặc quản lý (lương cao)...Cái gì thì theo giá của nó. Chung chung thì với một kỹ sư thì phải thành thục những cái khác như PDCA, 8D, FMEA, DRBFM, QC 7 Tools, 6 sigma, TQM... tất nhiên là bết đủ để làm việc chuyên nghiệp...ngoài ra thì cụ thể anh phải giải quyết được vấn đề kỹ thuật, vấn đề với con người (Interpersonal skill)... Và khi công ty cần thì họ họ gọi mình: "OK guy, we have this problem, very serious, it is your responsibility. Let's organize a team to solve this without failure from kicking off to closure..." thì mình phải nhảy vào và giải quyết nó thôi chứ không thể hỏi là tôi phải làm thế nào?

Muốn làm được điều đó thì phải học, mô phỏng việc thực hành nó và làm nó thôi... Chứ muốn lương 10 triệu mà lôi Solidworks thì thế này, Inventor thế khác...thì giống như cầm cấy Cuốc mà không biết mình là nông dân hay thợ xây nhà...Cơ bản nhất thì kỹ sư làm cái gì phải chắc cái đó và hơn nữa phải biết những cái liên quan, chứ các bạn chỉ biết vẽ sơ sơ, không biết gì khác thì vẽ sketch thôi, đồng nghiệp lâu năm người ta cũng không muốn cho làm vì đa phần những cái mình làm...Thì chỉ xóa đi vẽ lại cho nhanh thì lấy đâu ra lương ngàn đô la.

----------Hết --------
Ý BẠN THẾ NÀO ?
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Tập trung vào năng lực: sắc bén, đa năng, tập trung, ý chí. Có năng lực cao tự khắc lương cao.
Còn chỉ ngồi nghĩ về lương thì nó không tự khắc cao được. Vì vậy, cũng là nghĩ, cũng là khát khao thì hãy khát khao năng lực của mình sẽ phát triển mỗi ngày thay vì chỉ ngồi nghĩ về lương.
T
Đời sinh viên ô tô có gì đáng nhớ?

doi-sinh-vien-o-to-co-gi-dang-nho.jpg

Chắc hẳn ai trong số anh em sinh viên ô tô chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác vui mừng, phấn khích khi cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển đại học – cao đẳng. Thật không quá khi nói rằng 12 năm cặp sách đến trường sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn thất bại ở “chốt chặn cuối cùng”, nhưng đôi lúc vượt qua được chốt chặn này không hẳn đã là thành công trong cuộc sống, mỗi người đều có một hướng đi riêng, chỉ là sự nổ lực của ai cao hơn. Vậy quãng đường sinh viên ô tô trải qua sẽ như thế nào ?

Sự vui mừng, hào hứng, phấn khích khi sắp bước chân vào cánh cửa đại học, cao đẳng, các bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trước mắt trở nên thật tuyệt vời và đáng mong đợi. Một ngôi trường mới, một thành phố mới, những người bạn mới và đặc biệt là bạn sẽ không còn phải học thuộc lòng lịch sử, địa lý, công dân, sinh học,…để ngày hôm sau đến trường và “trả không sót lại gì” cho Thầy Cô. Vào đây, các bạn nghĩ rằng mình sẽ chỉ được dạy về chuyên môn, về cách vặn cờ lê, đo kiểm, tháo lắp, sửa chữa máy – gầm – điện,…tất tần tật mọi thứ để có thể sửa một chiếc ô tô và định hướng sau khi ra trường sẽ trở thành một người thợ, một kỹ thuật viên giỏi, sau đó mở một garage tại quê nhà - điều mà bao lâu nay hằng mơ ước và được gọi là ĐAM MÊ. Chung quy lại cả cái NGÀNH Ô TÔ trong suy nghĩ của chúng ta chỉ gói gọn lại là NGHỀ SỬA Ô TÔ.

Nhưng đời không như là mơ, những ai mang trong mình suy nghĩ đó sẽ nhanh chóng bị thất vọng tột cùng khi phải “bương chải” với toán A1, lý đại cương, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đường lối, tư tưởng, pháp luật,… và những môn học được cho rằng không liên quan đến nghề của mình. Rồi 1 năm…2 năm trôi qua, điều mong mỏi nhất cuối cùng cũng thành hiện thực, những môn học chuyên ngành và số tiết thực hành bắt đầu xuất hiện, chúng ta hào hứng lao vào xưởng như những người du mục bị lạc trên sa mạc 2 năm vừa tìm thấy được nguồn nước, niềm hi vọng trong con người bạn lại được bơm đầy trong lúc nó đã gần như cạn sau 2 năm lý thuyết dài đằng đẵng. Để rồi khi bạn có đủ thời gian để nhận ra rằng, cơ sở vật chất tại trường học không thể nào đáp ứng so với thời đại công nghệ đang thay đổi từng ngày ngoài kia, bạn lại thất vọng thêm 1 lần nữa. Điều này sẽ khiến các bạn cảm thấy chán nản, phí thời gian và dần trở nên mất định hướng với việc học tập – làm việc. Các bạn sẽ tự đặt một câu hỏi lớn cho bản thân của mình “Nếu cứ như vậy thì sau này sẽ làm được gì?”. Đa số chúng ta cứ mãi chạy theo thứ mình mong muốn nhưng chưa từng một lần nhìn lại xem khả năng của mình đã phù hợp hay chưa hoặc là mình đã cố gắng hay chưa. Rồi 4 năm cứ trôi qua như vậy, các bạn vẫn “theo đuổi” trường học đến khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp => xin đi garage, hãng một thời gian => bỏ nghề vì “nghề này bạc”; “không đủ sống” – như nhiều anh em sau khi bỏ nghề đã “chia sẻ” cho các thế hệ đi sau. Và sau tất cả, quay về thời điểm 4 năm trước, liệu chúng ta nên vui hay nên buồn?

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những kiến thức ở trường học tuy khó áp dụng được vào thực tế ngay lập tức nhưng nó sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta có thể nắm bắt được vấn đề nhanh hơn so với những người “đi đường tắt”- sửa được nhưng chưa hiểu sâu về nguyên lý. Và theo quan điểm cá nhân của mình, trường đại học không phải để học nghề, mà là nơi truyền đạt cho chúng ta học kiến thức cơ bản, hiểu được bản chất, đi vào chuyên sâu về vấn đề nào đó, tạo môi trường tiếp cận tốt hơn với các công nghệ, phương pháp mới và quan trọng hơn là rèn luyện được cách làm việc, kỹ năng & thái độ.

Những bạn sinh viên năng động, nhanh nhẹn hơn sẽ tìm một công ty bên ngoài để được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp ô tô sớm hơn, học hỏi về cách làm việc, kiến thức trong và ngoài nghề, điều này thực sự mang lại lợi ích rất to lớn khi các bạn vừa có được kiến thức từ trường học, mang nó áp dụng vào thực tế và hiểu thêm một số vấn đề, từ đó sẽ giúp các bạn phát triển nhanh hơn, không chỉ vậy các bạn còn có thể biết thêm những kỹ năng, kinh nghiệm của những người đi trước và được tự mình trải nghiệm nhiều vấn đề thực tiễn - điều mà ở trường học sẽ rất khó để có được. Quan trọng nhất, các bạn sẽ nhìn thấy rõ được khả năng của bản thân và tìm ra được hướng đi đúng cho mình trong tương lai.

Ngành ô tô hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở như: quản đốc, kỹ thuật viên, cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, sale, marketing – truyền thông ngành ô tô,… tất cả những mảng này gần như được xã hội mô hình chung là “sửa ô tô”. Tuy nhiên, đối với một sinh viên ô tô nói riêng và một người trong ngành ô tô nói chung, các bạn cần hiểu ngành, hiểu nghề và phải hiểu rõ bản thân mình, đó là 3 yếu tố cốt lõi để chúng ta có thể tồn tại & phát triển trong ngành nghề này.

Chúc anh em luôn có nhiều sức khỏe và thành công trong học tập & công việc!
Thương Lữ
Xem thêm…
T
Sinh viên ô tô có lo thất nghiệp?
sinh-vien-o-to-co-lo-that-nghiep.jpg

Có được việc làm ngay sau khi ra trường là mục tiêu lớn nhất của hầu hết các bạn sinh viên nói chung và sinh viên ô tô nói riêng. Tuy nhiên vì tính đặc thù của ngành nghề khiến cho nhiều bạn “lao đao” trong vấn đề tìm việc hoặc bỏ ngành sau một thời gian ngắn. Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý thế hệ đi sau khiến nhiều bạn sinh viên hoang mang về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vậy, sinh viên ô tô có lo thất nghiệp không?

Trước khi đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, có một vài số liệu thống kê mà bạn cần biết:

- Tính tới tháng 5/2021, có khoảng 4,4 triệu xe ô tô đang lưu thông tại Việt Nam, tỷ lệ người dân sở hữu ô tô là 45 xe/1000 dân. Con số này thuộc top dưới trong bảng xếp hạng tỷ lệ sở hữu xe ô tô ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Brunei đứng đầu bảng với tỷ lệ hơn 900 xe/1000 dân, tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với lần lượt hơn 450 xe/1000 dân và hơn 230 xe/1000 dân. Chứng tỏ dung lượng thị trường ngành ô tô tại Việt Nam còn khá nhỏ và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Năm 2020, GDP bình quân đầu người Việt Nam rơi vào khoảng 3000 USD, nhà nước ước tính mỗi năm tăng trưởng 2 - 3% mặc dù nền kinh tế đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 . Thu nhập của người Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, đời sống vật chất & tinh thần ngày càng được quan tâm & cải thiện, nhu cầu sở hữu xe hơi của mỗi người dân ngày một tăng cao.

- Ngành ô tô tại Việt Nam đóng góp 3% GDP cả nước, tổng doanh thu năm 2018 là 10,3 tỷ USD, tăng trưởng 23,7%/năm trong giai đoạn 2014-2018, dự kiến 2019-2023 tăng trưởng 10 – 15%/năm.

- Hiện nay có hơn 10000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ô tô ở các mảng: sản xuất, thương mại & dịch vụ. Nhà nước đã và đang tích cực đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển thị trường.

- Từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021, có hơn 1000 tin tuyển dụng ngành ô tô được đăng tải tại Website AutoJobs (Chưa kể những tin tuyển dụng được đăng tải trên nhiều nền tảng khác).

Sau khi xem qua những số liệu trên, chắc hẳn mỗi người đã tự có câu trả lời cho riêng mình về vấn đề đặt ra ban đầu. Việc làm ngành ô tô không thiếu – Chỉ thiếu sinh viên có đủ năng lực để làm.

Chúc anh em thành công và sớm tìm được công việc phù hợp.
Thương Lữ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Nguyễn Xuân Giang
Năm 2020, con số thực về GDP bình quân đầu người Việt Nam vượt qua 3000 $ rồi em à. GDP Việt Nam đang tính toán chưa đủ.
longcoc999
21 tuổi làm chủ 1 hãng xe điện Rimac siêu sang, 13 năm sau sở hữu luôn cả hãng xe mà nhiều người ao ước - Bugatti

Khi mới 21 tuổi, chàng trai Mate Rimac đã có cho mình portfolio đồ sợ khi là người sáng lập hãng siêu xe Rimac Automobili. 12 năm sau đó, anh tiếp tục trở thành giám đốc điều hành liên doanh Bugatti-Rimac. Dưới đây là vài điều thú vị về cuộc đời, sự nghiệp và giấc mơ siêu xe điện của Mate Rimac.

Mate Rimac
– người làm ra siêu xe điện 2.000 mã lực và sắp tới đây sẽ góp phần tạo ra những chiếc Bugatti trong tương lai, khi thương hiệu Bugatti đã được hãng Volkswagen bán cho Rimac. Cũng giống như các hãng xe khác trên thế giới như Toyota, Honda, Ferrari, … người ta vẫn thường gọi hãng theo tên người sáng lập, Mate, thay vì họ như thông thường. Giờ đây, một số người thậm chí so sánh Mate Rimac với Elon Musk – giám đốc điều hành của hãng xe điện Tesla – và Nikola Tesla – nhà sáng chế thiên tài người Mỹ gốc Serbia.

 Mate Rimac tại nhà máy Rimac ở Zagreb, Croatia, năm 2019. Ảnh: The Times

Mate Rimac tại nhà máy Rimac ở Zagreb, Croatia, năm 2019. Ảnh: The Times

Một trong người tiên phong dòng xe điện hiệu suất cao​

Nhìn xa trông rộng, nhà phát minh, nhà thiết kế, nhà cải cách, thương gia, fan xe hơi, và người tiên phong lỗi lạc của dòng xe điện hiệu suất cao – tất cả chỉ là một số trong nhiều từ ngữ được dùng để miêu tả Mate Rimac – một người Croatia gốc Bosnia năm nay mới 33 tuổi.

Ở tuổi 19, Mate bắt đầu chuyển đổi một chiếc BMW series 3 đời 1984 thành một chiếc xe điện ngay trong garage nhà mình. Năm 2009, Mate sáng lập ra Rimac Automobili khi mới 21 tuổi. Chỉ hai năm sau, chàng thanh niên 23 tuổi cùng hãng Rimac làm ra siêu xe thuần điện từ con số 0: mẫu Concept One. Ở tuổi 33, Mate trở thành người đứng đầu của liên doanh mới Bugatti-Rimac – sự kết hợp giữa hãng siêu xe Croatia do anh sáng lập và thương hiệu siêu xe Pháp lừng danh.

Câu chuyện và cuộc đời của Mate giống như bước thẳng ra từ một cuốn tiểu thuyết. Sinh năm 1988 tại Livno (Bosnia & Herzegovina), Mate cùng gia đình chuyển tới Đức khi cậu mới 3 tuổi, rồi quay về định cư ở Croatia. Tại quốc gia Nam Âu, Mate hoàn thành việc học và trở thành sinh viên tại Đại học Vern ở Zagreb. Trước khi bước sang tuổi 18, Mate đã giành nhiều giải thưởng quốc tế về sáng chế và phát triển kỹ thuật ở Đức, Hàn Quốc và Croatia. Một trong những bằng sáng chế của anh là “iGlove” – găng tay kỹ thuật số có thể thay thế chuột và bàn phím.

Niềm đam mê với xe hơi và xe đua của Mate dẫn anh tới một chiếc BMW 323i đời 1984 vào năm 2004. Mate tham gia một số giải đua địa phương nhưng động cơ xe nhanh chóng bị hỏng khiến anh nảy ra ý tưởng sử dụng một động cơ điện 600 mã lực để tạo ra mẫu xe điện mới – Rimac e-M3 – cũng là nền tảng phát triển cho siêu xe đầu tiên của Mate.

 Mate Rimac và chiếc BMW điện vào năm 2012. Ảnh: Vau-Max


Mate Rimac và chiếc BMW điện vào năm 2012. Ảnh: Vau-Max

Lúc đầu, kết quả không được như mong đợi, nhưng vào 2010 Mate giành chiến thắng đầu tiên trước những chiếc xe chạy xăng, và mẫu BMW điện giành một số kỷ lục tăng tốc được Liên đoàn ôtô quốc tế (FIA) và Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận vào 2011.

Rimac Automobili cho đến năm 2010 mới chỉ gồm hai người là Mate và nhà thiết kế Adriano Mudri. Cùng năm, hãng bắt đầu dự án làm ra siêu xe điện đầu tiên. Với khoản tài trợ ban đầu từ các thành viên của hoàng gia UAE, Rimac Concept One ra mắt ở triển lãm ôtô Frankfurt, Đức, năm 2011 với thông số 1.088 mã lực và có thể tăng lên thành 1.224 mã lực ở phiên bản cuối cùng.

Chỉ 8 chiếc Concept One được sản xuất, nhưng lúc này, Mate và đội ngũ của mình đang chuẩn bị sản xuất mẫu siêu xe thứ hai – Nevera với công suất 1940 mã lực với khả năng đạt tốc độ tối đa 412 km/h. Chỉ 150 chiếc Nevera bán ra trên toàn thế giới.

Mate Rimac và siêu xe Nevera. Ảnh: Rimac


Mate Rimac và siêu xe Nevera. Ảnh: Rimac

Nhưng sản xuất siêu xe điện không phải điều quan trọng nhất trong số những mục tiêu của Mate. Dự án tham vọng nhất của nhà sáng lập Rimac là trở thành nhà cung ứng chính về hệ thống điện cho mọi hãng xe lớn, đặc biệt những hãng muốn phát triển các mẫu xe điện mới hiệu suất cao.

Đến lúc này, Rimac Automobilo đã và đang hợp tác với một loạt tên tuổi lớn trong ngành. Trong số này có Ferrari, Porsche, Aston Martin, Jaguar, Koenigsegg, Porsche, Mercedes, Hyundai.

Hiện Rimac có khoảng 1.000 nhân viên và giá trị ước tính 937 triệu USD. Trụ sở chính tại Sveta Nedelja, gần Zagreb, Croatia. Cổ phần ở Rimac hiện được chia như sau: Mate Rimac 37%, Porsche 24%, Hyundai 12% và các nhà đầu tư khác là 27%.
Xem thêm…
trungnguyen017
khiếp thật, quá dữ!
trong khi đó 21 tuổi tôi vẫn tự hỏi sáng mai ăn gì, trưa ăn gì và tối ăn gì cùng một mớ môn cần trả nợ?
T
Sinh viên ô tô năm 1, năm 2 nên làm gì?
sinh-vien-o-to-nam-1-nam-2-nen-lam-gi.png

Đa số các bạn sinh viên ô tô hiện nay đều đang hoang mang về cơ hội nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả chủ động lẫn bị động. Vậy làm thế nào để sinh viên ô tô có thể tự tin hơn về bản thân và gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường? Sau đây là những điều mà bạn cần làm ngay khi mới bước chân vào ngành ô tô nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

1️. Xác định mục đích của việc đi học:

Trước khi bắt đầu bất kỳ một công việc gì, bạn nên tự đặt câu hỏi cho bản thân “Làm việc này nhằm mục đích gì?”, và cụ thể đối với việc đi học sẽ là “Mục đích của việc đi học là gì?”, “Mình sẽ tích lũy được gì và làm việc gì sau khi học xong?”

Rất nhiều bạn trẻ bước chân vào trường đại học với tâm lý “học đại” nên không có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Điều này thực sự rất nguy hiểm khi có nhiều sinh viên ô tô trải qua khoảng thời gian học tập, làm việc mà không có động lực nào để cố gắng, không tự tìm tòi, học hỏi thêm bất kỳ kiến thức hay một loại kỹ năng nào. Điều này dẫn đến việc chúng ta không thể biết được rằng “Mình có thể làm được gì?”, sau đó đa số sẽ chọn học việc kỹ thuật, được một thời gian rồi bỏ ngành bỏ nghề do “không hợp”, “không đủ sống”,…

Ngược lại, khi đã xác định được mục đích, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để cố gắng học tập, làm việc mỗi ngày. Ví dụ: bạn mong muốn trở thành một kỹ thuật viên giỏi, bạn sẽ ưu tiên hơn vào những giờ học thực hành, nghiên cứu những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý, cách kiểm tra sửa chữa,…tìm những garage bên ngoài xin thực tập/học việc để được tiếp cận, làm quen, trải nghiệm công việc sửa chữa sớm hơn. Mặt khác, khi bạn mong muốn làm về dịch vụ, bạn sẽ có hứng thú hơn với những môn lý thuyết chuyên sâu để giải thích vấn đề nào đó thay vì thực hành, bạn sẽ thích ra ngoài giao tiếp, trao đổi, mở rộng mối quan hệ, tìm hiểu các vấn đề khi làm việc giữa người với người hơn là cầm cờ-lê mỏ-lết,…

Kết luận: Mục đích sẽ giúp các bạn biết được mình đang đi “con đường” nào và cần “phương tiện” gì để có thể vượt qua con đường đó.

2️. Đừng “chôn chân” vào việc làm thêm:

Đa số các bạn sinh viên sẽ mang tâm lý vào thành phố sẽ là cơ hội để kiếm tiền mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì, đã có kiến nhiều trường hợp các bạn chỉ tập trung vào làm thêm, sao nhãn việc học, rớt môn triền miên dẫn đến chán nản & bỏ học, bao công sức của bản thân và gia đình đổ sông đổ biển.

Phụ giúp gia đình là một điều rất đáng quý và hoàn toàn hữu ích khi mà bạn được trải nghiệm cuộc sống. Nhưng nên nhớ rằng mục đích chính của bạn là học tập, làm việc, theo đuổi ngành nghề mình chọn và bạn đang mang theo rất nhiều sự kỳ vọng & tiền bạc của gia đình. Vì vậy, các bạn phải sắp xếp cân đối được thời gian giữa việc học và việc làm thêm hoặc chọn những công việc có liên quan đến ngành nghề mà bạn theo đuổi để có thể vừa làm việc vừa học hỏi – tích lũy và có thêm thu nhập.

Tránh xa đa cấp và tuyệt đối không đóng bất cứ một khoảng tiền nào khi đi tìm việc.

3️. Tích lũy Anh Văn & bằng lái ô tô càng sớm càng tốt:

Nếu bạn đang theo học hệ Đại học, có 2 chứng chỉ quan trọng làm điều kiện đủ để bạn có thể tốt nghiệp, đó là Tin học và Tiếng Anh (Toeic).

Anh văn chuyên ngành ô tô giúp bạn đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu và mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển công việc trong tương lai.

Bằng lái B2 trở lên đang dần trở thành một yếu tố bắt buộc khi các bạn làm việc trong ngành ô tô. Dân ô tô mà lại không biết lái xe thì nghe có vẻ nghịch lý quá đúng không?

Trong 2 năm đầu tiên, các bạn chỉ được học những môn đại cương & cơ sở ngành, vì vậy lượng kiến thức không nặng và còn rất nhiều thời gian trống. Các bạn nên tranh thủ thời gian này để tích lũy những điều trên, nó sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn sau này.

4️. Nâng cao tinh thần tự học:

Kiến thức tại trường học chỉ là nền tảng cơ bản và đôi khi sơ sài vì thời gian hạn chế, các bạn nên tìm đọc thêm nhiều bài viết, tài liệu liên quan để hiểu rõ hơn vấn đề & xây dựng nền tảng cho bản thân. Ngoài ra, các bạn có thể tìm nhiều nguồn tài liệu, bài viết kỹ thuật bằng tiếng anh để tự dịch thuật, nó sẽ giúp bạn rèn luyện được 3 kỹ năng: kiến thức chuyên ngành, Anh văn chuyên ngành và kỹ năng viết.

Chúc các bạn luôn vững bước trên con đường mình đã chọn !

Tạo tài khoản AutoJobs.co và tham gia Cộng đồng sinh viên ô tô để giao lưu nhé!
Thương Lữ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
VIẾT CHO MẤY BẠN NỮ HỌC NGÀNH Ô TÔ.
Có nhiều bạn đặt câu hỏi:
+ "Con gái học ngành ô tô này có được không? Học ô tô thì ra trường làm gì?"
+ "Con gái thì có lợi thế gì hơn so với các bạn nam trong ngành này?"
+ "Em nên làm gì để chuẩn bị cho công việc tốt nhất?"

Đây có lẽ là 3 câu hỏi mà bạn gái nào khi bước vào ngành này đều thắc mắc. Nếu bạn đang đọc bài viết này và có chung câu hỏi thì hãy dành 5' để đọc hết bài này nhé!

nữ học ô tô có được không.jpg


- Trả lời câu hỏi 1: Con gái học ngành ô tô này có được không?

=> Con gái chắc chắn có thể học ngành ô tô.Bởi lẽ, ngành ô tô là một ngành rất rộng (Từ sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ kỹ thuật, đăng kiểm, mua bán xe cũ, truyền thông, giáo dục....nói chung, có thể xem nó như một ngành công nghiệp thu nhỏ) và trong đó có rất rất nhiều nghề mà các bạn có thể tham gia vào (Từ thiết kế, nghiên cứu, điều phối kho, điều phối dây chuyền sản xuất, kiểm soát chất lượng PDI, Đến: bảo dưỡng sửa chữa, cố vấn dịch vụ, bán xe cũ mới, bán phụ tùng, đồ chơi, làm truyền thông cho các website bán xe, các trang tin diễn đàn, làm marketing các cty phân phối thiết bị, phụ tùng..., làm ở trạm đăng kiểm, giáo viên....rất rất nhiều). Trong số rất nhiều nghề này, con gái có thể làm tốt và có thể nói tốt hơn nhiều lần so với con trai.

- Trả lời câu hỏi số 2: Con gái thì có lợi thế gì hơn so với các bạn nam trong ngành này?

Con gái đặc biệt lợi thế trong các nghề liên quan đến dịch vụ. Điển hình như: sales ô tô mới và cũ, sales phụ tùng, sales thiết bị, sales đồ chơi xe, cố vấn dịch vụ, content marketing, chăm sóc khách hàng....
Vì sao? Con gái có một điểm lợi thế đó là tính mềm dẻo, thùy mị cái đó rất hợp với dịch vụ. Khách hàng trong ngành này chủ yếu là nam, ví dụ: các anh trai đi mua xe, các anh chủ gara mua thiết bị phụ tùng...Làm việc với con trai thì các bạn nữ thường sẽ dễ làm việc hơn so với các bạn nam.

- Trả lời câu hỏi số 3: Em nên làm gì để chuẩn bị cho công việc tốt nhất?

Vì có rất nhiều công việc mình đề cập ở trên, nên ở đây mình sẽ chỉ đưa ra lời khuyên ở các công việc liên quan đến dịch vụ). Các bạn cần chuẩn bị một số thứ sau đây:
+ Thứ nhất, học nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu nguyên lý các hệ thống trên xe ngay khi học ở nhà trường.
+ Thứ hai, cần đọc nhiều sách, xem nhiều video, học thêm các khóa học về kinh doanh, marketing, bán hàng => Bổ sung mindset dịch vụ. Không có cái này rất khó làm tốt.
+ Thứ ba, học kiến thức về xe trong thực tế.
Nên ra gara phụ việc khoảng 6 tháng. Vào gara làm gì trong đó? Vào gara không phải để chui gầm, cầm cờ lê vặn vẹo để "luyện cho quen tay", vì đó là việc của mấy bạn định hướng làm kỹ thuật viên mới phải học cái đó. Mình định hướng làm dịch vụ thì ra đó cần "quan sát", "tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời" về nguyên lý các hệ thống trên xe "trong thực tế". Xem nó giống và khác gì so với khi mình học ở trong giáo trình để hiểu "rõ hơn", "sâu sắc hơn" kiến thức về xe. Dùng kiến thức này để nói chuyện với khách hàng, để tư vấn cho khách hàng hiểu.
+ Ngoài ra, nên "đi ra ngoài" nhiều vào, gặp gỡ nói chuyện với nhiều người. Có cơ hội thì đi du lịch nhiều nơi nhất có thể, bắc nam gì đi hết đi. Đừng ru rú trong nhà, ở trong nhà nhiều không "làm dịch vụ" được đâu. Đi để có thêm trải nghiệm, có thêm nhiều kiến thức xã hội. Mấy thứ này nhìn có vẻ không giúp ích gì cho công việc, nhưng thực ra nó là yếu tố sống còn đấy các bạn.
+ Điều cuối cùng, hãy luôn cố gắng rèn luyện mỗi ngày. Tìm đến những người giỏi hơn mình để chơi. Cố gắng vun đắp "tình bạn", ít nhưng phải chất lượng. Và giữ cái Tâm của mình thật sáng nhất có thể.
Chỉ cần như vậy thôi, các bạn sẽ không phải lo nghĩ nhiều về công việc đâu.
Làm được 3 cái trên thì dễ, 2 cái dưới khó lắm nghe.
Chúc các bạn rèn luyện và phát triển tốt.
Ps: Bạn nào có câu hỏi gì cứ comment đặt câu hỏi, mình sẽ tổng hợp để viết bài giải đáp hoặc sẽ làm video giải đáp cho các bạn.
Xem thêm…
longcoc999
Mẹo Vằn
mẩy thật mẩy quả thật là mẩy thật mẩy
Nguyễn Xuân Giang

Kinh nghiệm đi xin thực tập ở garage cho sinh viên​

Là một sinh viên ô tô, bất kỳ ai cũng phải trải qua một giai đoạn gọi là Thực tập và Học nghề ở gara ô tô. Nhưng có nhiều bạn đi xin hoài hết garage này đến garage nọ nhưng vẫn không được nhận. Vậy nguyên nhân tại sao? Và làm sao để được nhận vào thực tập.

kinh nghiem xin thuc tap o gara o to 2.png

Tại sao các chủ garage hay các xưởng dịch vụ ô tô lại ngại nhận sinh viên vào thực tập?

Về mặt lợi ích, khi sinh viên đến thực tập, chủ gara ô tô chẳng nhận được lợi ích gì, có chăng chỉ là phụ giúp một vài công việc đơn giản như quét dọn xưởng, có người hỗ trợ đưa đồ nghề trong quá trình sửa xe. Việc nhận sinh viên vào thực tập phần nhiều là muốn giúp các "thế hệ đàn em". Bởi những người thợ, hay những ông chủ garage thì trước kia cũng đã từng phải trải qua quá trình "học việc đầu đời" này.
Nhưng ngược lại, nếu nhận phải một sinh viên không có tính cẩn thận, "ngáo ngơ" thì trong quá trình sửa chữa có thể để lại các tai nạn có hậu quả khôn lường, mà những hậu quả đó thì chính chủ xưởng là người gánh chịu chứ không phải ai khác. Bên cạnh đó, vì sinh viên là những người đang phải đi học, nên lịch trình đến gara lộn xộn, không cố định. Là một người chủ, sẽ không muốn rằng trong gara mình, công ty mình có một người vào ra mà không có lịch cụ thể, dẫn tới không quản lý được. Chỉ vài ba lý do đơn giản vậy thôi, cũng đủ để chủ garage không muốn nhận những sinh viên mà không làm họ yên tâm vào xưởng mình thực tập rồi.

Vậy làm sao để được nhận vào garage thực tập?

Để được nhận vào thực tập tại gara hay xưởng dịch vụ, các bạn nên lưu ý 4 điều sau trước khi đi xin thực tập:

- Thứ nhất, các bạn hãy xác định rõ mục đích của việc đi thực tập là gì?
Mục đích ở đây là các bạn muốn đi thực tập để được tiếp cận với thực tế, học hỏi thêm và nâng cao năng lực; hay mục đích đơn giản là “bắt buộc” phải đi do yêu cầu của nhà trường. Mục đích khác nhau, dẫn tới thái độ và hành động của các bạn khác nhau. Chẳng ông chủ garage nào lại muốn nhận một cậu sinh viên đến sinh thực tập mà lại không có động lực học hỏi thêm cả.

- Thứ hai, hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc thật chỉn chu trước khi đến garage xin thực tập.
Xin thực tập nó cũng giống như đi ứng tuyển việc làm, chỉ là nó chưa chính thức thôi. Vì vậy, nếu muốn doanh nghiệp nhận các bạn vào công ty, thì các bạn phải cho họ biết các bạn là ai? Các bạn có gì? Và mong muốn của các bạn là gì khi vào công ty. Việc này, hãy cụ thể hóa bằng một bộ hồ sơ xin việc bao gồm: Một bản sơ yếu lý lịch, một số giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân photo), một đơn xin thực tập (viết tay hoặc đánh máy) và một tờ thời khóa biểu (ghi rõ những buổi bạn có thể đến gara làm việc).
Các bạn nên chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ xin việc này. Hồ sơ của các bạn càng chỉn chu, gọn gàng thì doanh nghiệp càng đánh giá cao các bạn.

- Thứ ba, hãy chủ động tìm kiếm và liên hệ với những gara phù hợp với bản thân.
Việc thực tập ở gara nó một bước đệm hết sức quan trọng trong hành trình phát triển sự nghiệp của các bạn. Chính vì vậy, các bạn nên chủ động tìm kiếm garage, doanh nghiệp phù hợp với các bạn, chứ không nên phụ thuộc vào sự giới thiệu từ nhà trường.
Nếu bạn muốn mình sau này trở thành một cố vấn dịch vụ, hay một sales, một marketer thì hãy tìm những garage, những xưởng dịch vụ nào “chuyên nghiệp một tí”. Ở đó, chắc chắn các bạn sẽ học được thêm rất nhiều kiến thức về dịch vụ, ngoài những kiến thức, kỹ năng sửa chữa.
Ngược lại, với những bạn có định hướng làm kỹ thuật viên sửa chữa, thì các bạn không nhất thiết phải xin vào những môi trường quá chuyên nghiệp. Vì môi trường chuyên nghiệp, mọi công việc thường được triển khai có tính quy trình nghiêm ngặt. Nên bạn sẽ có rất ít cơ hội được “vọc vạch”. Bạn có thể xin vào các gara bình thường, ở đó bạn có thể sẽ được tham gia tháo lắp, sửa chữa nhiều hơn.

- Thứ tư, hãy chuẩn bị kỹ cho lần gặp gỡ đầu tiên.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thì ấn tượng về lần gặp gỡ đầu tiên đều rất quan trọng. Chính vì vậy, trong buổi gặp gỡ đầu tiên của bạn với ông chủ garage, hay bác quản đốc xưởng, hay chị HR thì bạn cũng nên lưu ý về phong cách ăn mặc và giờ giấc của mình. Hãy chọn cho mình bộ quần áo sạch đẹp, đầu tóc gọn gàng và đặc biệt nên đến đúng giờ hẹn.
Với 4 lưu ý trên, nếu các bạn thực hiện tốt và thể hiện được sự thành tâm, khát khao mong muốn được học hỏi thêm và phát triển bản thân, thì mình tin là các bạn sẽ được nhận vào thực tập ở gara thôi.

Xem thêm video mình chia sẻ về chủ đề này nhé:


Chúc các bạn thành công!
Xem thêm…
longcoc999

Kỹ năng soạn email xin việc chuẩn mực dành cho sinh viên vừa ra trường​


C%C3%A1ch-vi%E1%BA%BFt-Email-chinh-ph%E1%BB%A5c-nh%C3%A0-tuy%E1%BB%83n-d%E1%BB%A5ng.jpg

Ngày nay, ngoài kỹ năng tạo CV ra thì viết email cũng là một kỹ năng quan trọng không kém trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, với rất nhiều bạn sinh viên ô tô vừa ra trường, thường mắc phải những lỗi “ngớ ngẩn” như không có tiêu đề, không chào hỏi….trong quá trình gửi email cho nhà tuyển dụng. Vậy để trang bị kỹ năng soạn email xin việc dành cho sinh viên vừa ra trường, ta phải bắt đầu như thế nào?
Để không mắc phải những sai lầm tương tự, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình kỹ năng soạn email xin việc chuẩn mực. Viết một email đầy đủ, ưa nhìn và tạo được thiện cảm tốt với người nhận bạn phải đáp ứng đủ 6 phần nội dung cơ bản sau đây:

1. Người nhận:

  • Cần điền đúng địa chỉ người nhận
  • Biết sử dụng CC và BCC

2. Tiêu đề: (Subject)

Đây là phần bắt buộc phải có khi viết một Email.
  • Tiêu đề phải rõ ràng, nêu rõ chủ đề chính để người đọc nắm được tầm quan trọng của vấn đề và hiểu mục đích của Email từ đó sắp xếp thứ thự ưu tiên check mail hợp lý.
  • Tránh viết những tiêu đề kiểu: “GẤP!…”, “QUAN TRỌNG, CẦN ĐỌC NGAY!”,… sẽ gây cảm giác khó chịu, lo âu cho người đọc.

3. Lời chào mở đầu:

Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của Email cũng như đối tượng người nhận để chọn lựa lời chào cho thích hợp như: Dear+ (Mr/Mrs) Tên người nhận, Kính chào…, Mến chào…, …
  • Nếu bạn đang viết Email cho nhà tuyển dụng hãy ghi thêm: Tên người nhận+ chức vụ của họ+ Tên công ty ngay sau lời chào.

4. Nội dung:

Khi viết nội dung cần phải tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Short and Simple).
  • Ghi đúng vấn đề, không kể lể dài dòng hay rào trước đón sau quá dài.
  • Nhà tuyển dụng rất ít khi đọc kỹ, hãy liệt kê vấn đề ra từng dòng một. Người trả lời email cứ theo từng dòng mà trả lời bằng màu chữ khác, rất nhanh và tiện.

5. Kết thúc:

Để kết thúc lá thư, bạn cần lưu ý phải có:
  • Lời cảm ơn.
  • Lời chúc.
  • Thông tin cá nhân, địa chỉ để người đọc liên hệ.
  • Lời chào kết thúc: tương tự như lời chào mở đầu mà chọn cách chào phù hợp như: Trân trọng, Thân ái,….

6. File đính kèm:

Nếu có File đính kèm, tôi khuyên các bạn nên chèn vào trước khi viết tránh trường hợp viết xong thấy mệt mỏi rồi quên chèn File vào Email.
Nếu là CV thì bạn nên xuất sang File dạng PDF rồi mới gửi.
*Chú ý:
  • Kiểm tra lại xem đúng địa chỉ email người nhận chưa.
  • Xem đã đính kèm file CV chưa.
  • Kiểm tra lại lỗi chính tả.
Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn đã tự biết cách để viết một email chuẩn mực gửi tới nhà tuyển dụng rồi đúng không? Chúc các bạn thành công và tìm được những công việc mơ ước cho bản thân.
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Cảm ơn chia sẻ của bạn. Rất cần thiết với những bạn nào mới đi tìm việc lần đầu.
Admin
Nguyễn Xuân Giang
5 LÝ DO KHIẾN SỐ ĐÔNG SINH VIÊN Ô TÔ RA TRƯỜNG THẤT NGHIỆP, BỎ NGHỀ!
  1. Học ô tô, nhưng không hiểu rõ là học để ra trường làm gì? Làm ở đâu? Làm việc gì?
  2. Muốn tìm được việc ngon, lương cao. Nhưng không biết doanh nghiệp cần gì ở bản thân mình? Không biết làm sao để bán mình giá cao?
  3. Ngành ô tô có rất nhiều nghề, nhưng không biết mình nên chọn nghề nào để phát huy được năng lực bản thân.
  4. Trong quãng đời sinh viên, không biết năm 1, năm 2 nên học gì? Làm gì? Năm 3, năm 4 nên học gì? Làm gì?. Khi nào thì mới nên đi thực tập?
  5. Ngoài những kiến thức ở trên trường, cần chuẩn bị thêm những kỹ năng gì? Kiến thức gì nữa để ra trường có thể thích nghi ngay môi trường doanh nghiệp, có thể làm việc ngay?
Có lẽ, đây là 5 lý do mà số động các bạn sinh viên khi tham gia vào ngành này chưa nắm được. Chính vì vậy, mà khi bước ra doanh nghiệp rất nhiều bạn bị bỡ ngỡ, bị “sốc thực tế”, không làm được việc và chỉ sau vài tháng lăn lộn các bạn đã phải “dừng lại”. Mình cũng từng là một sinh viên ô tô, cũng bước ra từ ngành nên mình hiểu rõ và đồng cảm với những khó khăn mà các bạn gặp phải. Ngoài ra, hiện mình cũng đang quản lý một doanh nghiệp trong ngành, thường xuyên làm việc với các đối tác là doanh nghiệp, các showroom ô tô trong vấn đề tuyển dụng; nên mình thấy rất nhiều vấn đề mà số đông sinh viên ô tô chúng ta cần khắc phục.
Video này được Giang chia sẻ trong một buổi livestream chia sẻ về chủ đề "Sinh viên ô tô cần chuẩn bị gì cho tương lai?", với mong muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm, những góc nhìn của bản thân là một người đi trước với các bạn, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành, về nghề, về những kỹ năng, kiến thức cần chuẩn bị sớm để ra trường có thể làm việc ngay.

Xem thêm…
trungnguyen017

Chuyện phi thường của cha đẻ hãng Honda​


Nhiều người trong số chúng ta có thể chưa bao giờ nghe nói về Soichiro Honda, nhưng thương hiệu ôtô hay xe máy Honda hẳn đã phủ sóng toàn cầu. Soichiro là người sáng lập ra tập đoàn rất nổi tiếng đó. Cuộc đời ông là một câu chuyện đáng kinh ngạc về sự đấu tranh và vượt qua khó khăn.

Soichiro Honda sinh năm 1906, trong một gia đình rất bình thường ở tỉnh nhỏ Shizuoka, Nhật Bản. Thế kỷ XX chỉ mới bắt đầu. Lần đầu tiên có một chiếc ô tô đến thị trấn, khi ấy Soichiro vẫn còn rất trẻ. Ðó là một chiếc tin tức xe Ford. Nó khiến Soichiro mê mẩn. Với anh, thật không thể tin được những gì cỗ máy này có thể làm được. Ðó là ngày anh bắt đầu mơ về việc tạo ra chiếc xe hơi của riêng mình.

Năm 15 tuổi, Soichiro Honda chuyển đến Tokyo và làm việc trong một nhà máy linh kiện máy bay. Anh đam mê công việc ngay từ ngày đầu tiên. Vì vậy, một ngày, giám đốc nhà máy đề nghị Soichiro lấy một số bộ phận máy bay và cố gắng chế tạo một chiếc xe đua.

Sự khởi đầu của huyền thoại

Chế tạo một chiếc ô tô là ước mơ lớn nhất của Soichiro Honda. Ðó chính xác là lý do tại sao, khi sếp của anh đề xuất ý tưởng, anh đã không do dự dù chỉ một giây. Kết hợp kỹ thuật thủ công và công nghiệp, anh đã tạo ra được mô hình đầu tiên. Anh cũng tự làm hầu hết các bộ phận. Anh tự tay khắc các nan hoa trong bánh xe bằng gỗ.

Chuyen phi thuong cua cha de hang Honda

Ðây là cách mô hình "Curtiss" ra đời. Ðó là một chiếc xe phi thường. Họ ngay lập tức gửi chiếc xe này đến các cuộc đua. Sau đó, vào năm 1924, chiếc xe giật giải vô địch Nhật Bản. Khi đó, Soichiro Honda chỉ mới 18 tuổi.

Soichiro không chỉ tỏa sáng với tư cách là một người thợ máy nhiệt huyết, kiên trì. Anh cũng trở thành một tay đua xe hơi. Ðây là một lĩnh vực khác mà anh thực sự nổi bật. Anh đã lập kỷ lục về tốc độ khi cho chiếc xe của mình tăng tốc tới 120 km/giờ và kỷ lục này tồn tại ở Nhật Bản trong 20 năm.

Khi Soichiro Honda 21 tuổi, anh quyết định trở về quê hương. Anh đã làm việc ở một nhà máy trong 6 năm. Năm tiếp theo, anh thành lập công ty riêng mang tên Công ty máy chính xác Toukai. Chức năng chính của nó là sản xuất các bộ phận xe hơi, đặc biệt là xéc- măng (vòng pít - tông).

Con đường kiên trì

Vừa học thêm ở trường, Soichiro vừa làm việc miệt mài với thiết kế của mình, đến nỗi khuỷu tay lúc nào cũng dính đầy dầu mỡ. Ông đã tiêu cạn tiền vào dự án, và nó vẫn chưa hoàn thành. Soichiro phải cầm cố đồ trang sức của vợ để tiếp tục.

Sau nhiều năm nỗ lực, cuối cùng ông đã thiết kế được vòng pít - tông mà anh chắc chắn rằng hãng tin tức xe Toyota sẽ mua. Khi ông mang sản phẩm đến, họ đã từ chối. Ông phải trở lại trường học, chịu đựng sự sỉ nhục của giáo viên và bạn bè. Họ bảo ông là một thằng ngốc vì “thiết kế một thứ lố bịch như thế”.

Soichiro dành hai năm tiếp theo để tiếp tục tìm cách chế tạo xéc-măng tốt hơn. Ông tin mình sẽ thành công.
Cuối cùng, sau hai năm, Soichiro Honda đã hoàn thiện thiết kế xéc-măng và hãng Toyota đã mua chúng.

Ðể xây dựng nhà máy sản xuất pít-tông của mình, Honda cần bê tông, nhưng chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị cho Thế chiến 2 nên vật liệu này không có sẵn. Một lần nữa, có vẻ như giấc mơ của Soichiro sẽ chết. Nhưng không, ông đã quyết định xây dựng nhà máy. Vì từ bỏ không phải là một lựa chọn, Soichiro đã tập hợp một nhóm bạn, và trong nhiều tuần, họ làm việc suốt ngày đêm để thử nghiệm cho đến khi họ tìm ra một phương pháp mới để sản xuất bê tông. Ông xây dựng nhà máy và cuối cùng đã có thể sản xuất xéc-măng ô tô.

Chuyen phi thuong cua cha de hang Honda

Chiếc xe đua Curtiss giành chức vô địch xe hơi Nhật Bản lần thứ năm vào tháng 11/1924. Ở giữa là người thợ máy trẻ tuổi Soichiro Honda

Không bao giờ bỏ cuộc
Câu chuyện không kết thúc có hậu ở đây. Trong chiến tranh, Mỹ đã ném bom nhà máy của Soichiro, phá hủy gần hết. Thay vì cảm thấy thất bại, ông đã tập hợp tất cả nhân viên của mình lại. Ông nói: “Nhanh lên! Chạy ra ngoài và quan sát những chiếc máy bay đó. Chúng sẽ thả những thùng dầu phụ. Chúng ta cần tìm ra nơi các thùng dầu rơi xuống, vì chúng là nguyên liệu thô chúng ta cần cho sản xuất”.

Ðó là những vật liệu mà họ không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên đất Nhật Bản. Ông Honda sử dụng bất cứ điều gì cuộc sống ban cho ông. Cuối cùng, một trận động đất san bằng nhà máy của ông và Honda buộc phải bán dây chuyền sản xuất pít - tông của mình cho Toyota. Nhưng Chúa không bao giờ đóng một cánh cửa mà không mở một cánh cửa khác.
Khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản hoàn toàn hỗn loạn. Nguồn tài nguyên khan hiếm - xăng bị hạn chế sử dụng và trong một số trường hợp, gần như không thể tìm thấy. Ông Honda thậm chí không thể có đủ xăng lái xe đến chợ mua thực phẩm cho gia đình. Nhưng thay vì cảm thấy thất bại hoặc bất lực, ông đưa ra một quyết định mới. Ông có một chiếc mô tơ nhỏ tương đương động cơ một máy cắt cỏ và nảy ra ý tưởng gắn nó vào chiếc xe đạp của mình. Ngay lúc đó, chiếc xe đạp có động cơ đầu tiên đã được tạo ra. Ông dùng nó đi chợ, và khá nhanh chóng, bạn bè cũng yêu cầu Honda làm vài chiếc cho họ. Ngay sau đó, ông đã sản xuất nhiều "mô tô" đến nỗi hết động cơ, vì vậy ông quyết định xây dựng một nhà máy mới để tự sản xuất. Nhưng ông không có tiền, và Nhật Bản đã tan hoang.

Thay vì bỏ cuộc và nói: "Không có cách nào", Honda nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Ông viết một lá thư cho từng chủ cửa hàng xe đạp ở Nhật Bản, nói với họ rằng ông có giải pháp cho việc đi lại ở Nhật Bản, rằng xe máy của ông rẻ và sẽ giúp mọi người có phương tiện. Sau đó, ông yêu cầu họ đầu tư.

Trong số 18.000 chủ cửa hàng bán xe đạp nhận được thư, 3.000 người đã đưa tiền cho Honda và ông đã sản xuất lô hàng đầu tiên của mình. Nhưng chiếc xe máy quá to và cồng kềnh, rất ít người Nhật mua. Vì vậy, một lần nữa, ông nhận thấy những gì không hiệu quả, và thay vì từ bỏ, lại thay đổi cách tiếp cận. Ông quyết định lột bỏ chiếc xe máy của mình để làm cho nó nhẹ và nhỏ hơn nhiều. Ông gọi nó là The Cub, và nó “thành công chỉ sau một đêm”, giành được Giải thưởng Nhật Hoàng.

Năm 1946, Soichiro Honda thành lập một doanh nghiệp mới, được gọi là Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Honda. Ông tập trung sản xuất xe máy, loại xe rẻ hơn và có thể hữu ích trong hoàn cảnh mới của đất nước. Ông đã lựa chọn đúng. Ông tạo ra một động cơ nhẹ ít ồn hơn nhiều so với những động cơ khác, đưa ông đến thành công.
Sản phẩm đầu tiên mang tên Honda, động cơ gắn cho xe đạp mang nhãn hiệu Honda A-type
Năm 1973, Soichiro Honda ngừng làm việc tại công ty riêng. Ông đã tạo ra quỹ “Honda Foundation” để bảo vệ môi trường. Ông mất vào tháng 8/1991, nhưng trước đó đã được công nhận là nhà sản xuất mô tô và ô tô vĩ đại nhất thế giới.
Xem thêm…
longcoc999
mình rất thích đọc những mẫu chuyện như thế này.
longcoc999

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ​


Henry Ford (1863–1947) là một trong những người phát minh ra dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ông cũng là người có những câu nói để đời.

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ 1
Henry Ford năm 1919, lúc đó ông 56 tuổi

"Đa số mọi người tiêu phí thời gian và sức lực vào việc đi đường vòng để tránh các vấn đề hơn là tìm cách giải quyết chúng."

"Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong."

"Bất luận làm một việc gì đều không nên phơi bày hết những điều mình hiểu biết ra cho mọi người thấy."

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ 2
Henry Ford đứng cạnh một chiếc Model T tại Buffalo, New York, Mỹ, năm 1921. Vào năm đó, khoảng một triệu chiếc Model T được sản xuất.

"Nếu có bí quyết của sự thành công - thì đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ, vừa theo quan điểm của mình."

"Bất kỳ ai dừng học tập đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi. Bất kỳ ai đang học tập đều trẻ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ tâm hồn bạn trẻ trung."

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ 3
Henry Ford và các cộng sự đang ngồi trên chính chiếc xe mà họ phát minh

"Việc có hại nhất đối với sự tiến bộ và phát triển trong kinh doanh, không phải là những lỗi lầm ở những người trẻ tuổi, mà chính là ở chỗ ngang ngược tàn ác của người tuổi già."

"Nhiệt tình là sức mạnh chiếu sáng hy vọng của bạn đến tận các vì sao. Nhiệt tình là ánh lửa lấp lánh trong mắt bạn, là nhịp điệu nhún nhảy trong dáng vẻ của bạn. Nó là sự quyết tâm, ý chí và năng lực thực hiện những tư tưởng của bạn."

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ 4
Một dây chuyền lắp ráp Ford thời kỳ đầu: thân xe được đưa xuống từ trên cao và chụp vào bộ khung gầm tại nhà máy Highland Park, nơi sản xuất Model T

"Thất bại đơn giản là một cơ hội để bắt đầu lại, nhưng bằng một cách thông minh hơn."

"Dù bạn nghĩ là mình có thể hay không thể, thì bạn đều đúng cả."

"Thật may mắn khi người dân không hiểu hệ thống ngân hàng và tiền tệ của chúng ta. Nếu họ hiểu, chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc cách mạng ngay trong đêm nay."

Những câu nói để đời của ông hoàng xe hơi nước Mỹ 5
Đám đông tại nhà máy Highland Park của Ford sau khi Ford thông báo trả 5 USD cho một ngày công lao động vào ngày 5/1/1914

"Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình."

"Tôi nhận ra rằng cạnh tranh được coi như một mối đe dọa trong đó người lãnh đạo thông minh sẽ đánh bại đối thủ bằng cách tạo nên thế độc quyền với những phương pháp riêng của mình."
Xem thêm…
trungnguyen017
Sao vào trong Group thì lại k thấy ảnh bài viết admin nhỉ?
Xem thêm…
Admin
Phần đó chưa sửa tới em à. Đang làm lại phần trang cá nhân. Phân đó sẽ sửa trong những ngày tới.
Admin
Hình ảnh các kĩ sư đang làm việc tại phòng thiết kế ở Trung tâm Kỹ thuật General Motors ở TaiWarren, Michigan / Hoa Kỳ.

Với sự ra đời của máy tính và các phần mềm vẽ đồ họa vào thập niên 1970, 1980. Đặc biệt là phần mềm AutoCAD, ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1982. Hình ảnh các nhà thhiết kế, kiến trúc sư vật lộn sòng soài ra với bàn can, bảng thước, bút giấy... dần đi vào dĩ vãng.

Ảnh bởi Kiến trúc sư Eero Saarinen/ General Motors

9D2A6D4E-9AA9-4E54-8D4C-A6BEA9A4BCCA.jpeg
Xem thêm…
longcoc999
Ám ảnh môn hình họa vẽ kỹ thuật máy gọi bằng cụ =)))
Nguyễn Xuân Giang
Mấy anh em cập nhật ảnh đại diện đi nhé. Anh ngó cái mặt cái nào.