ĐàiTiếngNói
244440923_1030118964443306_3066317144053522445_n.jpg

Nguồn: Lớp 12
Xem thêm…
truongdangmt6

Sinh viên ô tô đầu tư 300 triệu sao cho “lãi” ?​


Sinh viên ô tô đầu tư 300 triệu sao cho “lãi”.jpg



Trong khoảng thời gian 4 tháng nghỉ dịch mình thấy nhiều bạn sinh viên có hứng thú với việc đầu tư. Mình nghĩ chọn trường để gắn bó 4 năm cũng là một dạng đầu tư và nó không hề nhỏ đối với sinh viên mà còn rất quan trọng. Trước khi đầu tư một số tiền lớn vào đại học thì chúng ta nên hiểu học đại học cần gì cũng như học như thế nào cho hiệu quả.

Học đại học thì cần những gì?

Tiền

Ở bài viết này mình chỉ đề cập đến những bạn bình thường ( không tính những bạn có học bổng, miễn giảm học phí hoặc được trợ cấp sinh hoạt phí ) phải chi trả các khoản phí như tiền học phí, tiền sinh hoạt phí…và mình đã tổng kết khoảng 300 triệu. Với đặc thù là ngành kĩ thuật nên các bạn sinh viên ô tô sẽ phải làm đồ án khi kết thúc (tùy môn) có thể số tiền đó sẽ cao hơn một chút. Đây là số tiền bạn hoặc gia đình phải tự chi trả.
Dưới đây là bài viết chi tiết về: chi phí học đại học ngành ô tô là bao nhiêu?

Sinh viên ô tô đầu tư 300 triệu sao cho “lãi”.jpg


Thời gian

Học đại học ngành ô tô thông thường mất 4 năm, nếu trong quá trình học bạn bị rớt môn thì thời gian sẽ kéo dài ra thêm. Với một số bạn trẻ không muốn mất tiền cũng như thời gian, họ đã chọn nhảy ra làm việc ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3. Khi bạn đã xác định chọn học đại học thì phải biết nó sẽ tiêu tốn “4 năm” nên thấy được học đại học là một khoản đầu tư dài hạn.

Sinh viên ô tô nên đầu tư học đại học như thế nào?


Mục đích cuối cùng của đầu tư là sinh lời, với sinh viên khi học đại học cũng vậy học như thế nào để sinh lời nhiều nhất có thể. Sinh lời nhiều hay ít phụ thuộc vào lựa chọn đầu tư 4 năm của mình vào trường nào và chất lượng sau khi tốt nghiệp. Nói rõ hơn thì việc đầu tiên bạn cần chọn trường sao cho phụ hợp với năng lực của mình. Sau đó trong quá trình học bạn phải chuyên tâm vào việc nâng cao giá trị, chất lượng của bản thân. Hãy tận dụng thời gian của những năm đại học để nâng cao kĩ năng về chuyên môn , học thêm các kĩ năng mềm và kiến thức công cụ. Trong lúc học bạn nên mở rộng và kết nối với những mối quan hệ chất lượng. Hãy xem việc học đại học như việc đầu tư để không lãng phí nó.

Tạm kết

Bài viết trên đây là những ý kiến cá nhân của mình về việc đầu tư vào việc việc học đại học nếu còn những gì sai sót mong các bạn đọc góp ý kiến. Và quyết định đầu tư vào học đại học có đáng hay không, mình nghĩ là “đáng tiền”.Thực tế ngày nay các bạn thế hệ GenZ lựa chọn “gap year” để có những trải nghiệm trước khi quyết định con đường sự nghiệp của chính mình, đó cũng là một quyết định rất tuyệt vời.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
E-mail: [email protected]
Xem thêm một số bài viết hay : Học đại học, cao đẳng ô tô khác gì so với trung cấp và học nghề?
Xem thêm…
truongdangmt6

6 “sai lầm” của sinh viên ô tô giữa việc học và tuyển dụng.​

6 “ sai lầm ” của sinh viên ô tô giữa việc học và tuyển dụng.jpg



Hiện tại, ngành công nghiệp ô tô trong nước đang rất phát triển kéo theo đó nguồn nhân lực cho ngành này càng cao. Có phải chỉ cần trở thành sinh viên ô tô sẽ có một công việc ổn định, cũng như không lo lắng quá nhiều về việc trang bị các kĩ năng sau khi ra trường?

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ 6 sai lầm sinh viên ô tô giữa việc học và tuyển dụng.​

1. Sinh viên ô tô ra trường chắc chắn có việc làm.

Hiện nay, vẫn còn một số bạn sinh viên đang ảo tưởng về tấm bằng đại học sau khi ra trường. Họ coi đó là công cụ để được làm bất cứ nơi đâu họ muốn, nhưng thực tế thị trường lao động hoạt động phụ thuộc vào cung và cầu, và chỉ có người đáp ứng được những tiêu chí của nhà tuyển dụng đề ra thì mới chiến thắng được cuộc đua việc làm. Số sinh viên của ngành ô tô đang ngày càng đông kéo theo đó là những cạnh tranh về chất lượng hết sức khóc liệt, buộc các bạn phải tự mình rèn luyện và học tập để đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng. Các garage ô tô và đại lý ô tô không quá chú trọng vào tấm bằng đại học mà chỉ quan tâm vào khả năng làm việc của bạn.

2. Sinh viên ô tô chỉ cần học trên trường là đủ.

Đây là thực trạng đáng buồn của sinh viên ô tô. Không ít sinh viên tự tin vào khả năng của bản thân sau khi học xong đại học có thể trở thành những cố vấn dịch vụ hay quản đốc chỉ với những kiến thức học được trên trường. Trường đại học hay bất kì cơ sở giáo dục nào cũng chỉ dạy cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng ở một mức độ nhất định. Nó càng sai lầm hơn nữa, bởi chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 công nghệ thay đổi liên tục kéo theo đó các kiến thực về ô tô cũng sẽ thay đổi từng ngày. Nếu các bạn muốn thành công trong lĩnh vực ô tô này, đòi hỏi bạn phải tự cập nhật cũng như học hỏi thêm các kĩ năng mới.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tham gia một số dự án thực tế hoặc tìm hiểu một số trang thông tin về ô tô để trao dồi thêm kinh nghiệm. Học phải đi đôi với hành các bạn mới có thể giỏi được nhé!​

3. Sinh viên ô tô học trường “hot” sẽ lương cao.


Bài viết này mình không ý định so sánh chất lượng của các cơ sở giáo dục hay trường đại học, cao đẳng mà chỉ dựa trên những quan điểm của phần lớn các bạn sinh viên chọn trường. Các trường học và cơ sở giáo dục có độ uy tín cao nên mới được nhiều bạn sinh viên chọn lựa. Nhưng nó không đảm bảo chắc chắn cho bạn rằng sau khi ra trường sẽ có công việc tốt với mức lương cao. Khi bạn có trong tay bằng tốt nghiệp ở một trường có tiếng đồng nghĩa với việc xuất phát điểm khi xin việc của bạn cao hơn một số bạn khác một chút. Bởi vì nhà tuyển dụng ngày nay không chỉ nhìn vào bằng tốt nghiệp của bạn mà còn dựa vào khả năng làm việc cũng như giá trị mà bạn mang lại cho họ.​

6 “ sai lầm ” của sinh viên ô tô giữa việc học và tuyển dụng.jpg


4. Sinh viên ô tô học đại học thì không chịu làm thợ.

Đây cũng là lý do mà nhiều bạn sinh viên ô tô sau khi tốt nghiệp “ngã ngửa” hoặc là chuyển qua một ngành nghề khác. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ở một ngôi trường có tiếng cũng như tấm bằng loại giỏi đều nghĩ sẽ có một công việc với mức thu nhập cao. Nhưng các yếu tố trên chỉ mang tính chất đánh giá sự nỗ lực của bạn trong quá trình học trên trường chưa đảm bảo bạn có mang lại giá trị cho nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao khi bạn tạo ra giá trị xứng đáng với mức lương đó. Hằng năm, sinh viên ô tô ra trường rất nhiều nhưng các nhà tuyển dụng vẫn thiếu nguồn nhân lực. Nhân lực mà nhà tuyển dụng cần ở đây là những sinh viên làm được việc.​

5. Sinh viên ô tô không cần ngoại ngữ và các kĩ năng khác.


Đối với ngành ô tô kiến thức về kĩ thuật và nền tảng rất quan trọng. Điều này không có nghĩa là bạn bỏ qua việc phát triển các kĩ năng mềm và ngoại ngữ. Cho dù bạn có giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng các kĩ năng làm việc nhóm hay kĩ năng giao tiếp bạn không có thì cũng không thể làm việc cùng với các thành viên khác, không thể truyền đạt ý tưởng của bạn để mọi người hiểu được.
Hiện nay, nếu bạn không có ngoại ngữ thì khả năng tiếp cận với các công việc có thu nhập cao từ những công ty nước ngoài là khá khó. Bởi vì đặc trưng của ngành ô tô các trang tài liệu mới thường chỉ có tiếng anh nên các bạn muốn công việc mình phát triển thì tiếng anh cũng là một kĩ năng nên được học sớm.
Ngoài ra, khi bước chân vào ngành ô tô kĩ năng lái xe cũng bắt buộc cần phải có. Bạn thử nghĩ xem khi mình là một khách hàng và có nhu cầu sửa chữa, bạn có yên tâm khi để một kĩ thuật viên chưa có kĩ năng lái xe ô tô để lái thử kiểm tra xe của mình hay không.​

6. Học ô tô ra sẽ trở thành kĩ thuật viên.


Hầu hết, các tân sinh viên khi bước chân vào ngành ô tô đều nghĩ rằng sau này khi ra trường sẽ trở thành một người sửa chữa xe ô tô. Thật ra, sửa chữa ô tô chỉ là một lĩnh vực nhỏ trong ngành ô tô. Trên thực tế, một số ít bạn sau khi ra trường sẽ trở thành một kĩ thuật viên sữa chữa ô tô, còn lại thì sẽ đi theo các hướng khác thuộc ngành ô tô. Tùy vào năng lực cũng như sở thích cá nhân bạn có thể một cố vấn dịch vụ, nhân viên bán hàng,…Hãy cố gắng tìm định hướng cho bản thân từ năm hai hoặc năm ba. Bạn xác định định hướng càng sớm thì lộ trình phát triển sự nghiệp sau này của bạn càng rõ ràng.

Tóm lại, nếu bạn đã chọn để trở thành một sinh viên ô tô, bạn cần nỗ lực không ngừng mỗi ngày để không bị đào thải.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, nếu có thắc mắc hay đóng góp liên hệ​
E-mail: [email protected]
Xem thêm một số bài viết hay : Cố vấn dịch vụ ô tô: Kỹ năng sắp xếp sửa chữa, KCS, nghiêm thu trong gara
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Bài chia sẻ hay, cảm ơn Trường nhé.
Nguyễn Xuân Giang

5 lưu ý dành cho những bạn học ngành kỹ thuật ô tô

Mình thấy có rất nhiều bạn học ngành ô tô, nhưng để đến tận năm cuối các bạn mới bắt đầu ra gara, để xin “học thực tế”. Mình nghĩ rằng, với ngành này thì đó là một thời điểm quá muộn.
Và mình xin chia sẻ với các bạn một số lưu ý khi học ngành này:
  • Thứ nhất, bạn nên suy nghĩ về câu hỏi "Mình phù hợp với nghề gì trong ngành này? Ra trường mình sẽ làm gì?" càng sớm càng tốt. Tốt nhất là từ năm 3 nên suy nghĩ rồi. Suy nghĩ sớm để chuẩn bị sớm.
  • Thứ hai, muốn sửa được xe, muốn trở thành một kỹ thuật viên độc lập, bạn phải phải làm garage ít nhất là 2 năm, trung bình là 3 năm. Chưa tính thời gian học lý thuyết trước đó.
  • Thứ ba, cái quan trọng nhất của việc đi thực tập là mình học được cái gì, có phục vụ cho công việc tương lai mình nhắm đến hay không. Những thứ còn lại đều là thứ yếu.
  • Thứ tư, ở trường, ngành ô tô đang đào tạo cho cả ngành xe + ngành máy. Vì quá rộng nên không thể đào tạo sâu mà chỉ trang bị nền tảng cơ bản, tư duy logic cho bạn thôi. Chính vì vậy, đừng trông mong là chỉ cầm bằng đại học là có thể xin việc, nếu chưa ra thực tế.
  • Thứ năm, những bạn có thiên hướng làm các vị trí dịch vụ. Thì ở những năm đầu (năm 1, 2), hãy thời gian đi làm thêm về dịch vụ (bưng bê, bán hàng…) chỗ nào có nhiều người, giao tiếp nhiều càng tốt. Hãy học về dịch vụ, đọc sách về giao tiếp, bán hàng thật nhiều. Vì đó mới là cái sau này các bạn cần.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn mới đăng ký vào ngành ô tô. Các bạn có thắc mắc gì cứ bình luận nhé.
Chúc các bạn ngày làm việc cuối tuần vui vẻ.

5 lưu ý dành cho những bạn học ngành kỹ thuật ô tô.jpg
Xem thêm…
Đình Phúc
Bài chia sẻ ngắn nhưng rất hay bác ạ.
Nguyễn Xuân Sáng
năm nhất cần chọn nghề chưa a ?
Nguyễn Huy Hiệu
Cảm ơn những lời chia sẻ của anh ạ . Em sẽ cố gắng ngay từ bây giờ
Đức Thành
10 vấn đề số đông sinh viên ô tô thường thắc mắc
10-van-de-sinh-vien-o-to-thuong-thac-mac.jpg
1. Học ô tô ra trường có dễ tìm việc không? Ngành ô tô có tiềm năng phát triển hay không?
2. Học ô tô xong thì ra trường làm gì? Làm ở đâu? Lương thưởng thế nào?
3. Học ô tô nên học như thế nào, lộ trình ra sao để ra trường làm được việc ngay? Nếu chỉ lấy bằng giỏi ở nhà trường thì đã đủ khả năng để làm việc chưa?
4. Khi nào thì nên đi thực tập ở garage? Cách xin vào garage như thế nào?
5. Đi thực tập ở gara, làm sao để các anh, các chú chịu chỉ nghề, hướng dẫn cho mình?
6. Lộ trình phát triển của một kỹ thuật viên sửa chữa thường như thế nào?
7. Lộ trình để phát triển lên vị trí cố vấn dịch vụ như thế nào?
8. Học ô tô làm sales có được không? Muốn làm sales cần thêm những năng lực gì?
9. Đi phỏng vấn ở đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm, vậy làm sao để có kinh nghiệm?
10. Muốn làm kỹ sư thiết kế, nhưng ở Việt Nam có ít nhà máy sản xuất ô tô thì nên vào đâu để làm thiết kế?
Có lẽ, đây là 10 vấn đề cơ bản mà rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc khi đứng trước ngưỡng cửa sự nghiệp của mình. Có rất nhiều bạn đã học đến năm cuối, nhưng vẫn chưa biết ra trường mình sẽ làm việc gì, làm ở đâu? Và rồi, chỉ sau vài tháng ra trường khó khăn, các bạn đã bỏ cuộc.

Nguyên nhân: Có lẽ là các bạn thiếu được định hướng từ những người đi trước và thiếu ý thức tự mình đi tìm câu trả lời về “lộ trình sự nghiệp” của mình từ sớm, để có sự chuẩn bị ngay từ trên ghế nhà trường.

Mình đã dự định tổ chức 1 chuỗi hội thảo định hướng cho sinh viên ô tô tại 10 trường đại học lớn nhất trên cả nước. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài từ năm ngoái đến giờ nên mình vẫn chưa tổ chức được. Chính vì vậy, mình sẽ làm một số video ngắn để chia sẻ thêm với các bạn trong đợt dịch này. Khi dịch lắng xuống, mình sẽ tổ chức chuỗi hội thảo kia.

Dưới đây, là video đầu tiên mình quay về chủ đề “Kỹ sư ô tô ra trường làm việc ở đâu?”. Một chủ đề rất căn bản, để các bạn hiểu được tất cả các vị trí, môi trường mà một kỹ sư ô tô có thể tham gia vào được, ngoài môi trường garage, hãng mà chúng ta vẫn thường thấy.

Các bạn dành 10 phút xem hết video và comment ý kiến của mình về nội dung video và những chủ đề các bạn quan tâm để mình làm tiếp ở những video tới nhé.
--------
P/s: Video này mình đã up lên youtube để lưu trữ và có thêm 1 số video liên quan đến hội thảo hướng nghiệp sinh viên ô tô trước đó mình sẽ đều up lên kênh này. Các bạn tìm xem trong thời gian rảnh rỗi mùa dịch nhé.​
Link:
Xin cảm ơn.
Xem thêm…
Thành Phạm
rất đúng với tâm lý của 1 SV
Đức Huy
Lúc đầu thì ai cũng vậy.
Mẫn Mẫn
Đi thực tập ở gara, làm sao để các anh, các chú chịu chỉ nghề, hướng dẫn cho mình? -> ngoan, kiên nhẫn, chấp nhận, hạ cái tôi
Nguyễn Xuân Giang

Học đại học, cao đẳng ô tô khác gì so với trung cấp và học nghề?​

Nhân cái vụ lùm xùm mấy hôm nay về sự khác nhau giữa đại học, cao đẳng và trước đó có nhiều bạn đặt câu hỏi nên học trường nào để ra trường có việc tốt. Mình xin chia sẻ các bạn một số ý sau đây:

su khac nhau giua dai hoc va cao dang oto.jpg

- Thứ nhất, học trường nào có quan trọng không?

Tất nhiên là quan trọng! Không quan trọng thì tại sao người ta phải cất công "cày cuốc" bao nhiêu năm đèn sách để thi thố cho bằng được vào trường "top" đúng không?
Có câu: "Con người ta sinh ra không khác nhau là mấy, do môi trường và cách rèn luyện mới trở nên khác nhau". Cho nên, sống và học tập trong môi trường tốt chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến bạn. Một môi trường học tập ở tầm tri thức cao hơn, thường xuyên tiếp xúc với những con người có tư duy tốt hơn, chắc chắn sẽ có những tác động đến tư duy nhận thức và hạnh động của bạn theo chiều hướng tích cực hơn.
Và đấy, cái được khi đầu tư thời gian đi học đại học, cao đẳng là được "tắm mình" trong môi trường tri thức; cộng với những kiến thức được đào tạo các bạn sẽ có cơ hội "cải biến mình".

- Thứ hai, vậy học đại học, cao đẳng khác gì so với trung cấp và học nghề?

Ở đây, mình gom chung "đại học, cao đẳng" là một nhóm, thuộc nhóm đào tạo tư duy giải quyết vấn đề. Còn trung cấp, học nghề là một nhóm, thuộc nhóm đào tạo để giải quyết sự vụ.
Từ khóa ở đây là "giải quyết vấn đề""giải quyết sự vụ". Một vấn đề sẽ bao gồm rất nhiều sự vụ. Chính vì vậy, ở đại học, cao đẳng người ta đào tạo theo hướng trang bị kiến thức khoa học cơ bản và tạo điều kiện để phát triển tư duy logic.
Tư duy logic là gì?
Khái niệm chuẩn thì các bạn google để đọc, nhưng nó có nghĩa là khi đứng trước 1 bài toán, 1 vấn đề chưa có lời giải; bằng những kiến thức nền tảng người này phải tự tìm tòi các dữ liệu, tổng hợp, phân tích, sắp xếp các công việc theo một trình tự logic, để tạo thành một chuỗi hành động "ăn khớp với nhau" để giải quyết vấn đề đó.
Còn học nghề, là để phục vụ làm nghề. Có nghĩa là một sự vụ trước mắt, cần phải giải quyết ngay, thì đòi hỏi người làm nghề phải xử lý được. Vì vậy, hướng đào tạo các trường trung cấp, dạy nghề sẽ trang bị kỹ năng, kỹ xảo để thực hành, tập trung giải quyết sự vụ nhiều hơn; kiến thức trang bị vừa đủ để làm, không cần quá sâu. Quan trọng là thực hành tốt, quen tay với một nhóm công việc quen thuộc lặp đi lặp lại.
Từ 2 cách đào tạo đó, sẽ định hướng lên cách phát triển của 2 con người theo 2 hướng khác nhau. Đại học, cao đẳng theo hướng phát triển dài hạn; còn trung cấp, học nghề theo hướng nhanh và ngay. Khi hiểu điều này, các bạn đừng so sánh làm gì vì mỗi cấp đào tạo họ đã hướng tới một nhóm sứ mệnh khác nhau.

tuyen-dung-sale-o-to.jpg

- Thứ ba, học đại học, cao đẳng ô tô có chắc chắn có cơ hội việc làm tốt hơn trung cấp và nghề không?

Với mỗi nhóm công việc khác nhau, sẽ đòi hỏi khác nhau.
+ Những công việc đòi hỏi nhiều về tư duy để tự tìm ra cách giải quyết, khi chưa có công thức sẵn thì người ta sẽ thiên về tuyển dụng các bạn học đại học, cao đẳng.
Ví dụ như: liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, xây dựng quy trình, tư vấn... (Tất nhiên trước khi học lên làm những công việc trên, họ đều phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất ở giai đoạn đầu)
+ Những công việc thiên về giải quyết ngay, cần làm luôn thì sẽ ưu tiên tuyển những bạn làm được ngay, có kỹ năng sát với sự vụ cần giải quyết.
Ví dụ như: công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành máy, công nhân lắp ráp dây chuyền, kỹ thuật viên...
Đấy! Mỗi loại hình đào tạo sẽ có những lợi thế khác nhau ở môi trường công việc thực tế.

- Thứ tư, điều gì quyết định tới thành công trong công việc?

Mình thấy số đông các bạn đang tập trung quan tâm vào những thứ nhỏ nhặt mà quên mất “mục đích của việc đi học” là gì? Và xa hơn là “mục đích của việc đi làm là gì?”
Cái cần bây giờ là các bạn phải tìm được định hướng phù hợp với bản thân và tìm “đích đến” cho bản thân trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới là gì? Mình sẽ trở thành ai trong tương lai? Vị trí gì? Lương bao nhiêu?
Để tới đó, cần những năng lực gì? Cần rèn luyện ở những môi trường nào? Học gì ở đó? Học trong bao lâu?.....Đây là mới thực sự là những câu hỏi các bạn cần đặt ra và tìm câu trả lời. Chứ không phải là những câu hỏi vô nghĩa kia.
Trước kia các bạn học cấp 1 thì auto có đích đến là sang cấp 2, học cấp 2 thì đích đến là vào được trường cấp 3 tốt ở địa phương, học cấp 3 thì đích đến là đại học, cao đẳng….Những cái đích này đã có tên, có số (điểm) rõ ràng, nên các bạn thường ít suy nghĩ về việc “tìm đích”.
Còn giờ đây, khi đã ra ngoài đời, mọi thứ sẽ đều "không có chỉ số" nào rõ ràng cả. Vì vậy, hãy biết cách đặt câu hỏi đúng, để có câu trả lời cần thiết.

Đầu tuần, có vài chia sẻ với các bạn.
Chúc các bạn có một tuần học tập và làm việc vui vẻ!

Để tìm việc làm ô tô, hãy truy cập mục Tìm việc làm bạn nhé!
Xem thêm…
Đức Thành
Kỹ sư ô tô nên biết những phần mềm thiết kế nào?
ky-su-o-to-nen-biet-nhung-phan-mem-thiet-ke-nao.jpg

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô ngày càng phát triển và song hành với đó là đội ngũ chịu trách nhiệm thiết kế từng mẫu xe. Nghề thiết kế xe ô tô ở Việt Nam chưa phát triển mạnh vì hầu hết các mẫu xe được thiết kế tại nước ngoài và chỉ cho lắp ráp một số mẫu tại Việt Nam. Hãng ô tô VinFast ra đời đã đánh dấu bước tiến của Việt Nam trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, do vậy các kĩ sư thiết kế ô tô đã có thể có thêm cơ hội thử sức mình với hãng xe trong nước. Vậy theo các bạn một kỹ sư thiết kế ô tô cần có những kĩ năng gì? Và cần nắm vững những phần mềm nào?
Xem thêm…
Thanh Tân
các bác có biết công ty nào chuyên về thiết kế hay tính toán không ạ. giới thiệu em với ạ
Anh Nguyễn
Theo mình thấy phổ biến nhất vẫn là NX, Catia, Cad, Solid,...
L
NX + Solid là ok
Anh Nguyễn
Mất bao lâu để một sinh viên ô tô có thể thành thạo công việc?
mat-bao-lau-de-sinh-vien-o-to-co-the-thanh-thao-duoc-cong-viec.jpg
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ô tô tốt nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên theo nghề và gắn bó với nó lại không quá cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, một trong số đó đến từ yếu tố chủ quan, khi bản thân các "tân kỹ sư" không đủ kiên nhẫn với nghề. Một sinh viên mới ra trường thì cái mà chúng ta có chỉ là sự tự tin và nền tảng lý thuyết căn bản, để làm được việc thì cần phải học hỏi, va chạm rất nhiều với thực tế, giải quyết các vấn đề mà nhà trường chưa từng dạy. Vì thế cần khá nhiều thời gian cũng như sự kiên trì để có thể nâng cao trình độ và tay nghề. Vậy thời gian để một sinh viên mới ra trường thành thạo công việc là bao lâu? và như thế nào mới được gọi là thạo việc?
Xem thêm…
L
Làm gì cũng cần cố gắng nỗ lực bạn ah, chắc chắn cuộc đời sẽ có nhiều ngã rẽ và sự lựa chọn khi bạn bước vào nghề cần nhiệt huyết từng ngày thì khi đó mới có những quyết định cho những bước đi được. cố gắng làm cho cuộc sống có thật nhiều thứ mâng tên TÔI ĐANG chứ không phải là TÔI SẮP. cố lên cứ bước chân vào nghề đi rồi sẽ hiểu.
Đức Thành
cũng tùy người thôi bạn, học trong trường chủ yếu rèn luyện kĩ năng, mà kinh nghiệm về ô tô ít lắm
Mason
2 năm 3 năm 5 năm hay 10 năm, nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào yếu tố con người là chính bác ạ.
Nguyễn Xuân Giang

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất cả nước năm 2021​

Tính đến ngày 16/9/2021, hầu hết các trường đại học đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đều đã công bố điểm chuẩn. Nhìn chung, điểm chuẩn ngành ô tô năm 2021 biến động tương đối cao. Điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất thuộc về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. Dưới đây là top 10 trường ĐH có điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất năm 2021 (Dựa trên kết quả điểm chuẩn phương thức xét tuyển kết quả thi Tốt Nghiệp THPT).

1. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM có thể chọn 4 hệ đào tạo: Hệ đại trà, Hệ đào tạo Chất lượng cao tiếng Việt, Hệ đào tạo Chất lượng cao tiếng Anh, Hệ Nhân Tài.

diem-chuan-nganh-oto-nam-2021.jpg

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Hệ đại trà, với điểm trúng tuyển:
  • A00: 26,75 – A01: 27,25
  • D01: 27,25 – D90: 27,25
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Hệ đào tạo Chất lượng cao tiếng Việt, với điểm trúng tuyển:
  • A00: 26,00 – A01: 26,5
  • D01: 26,5 – D90: 26,5
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Hệ đào tạo Chất lượng cao tiếng Anh, với điểm trúng tuyển:
  • A00: 25,25 – A01: 25,75
  • D01: 25,75 – D90: 25,75
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô Hệ Nhân Tài (được miễn học phí), với điểm trúng tuyển:
  • A00: 28,25 – A01: 28,75
  • D01: 28,75 – D90: 28,75
diem-chuan-nganh-oto-nam-2021 02.jpg
diem-chuan-nganh-oto-nam-2021 03.jpg

2. Đại học Bách khoa Hà Nội

diem-chuan-nganh-oto-nam-2021 04.jpg

Xét tuyển các khối ngành A00, A01 (lấy cùng điểm):
  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 26,94
  • Chương trình đào tạo tiên tiến của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 26,11
top-10-truong-dh-co-diem-chuan-nganh-o-to-cao-nhat-nam-2021-16.png

3. Đại học Bách khoa TP. HCM

diem-chuan-nganh-oto-bach-khoa-hcm-nam-2021.jpg

Xét tuyển các khối ngành A00, A01, D01, D07 (lấy cùng điểm), với điểm trúng tuyển:
  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 26,50
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên tiến của Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 26,00
diem-chuan-nganh-oto-bach-khoa-hcm-nam-2021 02.jpg

4. Đại học Công nghiệp TP. HCM

diem-chuan-nganh-oto-đh-cong-nghiep-hcm-nam-2021.jpg

Xét tuyển các khối ngành A00, A01, C01, D90 (lấy cùng điểm):
  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 25,5
diem-chuan-nganh-oto-đh-cong-nghiep-hcm-nam-2021 02.jpg

5. Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM

diem-chuan-nganh-oto-gtvt-hcm-nam-2021 02.jpg

  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 25,30(cơ khí ô tô) và 25,40 (cơ điện tử ô tô)
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao của Ngành kỹ thuật ô tô (cơ khí ô tô), với điểm trúng tuyển: 24,10
diem chuan nganh o tô gtvt hcm.png

diem chuan nganh o tô gtvt hcm 2.png

6. Đại học Công nghiệp Hà Nội

nganh oto dai hoc cong nghiep ha noi 2021.jpg

  • Điểm xét tuyển ngành công nghệ kỹ thuật ô tô: 25,25(trong đó, TO>=8 và NV<=8).
diem chuan nganh o tô dai hoc cong nghiep ha noi 2021.png

7. Đại học Giao thông vận tải Hà Nội

diem chuan nganh o tô gtvt ha noi.png

Xét tuyển các khối ngành A00, A01, D01, D07 (lấy cùng điểm).

Cơ sở Hà Nội:

  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 25,10
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao của Ngành kỹ thuật cơ khí (kỹ thuật ô tô Việt Anh), với điểm trúng tuyển: 24,00

diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-gtvt-ha-noi-2021.png

Cơ sở TP. HCM:​

  • Chương trình tiêu chuẩn hệ đại trà của Ngành kỹ thuật ô tô, với điểm trúng tuyển: 24,15
diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-gtvt-hcm-2021.png

8. Đại học Bách khoa Đà Nẵng

diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-bach-khoa-da-nang-2021.png

  • Điểm xét tuyển ngành công nghệ kỹ thuật ô tô: 25,00 (trong đó TO>=8; LI >=8; TTNV<=1).
diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-bach-khoa-da-nang-2021 01.png

9. Đại học Cần Thơ​

diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-can-tho-2021.jpg

Xét tuyển các khối ngành A00, A01 (lấy cùng điểm):
  • Điểm xét tuyển Ngành Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí ô tô): 24,50
diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-can-tho-nam-2021.jpg

10. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng​

diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-spkt-da-nang-2021.jpg

  • Điểm xét tuyển Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô: 23,50 (trong đó TO>=8; TTNV<=3).
diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-spkt-da-nang-nam-2021.png

10. Đại học Thủy Lợi​

diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-thuy-loi-nam-2021.jpg

  • Điểm xét tuyển Ngành kỹ thuật ô tô: 24,25 (Xét khối tổ hợp môn A00, A01, D01, D07; TO>=8, TTNV<=5).
diem-chuan-nganh-oto-dai-hoc-thuy-loi-2021.png
P/s: Cập nhật đến 16h ngày 16/9/2021.

Nguồn: News.oto-hui.com
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang
Điểm đầu vào ngành ô tô năm nay cao quá.
Admin

TOP 10 TRƯỜNG CÓ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH Ô TÔ CAO NHẤT NĂM 2021​

Nếu không xét hệ đào tạo Nhân tài (28,75 điểm + miễn học phí) của ngành ô tô trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM, ta thấy thứ tự top 10 điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất các trường như sau:

top diem chuan nganh o to nam 2021.jpg

10 trường có điểm chuẩn ngành ô tô cao nhất năm 2021​

  1. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM (27,25 đ)
  2. Đại học Bách Khoa Hà Nội (26,94 đ)
  3. Đại học Bách Khoa Tp. HCM (26,5 đ)
  4. Đại học Công nghiệp Tp. HCM (25,5 đ)
  5. Đại học GTVT Tp. HCM (25,4 đ)
  6. Đại học Công nghiệp Hà Nội (25,25 đ)
  7. Đại học GTVT Hà Nội (25,1 đ)
  8. Đại học Bách khoa Đà Nẵng (25 đ)
  9. Đại Học Cần thơ (24,5 đ)
  10. Đại học Thuỷ Lợi Hà Nội (24,25 đ)
Xem thêm chi tiết bài viết này: tại đây
Xem thêm…
T
Viết cho những bạn sắp bước chân vào ngành ô tô
quote-autojobs-31-7.png


Thời điểm kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia được công bố cũng là lúc các bạn phải đưa ra quyết định về hướng đi của cuộc đời mình. Ngành ô tô đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm bởi vì độ "HOT" của nó trong những năm vừa qua, bên cạnh đó cũng còn không ít những góc khuất mà "người công cuộc mới hiểu người trong kẹt". Tuy nhiên, nếu các bạn đã quyết tâm dấn thân vào ngành, trước tiên phải chuẩn bị cho bản thân 3 điều:

1. Tìm hiểu kỹ những số liệu liên quan đến ngành ô tô và tự cảm nhận xem ngành này có thực sự tiềm năng hay không? Có phù hợp với mình hay không?
=> Nếu cảm thấy không có niềm tin. ĐỪNG NÊN CHỌN.

2. Đừng dùng miệng của người khác để quyết định cuộc đời của mình.
Rất nhiều bạn sinh viên bị ảnh hưởng tâm lý bởi những lời nói tiêu cực của người đi trước, bởi vì các bạn hoàn toàn không tự tin vào sự lựa chọn và năng lực của các bạn.
=> NGÀNH Ô TÔ và NGHỀ SỬA CHỮA Ô TÔ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhìn NGÀNH Ô TÔ thông qua CÁI GẦM XE !

3. Đặc biệt là đừng nhìn những người thợ lâu năm tuy không qua trường lớp những vẫn "sửa giỏi" rồi nghĩ rằng mình không cần học, chỉ cần cầm cờ lê rồi sẽ giỏi.
Hãy nhớ rằng: Có nhiều người không cần bằng cấp vẫn thành công, nhưng không có ai không học mà vẫn thành công!

Tạo tài khoản AutoJobs.co và tham gia Cộng đồng sinh viên ô tô để giao lưu nhé!
Thương Lữ
Xem thêm…
Phan Mạnh Cường
Thời điểm này sẽ có nhiều em cần đọc đấy anh ơi =))
Trung Tran
Ngáo giá – Căn bệnh sinh viên ô tô không nên mắc phải

ngao-gia-can-benh-sinh-vien-oto-khong-nen-mac-phai-autojobs.jpg

Trong quá trình làm việc, tôi có cơ hội nắm giữ vị trí quản lý ở nhiều công ty khác nhau, đồng nghĩa với việc tôi đã và đang tuyển dụng kha khá nhân sự trong ngành ô tô này, từ ít kinh nghiệm, kinh nghiệm lâu năm và có cả sinh viên mới ra trường. Thế hệ trẻ hiện nay thực sự có nhiều điểm vượt trội so với tôi thời đó, các bạn tự tin, năng động và có đầy đủ điều kiện để dễ dàng tiếp cận những thông tin, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt hơn là sở hữu một thái độ tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là một cơ số nhỏ.

Khoan hãy bàn về quá trình các bạn ứng tuyển vào một vị trí trong doanh nghiệp. Tôi muốn nói đến cách offer lương. Khoảng lương ở các công việc trong ngành ô tô hiện nay đã được rộng mở hơn nhằm thu hút những nhân sự chất lượng mong muốn có mức thu nhập theo năng lực, tôi thấy điều này là hoàn toàn hợp lý, “có làm thì mới có ăn”, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không làm không ăn, và bản chất mọi thứ được quy về giá trị trao đổi.

Khoảng lương đối với kỹ thuật viên hiện nay là 7 – 15 triệu, thương mại – dịch vụ từ 10 triệu đến vô hạn (tùy theo giá trị dịch vụ mang lại), các vị trí quản lý, trưởng phòng, giám đốc từ 15 triệu trở lên (Lên bao nhiêu thì tính theo trách nhiệm, hiệu quả công việc + doanh thu mang lại). Khoảng lương này áp dụng đối với nhân sự đã có khả năng làm việc độc lập ngay mà không cần qua đào tạo, hướng dẫn và phải đảm bảo được kết quả đầu ra. Đó là mối quan hệ Win – Win giữa Doanh nghiệp và người lao động, nghĩa là bạn đóng góp giá trị (hiệu quả công việc) và nhận lại giá trị (tiền).

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường offer mức lương 7 – 10 triệu, con số không là vấn đề nếu như bạn có thể đáp ứng các yêu cầu cho công việc cũng như có trách nhiệm đảm bảo được sự hiệu quả. Khi bạn chưa mang lại giá trị nhưng lại muốn nhận giá trị nhiều hơn – đó gọi là “ngáo giá”.

Ngược lại đứng trên cương vị của nhà tuyển dụng, tôi không bao giờ hỏi “Em có thể mang lại giá trị gì cho công ty?” hoặc “Em có định hướng gắn bó lâu dài hay không?”. Thay vào đó tôi luôn là tạo nên một môi trường phù hợp nhất, đãi ngộ xứng đáng để các bạn có mong muốn gắn bó và đóng góp giá trị lâu bền.​
Xem thêm…
T
Vai trò của kỹ năng mềm đối với ứng viên ngành ô tô

vai-tro-cua-khau-tuyen-dung-nhan-su-doi-voi-doanh-nghiep-autojobs-thumbnail.jpg

Tình trạng sinh viên ô tô mới ra trường thất nghiệp không còn là chủ đề xa lạ đối với những người trong ngành. Nhưng tại sao nhiều bạn sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng lại nhút nhát và thiếu kinh nghiệm làm việc trầm trọng? Hoặc những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc nhưng không thể thăng tiến? - Mấu chốt nằm ở KỸ NĂNG MỀM.

Kỹ năng được chia làm 2 loại: Kỹ năng cứng & Kỹ năng mềm. Trong đó, kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng nghề nhằm phục vụ công việc chuyên môn, cụ thể trong nghề sửa chữa ô tô là kỹ năng sử dụng chẩn đoán, bảo dưỡng, tháo lắp, thay thế, sửa chữa,….

Kỹ năng mềm thiên về tính cách, lối sống và đề cao tính cá nhân hóa, được chia làm 2 nhóm chính:​
  • Kỹ năng đối nội: kỹ năng tự học, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy – sáng tạo,…​
  • Kỹ năng đối ngoại: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp – thuyết phục, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề…​
Chúng ta sẽ khó có thể thăng tiến hoặc đạt được hiệu quả công việc tối đa nếu thiếu đi những kỹ năng mềm cần thiết. Vậy kỹ năng mềm đóng vai trò như thế nào đối với ứng viên ngành ô tô?​

1. Tạo ấn tượng khi đi tìm việc:​

Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, một ứng viên có kỹ năng mềm tốt sẽ “ghi điểm” trong mắt Doanh nghiệp thông qua cách giao tiếp và ứng xử trong buổi phỏng vấn và trong quá trình làm việc.

2. Mở rộng mối quan hệ dễ dàng:​

Kỹ năng thuyết trình, tổ chức, giao tiếp…chính là yếu tố giúp bạn chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp và khách hàng. Sử dụng kỹ năng mềm nhuần nhuyễn sẽ giúp bạn gia tăng mối quan hệ, từ đó thuận lợi hơn trong công việc.

3. Xử lý tình huống nhanh chóng:​

Trong quá trình làm việc, sẽ có những vấn đề không thể giải quyết bằng kỹ năng chuyên môn, đây là lúc cần áp dụng kỹ năng phân tích, thuyết phục, giải quyết vấn đề,…để công việc được diễn ra trơn tru hơn và không làm mất đi khách hàng.

4. Nâng cao cơ hội cho bản thân:​

Người có kỹ năng mềm sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc hoặc chuyển hướng và thích nghi với môi trường công việc mới một cách vô cùng dễ dàng. Vì vậy, chất lượng cuộc sống cũng ngày một tốt hơn.

Trong thời buổi kinh tế hội nhập hiện nay, kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng, Nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên thành thạo kỹ năng mềm. Hãy tích lũy cho mình những kỹ năng mềm ngay hôm nay để thành công hơn trên con đường sự nghiệp nhé!
Thương Lữ
Xem thêm…
Huyền Thanh
Kỹ năng quan trọng mà hầu hết sinh viên ô tô đều thiếu.
Thanh Tân
Làm gì khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe ô tô?
lam-gi-khi-do-nham-nhien-lieu-5.jpg

Đổ nhầm dầu cho xe chạy xăng hay đổ nhầm xăng cho xe chạy dầu là chuyện nghe có vẻ hơi vô lý nhưng lại xảy ra khá nhiều. Đặc biệt đối với những nhân viên trạm xăng mới vào nghề, thực tế thì xe máy xăng và xe máy dầu cũng không có kí hiệu cụ thể để phân biệt nếu chỉ nhìn từ bên ngoài. Nên việc nhân viên đổ nhầm nhiên liệu là chuyện không hề hiếm gặp, điều này để lại hậu quả nhẹ hay nặng tùy thuộc vào cách xử lý của người lái.
Vậy theo các bạn làm thế nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu xe bị đổ nhầm nhiên liệu? và cách hiệu quả nhất phòng tránh trường hợp này xảy ra là gì?
Xem thêm…
Đức Huy
Khi cho mượn xe phải đổ đầy hoặc thông báo cho người mượn cẩn thận
Huyền Thanh
Theo mình để tránh xảy ra trường hợp này thì nên có kí hiệu gì đó để phân biệt ở nắp bình xăng or dầu. vậy sẽ an tâm hơn
Thanh Thảo
Theo mình đối với các loại động cơ đời cũ, nếu phát hiện lượng diesel đổ vào bình nhỏ hơn 10% so với dung tích bình xăng và các xe không sử dụng phun xăng điện tử, thì bạn có thể đổ đầy bình xăng để hòa tan lượng diesel này. Xe có thể chạy được bình thường nhưng chỉ hơi khói một chút. Tuy nhiên, đối với các động cơ hiện đại thì tốt nhất bạn nên kéo xe về trạm để súc rửa sạch động cơ, bơm cao áp và vòi phun xăng.
Nếu lượng dầu đổ vào bình lớn hơn 10 % thì tốt nhất bạn không nên khởi động xe ô tô mà tắt máy ngay, sau đó tiến hành rút toàn bộ hỗn hợp nhiên liệu ra khỏi bình.
Thành Phạm
Những chữ cái viết tắt FWD, RWD, AWD, 4WD trên thân xe có ý nghĩa gì?
tim-hieu-awd-4wd-fwd-rwd.jpg

Chắc chắn đã không ít lần bạn bắt gặp các kí tự này trên các xe ô tô. Vậy theo bạn chúng là kí hiệu cho tính năng nào? Có điểm gì khác và giống nhau giữa AWD, 4WD, FWD và RWD?
Hãy để lại ý kiến ở phần bình luận bên dưới nhé!​
Xem thêm…
Anh Nguyễn
AWD là 4WD cải tiến.
Đức Huy
Theo mình thì AWD với 4WD giống nhau nhưng AWD toàn diện hơn. Còn FWD và RWD cũng tương tự nhau nhưng FWD có vẻ phổ biến hơn
Nguyễn Xuân Giang
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Mason
Có nên viết điểm yếu trong CV? Điểm yếu nào dễ chấp nhận?
diem-manh-diem-yeu-trong-cv-999-min.jpg
Đã là con người thì ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh. Bạn có thế mạnh gì? Bạn còn yếu kém ở đâu? Vấn đề này thường được trao đổi trong phỏng vấn tuyển dụng để quyết định nhân viên nào xứng đáng nhất. Người ta hay quan tâm đến điểm mạnh nhưng đôi khi điểm yếu cũng là chi tiết đáng để lưu ý.
Vậy theo các bạn, khi được hỏi về vấn đề này nên trả lời như thế nào là hợp lý? Để lại ý kiến của mình dưới phần mình luận nhé!
Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!​
Xem thêm…
Anh Ti
Điểm yếu ai cũng có, nhưng phải biết chọn lọn khi trả lời câu hỏi về nó
Đức Huy
Có mạnh thì có yếu, không ai là hoàn hảo cả. phải suy nghĩ thật kĩ trước khi trả lời
T
Theo mình thì không nên có phần này trong CV, ai cũng có khuyết điểm, có thể trao đổi trực tiếp trong buổi phỏng vấn, nếu không ảnh hưởng đến công việc thì có thể khắc phục dần trong quá trình làm việc
trung287
7 KỸ NĂNG GIÚP SINH VIÊN Ô TÔ NÂNG CAO CƠ HỘI VIỆC LÀM

1. Kỹ năng lắng nghe


Kinh nghiệm ít, chuyên môn non nớt là tình trạng chung của sinh viên mới ra trường. Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. Vì vậy lắng nghe là một kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ quan trọng.
Nhiều trường hợp đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thử bạn bằng cách cố tình phê bình, nếu không đủ tỉnh táo bạn sẽ out mà không hiểu tại sao.

2. Kỹ năng giao tiếp

Sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp do chương trình học rất ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Đó là một thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của các bạn.
Hãy nhớ khi phỏng vấn, nếu không biết cách nói sao cho khéo và ấn tượng thì dù trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn cũng chẳng thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì luôn gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm nó. Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đùn đẩy cho người khác? Khi còn là sinh viên, bạn có thể dễ dàng buông xuôi hoặc từ bỏ vì lúc đó bạn chỉ chịu trách nhiệm cho riêng mình. Nhưng khi đi làm, một quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể. Nếu không biết cách giải quyết, nhẹ thì trừ lương, nặng thì bạn mất việc.
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kết quả bạn làm ra mà thôi. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn quá kém, đừng hỏi tại sao người khác thăng tiến nhanh còn bạn vẫn dẫm chân tại chỗ.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà nhiều sinh viên gặp phải là cái tôi quá lớn (nghĩ mình giỏi giang, không chịu lắng nghe, hỗ trợ người khác). Nhưng chỉ khi đi làm mới biết, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy.

6. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi

Nếu trước đây bạn chỉ nghĩ về một công việc ổn định sau khi ra trường, ngày làm 8 tiếng về nhà và công việc chỉ luôn theo một quy trình không thay đổi, thì hãy quên điều đó dần đi là vừa nhé. Nhịp sống hiện đại đang cực kỳ gấp gáp và những phát minh, tiến bộ mới công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống từng ngày.

7. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh làm việc với một đống chỉ tiêu với thời gian, kết quả và chẳng có ai để có thể nhờ vả. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… Đó là tình cảnh mà khi còn là sinh viên bạn sẽ khó lòng tưởng tượng nổi. Chính vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng từ bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi lớn.

Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi.

1629127771872.png
Xem thêm…
Huyền Thanh
kỹ năng nào cũng cần thiết
Đức Huy
Kĩ năng lắng nghe - kĩ năng mà rất nhiều người thiếu
Nguyễn Xuân Giang

Học công nghệ ô tô ra trường làm gì?

Với công việc của ngành ô tô ở Việt Nam sẽ đi theo 3 hướng chính:

hoc cong nghe o to ra truong lam gi.jpg

- Hướng thứ 1: Theo hướng làm kỹ thuật ô tô

Với hướng làm kỹ thuật viên, bạn có thể làm: kỹ thuật viên sửa chữa, bảo dưỡng ô tô tại các gara hoặc các hãng dịch vụ ô tô hoặc tại các trạm đăng kiểm xe; hoặc làm kỹ thuật viên chăm sóc, làm đẹp xe, detailing ô tô tại các trung tâm chăm sóc xe (car care service); hoặc làm kỹ thuật viên nghiên cứu sản phẩm và chuyên giao công nghệ tại các công ty phân phối thiết bị máy chẩn đoán, thiết bị gara ô tô, thiết bị nhà máy...
Ngoài làm kỹ thuật viên sửa ô tô, bạn còn có thể làm kỹ thuật viên sửa xe nâng, máy xây dựng, các máy công trình (máy cẩu, máy ủi, xe lu, máy chuyên dụng...)

- Hướng thứ 2: Theo hướng làm dịch vụ ô tô

Với hướng đi theo mảng dịch vụ ô tô, bạn có thể làm cố vấn dịch vụ (hay còn gọi là tư vấn dịch vụ) tại các hãng xe ô tô, các garage lớn; hoặc làm sales bán ô tô, bán phụ tùng, thiết bị, phụ gia ô tô. Ngoài ra, còn có các vị trí như: nhân viên đánh giá rủi ro bảo hiểm, giảng viên, content marketing ô tô, ....

- Hướng thứ 3: Theo hướng kỹ sư thiết kế ô tô (chỉ dành cho kỹ sư kỹ thuật).​

Hướng này ở Việt Nam khá ít bạn tham gia vì số lượng công việc không nhiều và thường chỉ dành cho những bạn đào tạo theo hệ kỹ sư 5 năm ở các trường như: Đại học Bách Khoa, Đại học GTVT, Học viện Kỹ Thuật Quân Sự...
Công việc của nhóm kỹ sư thiết kế gồm: Kỹ sư R&D (Nghiên cứu & phát triển sản phẩm), Kỹ sư thiết kế mới, Kỹ sư sản xuất (quản lý các dây chuyển sản xuất trong nhà máy), Chuyển giao công nghệ.

Khi tham gia học ngành ô tô, bạn còn có thể tham gia làm việc ở các ngành liên quan mà cũng đang rất hot như: Ngành máy xây dựng, ngành điện gió (làm kỹ sư lắp đặt các tua bin gió, vận hành hệ thống), ngành sản xuất dân dụng (dành cho kỹ sư thiết kế), ngành thủy khí công nghiệp ở các nhà máy (kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa).....và nhiều ngành liên quan đến cơ khí, động lực khác.

Nền công nghiệp nặng của Việt Nam nói chung và ngành ô tô nói riêng đều đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của những bạn học ô tô cũng rất rộng mở.

Nếu thiếu ngành nghề nào nữa thì các bạn cho ý kiến nhé.
Xem thêm…
Văn Toàn
học ô tô ra làm fuho ạ =))
Đức Huy
Cảm ơn chia sẻ của anh ạ
T
6 phương pháp giúp bạn gia tăng thu nhập
2-cach-de-co-quy-tiet-kiem-autojobs.jpg


1. Chọn đúng nghề và thật giỏi nghề.
2. Gia tăng năng lực, thăng tiến trong công việc.
3. Sở hữu "nghề tay trái".
4. Khởi nghiệp (Hoặc là gia tăng thu nhập, hoặc là gia tăng động lực kiếm thêm thu nhập).
5. Nếu chọn chưa đúng, hãy đổi nghề.
6. Lấy vợ giàu.

Chúc anh em ngày mới vui vẻ !
Xem thêm…
Văn Toàn
=)) chỉ cần số 6 thôi ae nhé
Anh Ti
Hay quá a
Đức Huy
T
Làm sao để “bán mình" giá cao?

lam-sao-de-ban-minh-gia-cao-autojobs.jpg

Mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động là mua - bán, họ “mua” sức lao động và giá trị mà bạn có thể tạo ra cho doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi muốn “bán được giá”, bạn cần biến mình trở nên có giá trị. Vậy, làm thế nào để nâng cao giá trị bản thân và có thể “bán” mình với giá cao?

1. Không ngừng học hỏi:
Thị trường lao động đang cạnh tranh trực tiếp về năng lực. Bất cứ vị trí nào cũng có thể bị thay thế nếu không được việc. Đòi hỏi người lao động ngày nay phải trở nên “đa nhiệm”, bạn không cần phải thành thạo nhiều việc khác nhau nhưng hãy luôn tích lũy cho mình những kiến thức và kỹ năng liên quan bổ trợ cho công việc hiện tại.

2. Nâng cao năng suất công việc:
Khi làm bất kỳ công việc nào, hãy làm cho nó đạt hiệu quả cao nhất. Nếu công việc đã đạt hiệu quả, hãy tìm phương pháp giải quyết công việc đó trong thời gian ngắn nhất.

3. Kỹ năng giao tiếp:
Nhắc đến giao tiếp, chúng ta thường nghĩ đến mảng Thương mại – Dịch vụ như Sale, Cố vấn, Chăm sóc khách hàng,…Đối với môi trường doanh nghiệp hiện nay, giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong bất cứ bộ phận nào kể cả Kỹ thuật sửa chữa. Giao tiếp với đồng nghiệp, giao tiếp với khách hàng, giao tiếp giữa các phòng ban,…đây là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu cách thức vận hành và nâng cao hiệu quả công việc.

4. Ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng:
Trong thời đại hội nhập hóa, ngôn ngữ được xem như bậc thang nâng bạn lên tầm cao mới. Việc trao dồi kỹ năng ngoại ngữ giúp cho cơ hội việc làm của bạn luôn rộng mở đặc biệt là ở các môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Khi bạn đã trở nên có giá trị, bạn có quyền lựa chọn “bán mình” cho ai, và hãy bán ở nơi trả giá xứng đáng!​

Thương Lữ
Xem thêm…
Văn Toàn
Giá trị của bản thân do chính bản thân ta quyết định
Anh Ti
Ai rồi cũng phải "bán mình" thôi :))
Đức Huy
Chuẩn quá anh ạ