THACO AUTO CHÍ LINH
z3808965447080_76353d3b481aa1d3c329d0a52a74a970.jpg
Thaco Hải Dương (mới mở) đang tuyển nhiều vị trí, không yêu cầu kinh nghiệm. Bạn nào quan tâm để lại cmt nhé
Xem thêm…
Laquocvan
Mình đang làm việc tại Công ty chuyên xe nâng , hiện cần tìm 2 bạn tốt nghiệp TC hoặc CĐ ... chuyên ngành điện hoặc cơ khí động lực để kiểm tra sửa chữa xe nâng điện (có thời gian đào tạo sản phẩm) .Làm việc tại HN , bạn nào có nhu cầu ib zalo m 0931.277.866
Xem thêm…
Phạm Thành Tín
TÌM VIỆC Ô TÔ👋
Thân chào mn, Em là sinh viên Cao Thắng mới ra trường. Chỗ tạm trú của em ở Nguyễn Xí, Bình Thạnh. Em mong muốn tìm việc làm cũng như học hỏi thêm ạ, Anh/chị có tuyển dụng cho em xin thông tin trao đổi.
Lh: 0776556287
Xem thêm…
Lương Nguyễn Đại Lộc
Dạ e xin chào các anh chị ạ . Em hiện là sinh viên năm 4 đại học Công Nghệ Đồng Nai , chuyên ngành Kỹ Thuật Ô Tô ạ . Và chuẩn bị ra trường ạ . Em vừa hoàn thành xong khoá thực tập 6 tháng bảo trì xe nâng , trong khu công nghệ cao Sam Sung ạ . Nay em muốn tìm thêm công việc về kỹ thuật viên sữa chữa xe để có thêm nhiều kinh nghiệm về Ô Tô hơn ạ . Không biết có anh , chị nào có nhu cầu tuyển dụng ở Đồng Nai , HCM , Bình Dương không ạ . Em cảm ơn ạ
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Nên viết gì vào CV khi chưa có kinh nghiệm - Để thuyết phục nhà tuyển dụng?​

Thường thì với một sinh viên mới ra trường, chúng ta không có quá nhiều thứ để viết vào CV, đặc biệt là kinh nghiệm. Kinh nghiệm của chúng ta không có nhiều, trong khi nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tuyển những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm.
Vậy phải làm sao để được nhà tuyển dụng để mắt đến chúng ta trong "mớ CV" cùng với hàng trăm ứng viên khác. Làm sao để thuyết phục nhà tuyển dụng cho chúng ta cơ hội vào "thử việc", "để chứng minh bản thân"?
Bạn nào chuẩn bị ra trường hoặc chuẩn bị đi tìm việc thì hãy dành 5 phút xem video này nhé.
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Thay vì bận tâm về cấp học, hãy dành thời gian suy nghĩ về mục tiêu công việc sau khi tốt nghiệp!

Chào các bạn,
Nhân cái vụ lùm xùm mấy hôm nay về sự khác nhau giữa đại học, cao đẳng và trước đó có nhiều bạn đặt câu hỏi nên học trường nào để ra trường có việc tốt. Mình xin chia sẻ các bạn một số ý sau đây:
- Thứ nhất, học trường nào có quan trọng không?
Tất nhiên là quan trọng! Không quan trọng thì tại sao người ta phải cất công "cày cuốc" bao nhiêu năm đèn sách để thi thố cho bằng được vào trường "top" đúng không?
Có câu: "Con người ta sinh ra không khác nhau là mấy, do môi trường và cách rèn luyện mới trở nên khác nhau". Cho nên, sống và học tập trong môi trường tốt chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến bạn. Một môi trường học tập ở tầm tri thức cao hơn, thường xuyên tiếp xúc với những con người có tư duy tốt hơn, chắc chắn sẽ có những tác động đến tư duy nhận thức và hạnh động của bạn theo chiều hướng tích cực hơn.
Và đấy, cái được khi đầu tư thời gian đi học đại học, cao đẳng là được "tắm mình" trong môi trường tri thức; cộng với những kiến thức được đào tạo các bạn sẽ có cơ hội "cải biến mình".

học ô tô nên học đại học hay cao đẳng.jpeg


- Thứ hai, vậy học đại học, cao đẳng khác gì so với trung cấp và học nghề?
Ở đây, mình gom chung "đại học, cao đẳng" là một nhóm, thuộc nhóm đào tạo tư duy giải quyết vấn đề. Còn trung cấp, học nghề là một nhóm, thuộc nhóm đào tạo để giải quyết sự vụ.
Từ khóa ở đây là "giải quyết vấn đề""giải quyết sự vụ". Một vấn đề sẽ bao gồm rất nhiều sự vụ. Chính vì vậy, ở đại học, cao đẳng người ta đào tạo theo hướng trang bị kiến thức khoa học cơ bản và tạo điều kiện để phát triển tư duy logic.
Tư duy logic là gì?
Khái niệm chuẩn thì các bạn google để đọc, nhưng nó có nghĩa là khi đứng trước 1 bài toán, 1 vấn đề chưa có lời giải; bằng những kiến thức nền tảng người này phải tự tìm tòi các dữ liệu, tổng hợp, phân tích, sắp xếp các công việc theo một trình tự logic, để tạo thành một chuỗi hành động "ăn khớp với nhau" để giải quyết vấn đề đó.
Còn học nghề, là để phục vụ làm nghề. Có nghĩa là một sự vụ trước mắt, cần phải giải quyết ngay, thì đòi hỏi người làm nghề phải xử lý được. Vì vậy, hướng đào tạo các trường trung cấp, dạy nghề sẽ trang bị kỹ năng, kỹ xảo để thực hành, tập trung giải quyết sự vụ nhiều hơn; kiến thức trang bị vừa đủ để làm, không cần quá sâu. Quan trọng là thực hành tốt, quen tay với một nhóm công việc quen thuộc lặp đi lặp lại.
Từ 2 cách đào tạo đó, sẽ định hướng lên cách phát triển của 2 con người theo 2 hướng khác nhau. Đại học, cao đẳng theo hướng phát triển dài hạn; còn trung cấp, học nghề theo hướng nhanh và ngay. Khi hiểu điều này, các bạn đừng so sánh làm gì vì mỗi cấp đào tạo họ đã hướng tới một nhóm sứ mệnh khác nhau.

- Thứ ba, học đại học, cao đẳng có chắc chắn có cơ hội việc làm tốt hơn trung cấp và nghề không?
Với mỗi nhóm công việc khác nhau, sẽ đòi hỏi khác nhau.
+ Những công việc đòi hỏi nhiều về tư duy để tự tìm ra cách giải quyết, khi chưa có công thức sẵn thì người ta sẽ thiên về tuyển dụng các bạn học đại học, cao đẳng.
Ví dụ như: liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, xây dựng quy trình, tư vấn... (Tất nhiên trước khi học lên làm những công việc trên, họ đều phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất ở giai đoạn đầu)
+ Những công việc thiên về giải quyết ngay, cần làm luôn thì sẽ ưu tiên tuyển những bạn làm được ngay, có kỹ năng sát với sự vụ cần giải quyết.
Ví dụ như: công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành máy, công nhân lắp ráp dây chuyền, kỹ thuật viên...
Đấy! Mỗi loại hình đào tạo sẽ có những lợi thế khác nhau ở môi trường công việc thực tế.

- Thứ tư, điều gì quyết định tới thành công trong công việc?
Mình thấy số đông các bạn đang tập trung quan tâm vào những thứ nhỏ nhặt mà quên mất “mục đích của việc đi học” là gì? Và xa hơn là “mục đích của việc đi làm là gì?”
Cái cần bây giờ là các bạn phải tìm được định hướng phù hợp với bản thân và tìm “đích đến” cho bản thân trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới là gì? Mình sẽ trở thành ai trong tương lai? Vị trí gì? Lương bao nhiêu?
Để tới đó, cần những năng lực gì? Cần rèn luyện ở những môi trường nào? Học gì ở đó? Học trong bao lâu?.....Đây là mới thực sự là những câu hỏi các bạn cần đặt ra và tìm câu trả lời. Chứ không phải là những câu hỏi vô nghĩa kia.
Trước kia các bạn học cấp 1 thì auto có đích đến là sang cấp 2, học cấp 2 thì đích đến là vào được trường cấp 3 tốt ở địa phương, học cấp 3 thì đích đến là đại học, cao đẳng….Những cái đích này đã có tên, có số (điểm) rõ ràng, nên các bạn thường ít suy nghĩ về việc “tìm đích”.
Còn giờ đây, khi đã ra ngoài đời, mọi thứ sẽ đều "không có chỉ số" nào rõ ràng cả. Vì vậy, hãy biết cách đặt câu hỏi đúng, để có câu trả lời cần thiết.

Đầu tuần, có vài chia sẻ với các bạn. Mình có làm 1 video về chủ đề này. Các bạn xem thêm nhé.

Chúc các bạn có một tuần học tập và làm việc vui vẻ!
Xem thêm…
Le Hong Tuan
em chào tất cả các anh chị trong nhóm mình em mới ra trường mà đang đợi bằng TN .Cho em hỏi trong nhóm mình có gara hay hãng ô tô nào tuyển nhân viên phụ việc bên điện máy gầm ở TP.HCM hay lân cận không ạ
em tha thiết xin được làm việc ạ
Xem thêm…
M
Em liên hệ 0909775869, làm việc tại Khu CN Cát Lái Quận 2 nhé
Hothong
Xin chào mọi người . Em hiện đang làm đồ án treo Vios . Mọi người có bản vẽ treo sau phụ thuộc dầm xoắn cho em xin với ạ . Em cảm ơn.
Xem thêm…
nguyenhoang

Kinh nghiệm đi tìm việc và phỏng vấn cho sinh viên ô tô mới ra trường​

Chào anh em!
Thời gian vừa qua chắc hẳn không hề dễ dàng đối với tất cả mọi người, đặc biệt hơn hết là các bạn sinh viên mới ra trường khi vừa bước chân vào đời thì bị dịch dập cho 4 nháy. Bao nhiêu dự định, khát khao có một công việc sau nhiều năm mài đũng quần đóng góp kinh phí cho nhà trường cũng bay hết, chỉ mong cho bản thân & gia đình bình an thì "thôi cũng được" rồi, mình cũng không ngoại lệ.
Khi SG trở lại sau cơn ngủ đông, mình bắt đầu hành trình tìm kiếm một công việc mới và tích lũy được một ít kinh nghiệm muốn chia sẻ cho các bạn đi sau. Hy vọng nó sẽ có ích!

kinh nghiem tim viec va phong van cho sinh vien o to.jpg

Giai đoạn 1: Tìm kiếm

Trước khi gửi CV ứng tuyển, lập ra một danh sách các đơn vị đang có nhu cầu tuyển dụng với các tiêu chí: Vị trí, yêu cầu, quyền lợi và khoảng cách địa lý. Đa số nguồn tin tuyển dụng từ Facebook.
Việc này giúp dễ dàng so sánh, đối chiếu với năng lực bản thân và chọn ra một vài Công ty phù hợp nhất. Hơn nữa, nó giúp kiểm soát được tỷ lệ phản hồi của các Công ty.

Giai đoạn 2: Ứng tuyển

Ưu tiên gửi CV trực tiếp đến email của Nhà tuyển dụng để dễ dàng làm việc và trao đổi. Thông tin phòng nhân sự của các Công ty sẽ tìm được trên Google.
Viết email đầy đủ tiêu đề, nội dung, CV đính kèm sẽ gia tăng khả năng nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Giai đoạn 3: Phỏng vấn

Các yếu tố quan trọng trong giai đoạn này:

3.1 Hồ sơ​

Kể cả khi không được yêu cầu, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi tham gia phỏng vấn bao gồm: CV, Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch, Bằng cấp, Chứng chỉ, Giấy tờ liên quan,...
Anh em trong ngành ô tô thường quan niệm rằng bằng cấp không quan trọng, nhưng trong môi trường chuyên nghiệp, bằng cấp là đầu câu chuyện, nếu không có bằng, bạn sẽ không được nhận việc.

3.2 Phỏng vấn trực tiếp​

Cần chuẩn bị trang phục lịch sự và 1 tâm hồn đẹp. Đa số các Công ty mình tham gia phỏng vấn sẽ chia làm 2 vòng. Vòng 1 trao đổi về định hướng, tư duy, yêu cầu và tính chất công việc. Vòng 2 kiểm tra IQ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng đáp ứng.
Kinh nghiệm rút ra được: vòng 1 cứ "góp gió thành bão", còn vòng 2 thì tùy vào năng lực, những câu hỏi sẽ phụ thuộc vào vị trí ứng tuyển nhưng nhìn chung liên quan đến nguyên lý hoạt động các hệ thống, quy trình làm việc, khả năng kiểm tra, đánh giá sơ bộ và các thao tác cơ bản.
Nếu có thể thì nên biết thêm thông tin hoạt động của các Công ty (đặc biệt là Vinfast).

3.3 Lương & quyền lợi​

Sau khi hoàn thành việc trao đổi, kiểm tra, đây là phần quan trọng mà ứng viên cần đặc biệt quan tâm.
Những yếu tố để đề xuất lương:
- Khoảng lương trung bình ở vị trí tương đương trên thị trường.
- Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lộ trình thăng tiến, xem xét tăng lương hằng năm.
- Quyền lợi khác.
Lưu ý: không yêu cầu mức lương quá thấp vì Công ty sẽ đưa ra 1 mức thấp hơn và họ sẽ không đánh giá cao năng lực ứng viên (Nhưng đừng "ngáo giá").
Quyền lợi: Được ký hợp đồng và hưởng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của luật lao động (BHYT, BHXH, BHTN,...). Nếu không có những phúc lợi này thì đừng ngần ngại từ chối và tìm một Công ty khác.

Giai đoạn 4: Sau phỏng vấn

Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi một email cảm ơn đến Công ty và chờ đợi kết quả phản hồi (thông thường trong vòng 1-2 tuần).

Chúc mọi người thành công trong buổi xin việc nhé !

Nguồn : Thương Lữ
-----------

Truy cập chuyên mục Tìm việc làm để xem công việc mới nhé!
Xem thêm…
Văn Toàn

Tâm thư của người thợ sửa chữa đến chủ gara​

Tâm thư của người thợ sữa chữa đến chủ gara.jpg


Nghề sửa chữa ô tô là một nghề có thể thăng tiến với bất kỳ ai, và ai cũng có cơ hội nhận mức lương cao. Tuy nhiên, để trở thành một người thợ sửa chữa ô tô giỏi không phải dễ, cần phải có sự chăm sóc, chỉ bảo tận tình của những người đi trước, nhất là các ông chủ gara.

Những điều dưới đây, là tâm sự của các anh em thợ sửa ô tô từ đáy lòng. Tuy không phải ông chủ nào cũng khó khăn, nhưng mong các bạn sẽ làm được những điều tốt hơn với thợ của mình, những người đang đồng hành cùng bạn.

Xuất phát như nhau.


“Đời người khó chọn được nghề, mà nghề nó chọn lấy mình” – Làm thợ sửa chữa ô tô đã dành hết cả tuổi thanh xuân để có thể theo đuổi nó, sẵn sàng chịu khó, chịu khổ để cùng các chủ gara phát triển, vì vậy các chủ gara hãy trân trọng và biết cách ứng xử tốt với những người thợ của mình hơn.

Xin hỏi các ông chủ gara, có mấy ai là không từ một người kỹ thuật sửa chữa ô tô mà lên, các bạn cũng đã trải qua quãng ngày gian khổ, cũng đã từng kinh qua biết bao nhiêu gara, đã từng bị các ông chủ trước chỉ trích, nặng lời, vậy tại sao các bạn khi làm chủ vẫn làm như vậy đối với nhân viên của mình.

Không nên lấy việc đã từng chịu khổ của mình để gán lên những người đi sau. Đối với những người vào nghề, ai cũng có cái lần đầu tiên, vì vậy hãy giúp đỡ họ. Nếu như các bạn chỉ tuyển những người có kinh nghiệm, thì những người mới lấy đâu cơ hội thăng tiến, và cũng phải hỏi lại, liệu bạn vừa mới vào nghề thì đã giỏi liền như yêu cầu của các bạn?.

Đâu cũng có người này người kia – hãy trân trọng thợ của mình

Đã qua thời kỳ chỉ ôm khư khư cái kinh nghiệm của mình làm kho báu. Ngày nay, để việc sửa chữa ô tô có thể phát triển, các bạn hãy là người vừa có tâm, vừa có tầm để có thể đào tạo được nhiều hơn nữa những người đi sau có được nhiều kiến thức thực tế vững hơn.

Cuộc sống sẽ có những kẻ gian manh, kẻ trung thực, nhưng bản chất của con người vẫn là sự yêu quý lẫn nhau. Bất kỳ công việc nào cũng vậy, chỉ cần một lời quan tâm nhỏ của các bạn sẽ làm cho động lực của anh em được tăng cao hơn.

Biết bỏ qua những lỗi lầm, để không trách móc. Hãy cho thợ của mình thấy những sai lầm của họ để họ sửa sai và rồi trung thành với mình, chứ không phải là những lời to tiếng lớn. Đã làm chủ thì phải biết dùng người, biết bình tĩnh để xử lý tình huống, như vậy mọi việc sẽ trôi chảy. Bởi trong đời, ai mà chẳng có lỗi lầm. Họ nhiệt huyết và trung thành với bạn hay không, đó chính là do bạn mà thôi.

Ai là người cùng bạn khi khó khăn​


Tại sao những lúc xe đông, công việc nhiều, thợ sẵn sàng bỏ thời gian tăng ca, thậm chí là tăng ca rất nhiều. Không phải là vì họ không có thế giới riêng, không phải là họ không có những mối quan hệ ngoài xã hội, họ còn có gia đình, người thân bạn bè.

Thế nhưng họ sẵn sàng lựa chọn tăng ca để vừa giúp mình vừa giúp bạn. Khi vượt qua khó khăn rồi, hãy nhớ những công sức mà thợ bỏ ra, và hãy trao cho họ những đồng lương tốt, đúng với giá trị mà họ đã mang lại cho bạn.

Chẳng ai muốn phải nhảy việc, nếu bạn thực sự tốt, bạn trả mức lương xứng đáng cho họ, trong khi làm thợ ai mà không muốn được yên ổn, để có thể học hỏi, nâng cao kinh nghiệm, ai cũng muốn làm tốt để được khen thưởng và có mức lương cao hơn. Câu trả lời này chắc chắn các chủ gara như bạn sẽ trả lời được.

Khi thắng, bạn sẽ mất tất cả​


Giữa chủ và thợ cần là một mối quan hệ kinh doanh, người bán sức – người mua sức. Và tất nhiên trong mối quan hệ này phải là Win – Win, hai bên đều có lợi. Chỉ cần một người thắng và một người thua trong cuộc đàm phán này, sẽ làm cho mối quan hệ không được tốt, và người thua thường là người thợ.

Các bạn hỏi vì sao ngày nay tuyển thợ khó thế, thợ không có tâm huyết cho gara, thợ không trung thành, thợ đòi lương cao… Thì các bạn phải đặt lại câu hỏi cho mình rằng, liệu các bạn đã có tâm với thợ của mình chưa, đã bao giờ hỏi han và quan tâm họ đang nghĩ gì hay chưa, hay đã bao giờ nghĩ trả lương cho họ như vậy là xứng đáng hay chưa.

Nếu ai cũng giỏi như các bạn, ai làm cũng mở gara, thì lấy đâu ra thợ để các bạn thuê. Mỗi người có những quan điểm sống riêng, quyền lựa chọn nghề nghiệp riêng, vì vậy bạn đừng nên quá áp đặt suy nghĩ của bạn lên họ, đừng cố ép họ giỏi như bạn. Và trên thực tế cũng sẽ có nhiều người rất giỏi nhưng không đủ kinh tế và họ chỉ muốn làm thợ chứ không thể trở thành chủ được.

Có những người giỏi thật sự, lại bị chèn ép, bởi các bạn sợ chính họ sẽ cạnh tranh lại thị trường với bạn. Những suy nghĩ xấu này đã kéo theo những suy nghĩ lệch lạc và làm cho những người thợ chân chính càng trở nên khổ hơn, khó khăn hơn trong nghề và oán trách nghề.

Cùng suy ngẫm để phát triển​


Sắp tới đây, nền công nghiệp sửa ô tô tại Việt Nam sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Các bạn – Các chủ gara ô tô ngày nay, hãy là những người có tâm, có tầm để có thể dẫn dắt gara đi lên và cho người thợ một mức lương cao hơn, một cuộc sống ấm no hơn.

Thợ cũng có dăm bảy loại thợ, chủ cũng có dăm bảy loại chủ, thay vì đi than trách, hãy cùng nhau kéo vững con thuyền của bạn ra khơi một cách tốt nhất bằng cách đồng lòng.

Đọc thêm: Hành trình để trở thành thợ sửa ô tô.
Xem thêm…
Nguyenxuantrung
Xin chào các anh(chị ) trong ngành oto.
Anh chị có thể cho em xin công thức tính công suất của động cơ và momen xoắn được không ạ?
Em xin cảm ơn ạ
Xem thêm…
Văn Toàn
Bạn có thể nói rõ hơn về đề bài được không?
Thành Phạm

Tại sao động cơ trên xe thương mại đa số là 4 xi lanh 2.0 lít​

Tại sao động cơ trên xe thương mại đa số là 4 xi lanh 2.0 lít.jpg


Nếu thực hiện một cuộc khảo sát nhanh về thế giới ô tô, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều loại xe được trang bị động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 2.0 lít.
Không chỉ có những chiếc I4 2.0 lít trở nên phổ biến trong số các mẫu xe giá hợp lý, mà có vẻ như định dạng động cơ (rất gần với) 500cc mỗi xi-lanh đã chiếm lĩnh phần còn lại của ngành. Các 3.0L V6 , các động cơ V8 4.0 lít , với V10 5.0 lít , và V12 6,0-lít là tất cả chuyển vị rất phổ biến và tất cả đều 500 cc (hoặc lâu hơn) xi-lanh.
Tại sao đó dường như là tất cả những gì có trên thị trường?
Bởi vì nó rất giỏi trong những gì nó làm. Định dạng này là một trong những định dạng tốt nhất trong việc tạo ra sức mạnh tốt và Mike Ferny của DriveTribe đã nói chuyện với Bruce Wood, Giám đốc điều hành của Cosworth để tìm hiểu lý do.
Wood nói: "Không quá lớn, không quá nhỏ", dung tích 500cc trên mỗi xi-lanh là một con số nhỏ của Goldilocks. Nếu bạn đi nhỏ hơn nhiều so với mức đó, bạn sẽ có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cao. Điều đó cho phép quá nhiều nhiệt của ngọn lửa tiếp xúc với thành xi lanh và làm nóng hiệu quả chất làm mát hơn là đẩy xi lanh.
“Vì vậy, 500 không phải là một con số kỳ diệu, nó không giống như nếu bạn đi đến 499, nó sẽ không hoạt động,” “Nhưng trong loại 400s cao, 500s thấp hoạt động rất độc đáo. Có nghĩa là nó không quá lớn cũng không quá nhỏ cho hầu hết mọi ứng dụng.
Hơn nữa, việc có kích thước xi lanh thông thường hoạt động rất tốt cho các nhà sản xuất ô tô luôn tìm kiếm hiệu quả sản xuất trên toàn bộ phạm vi của họ.
Vì vậy, động cơ có xu hướng 500cc trên mỗi xi-lanh vì nó vừa phải.

Đọc thêm: "Tại sao có nhiều đàn anh khuyên các em thế hệ sau không nên theo ngành Ô tô"
Xem thêm…
Văn Toàn

Hành trình để trở thành thợ sửa ô tô.​


Hành trình để trở thành thợ sửa ô tô..jpg


Hành trình của sinh viên ô tô năm 2006


Tôi năm nay vừa tròn 30 tuổi, đã kết hôn và có 1 cậu con trai hóm hỉnh hơn 3 tuổi. Đáng ra ở cái tuổi 30 này thì đa số đã ổn định công việc và kinh tế, nhưng với tôi chưa có cái gì gọi là ổn định. Mọi thứ đều hời hợt, mông lung. Cũng vì kinh tế chưa ổn định mà bản thân tôi đã phải từ Hà Nội chuyển vào Sài Gòn buôn bán tự do theo nghiệp nhà vợ, may thay thu nhập cũng kha khá.

Không nói đến những vụn vặt lo toan cuộc sống hàng ngày, suốt nhiều năm bản thân tôi vẫn luôn trăn trở về nghề nghiệp của mình. Chưa bao giờ tôi ngừng nghĩ về nó, không vui cũng vì nó, đó là nghề sửa chữa ô tô. Cứ mỗi lần có ai nhắc đến 2 chữ “ô tô”, là trong tôi lại dâng lên một nỗi buồn còn vương vấn mãi.

Niềm đam mê khởi đầu


Năm 2006, tôi tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành cơ khí ô tô. Từ khi học cấp III, bản thân tôi vẫn chưa thể nào định hướng được nghề nghiệp mà mình muốn theo đuổi. Chính lẽ vì thế mà khi anh tôi bảo tôi theo học sửa chữa ô tô, bản thân tôi đã chẳng đắn đo và đi theo nó từ đó.

Lâu dần hình thành trong tôi niềm đam mê thích thú, có đôi chút oai oai của một cậu nhóc mới lớn. Trong lúc đi học, tôi hay mơ tưởng rằng mình sẽ trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô giỏi cỡ này cỡ kia.

Sau này nghĩ lại mới thấy đó chỉ là những mơ tưởng viển vông của những cậu nhóc mới chập chững bước vào cuộc sống. Kết thúc 3 năm học cao đẳng với tấm bằng tốt nghiệp trên tay, bản thân tôi vẫn không biết nên bắt đầu từ công việc gì. Bởi vì 3 năm học chẳng mấy lần được mò mẫm vào chiếc ô tô, nên đừng nói đến chuyện sửa chữa ô tô.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, mọi thứ đều là do mình cả mà thôi. Ít nhiều nhà trường đã cho tôi kiến thức cơ bản, chỉ tại bản thân không chịu cố gắng, kiên trì và nhẫn nại. Bởi vì ít nhất cũng có mấy thằng tiếp tục theo nghề và tự mở cho mình garage trong số năm mươi mấy thằng đấy thôi.

Quả thực bản thân tôi rất khâm phục những người bạn đó, chắc hẳn chúng nó đã trải qua một quá trình đầy vất vả và gian nan rồi mới có thể tiến xa đến được như vậy.

Hành trình vào nghề và bỏ nghề sửa chữa ô tô

Sau khi ra trường một thời gian, tôi học lái xe để lấy thêm cái bằng B2 để đi xin việc. Nhưng mà khi đến phỏng vấn, thì garage nào cũng: “Em có kinh nghiệm sửa chữa bao nhiêu năm rồi…, sinh viên mới ra trường chỗ anh không nhận”. Nghĩ thôi cũng thấy chán.

Sau một thời gian đi xin việc từ garage đến garage khác, cuối cùng tôi cũng được nhận vào học việc với lương tháng 500.000 nghìn. Vỡ mộng, đi làm mới biết được, mọi thứ đều lạ lẫm khiến bản thân tôi bỡ ngỡ.

Một thanh niên mới ra trường chưa từng trải đời, đi làm thì đường xa tới 30km, làm việc thì bị chửi không thương tiếc, lương tháng thì chỉ đủ tiền đi lại, không dám ăn sáng, nhiều khi nghĩ đến mà nản lòng.

Sau một quãng thời gian đi làm, cuối cùng tôi đành bỏ dở và tìm công việc mới. Thi thoảng tôi vẫn tìm mua các tạp chí xe hơi và năm nào cũng đi xem các triển lãm ô tô để tìm hiểu thêm về xe.

Tiếp tục quay trở lại với nghề sửa chữa ô tô


Thời gian thấm thoát thoi đưa, đến nay tôi cũng đã lấy vợ được 5 năm. Và giờ đây sau 7 năm xa cách nghề ô tô tôi lại trở về với nó, chấp nhận một sự thật có phần chạnh lòng: được vợ nuôi.

Và khi trở lại thì vẫn là cái cảm giác không mấy phần vui vẻ, chỉ toàn buồn chán và lo âu. Garage hiện tại mà tôi đang làm mới khai trương được hơn 3 tháng chỉ vỏn vẻn 5-7 xe vào, mà công việc chủ yếu là bảo dưỡng má phanh, thay dầu nhớt, học việc.

Garage gì mà cả thợ học việc tới thợ chính làm công việc liên quan đến nghề thì ít mà rửa xe máy ô tô thì nhiều., chủ yếu là chờ 10 con xe cho thuê của ông chủ hỏng để sửa. Sau một thời đi xin việc tại nhiều nơi tôi mới được nhận vào đây, vậy mà như thế này đây. Thấy mà chán, tâm trạng lo lắng, bất an.

Ông chủ garage là dân kinh doanh dịch vụ cho thuê xe, ông không biết chút gì về việc sửa chữa ô tô cả nên hầu như ai nộp hồ sơ cũng nhận hết cho đủ nhân viên kịp ngày khai trương. Lúc đầu thì nhân viên cũng đông lắm nhưng rồi lần lượt cũng dứt áo ra đi, cuối cùng chỉ còn lại vỏn vẹn 6 người: 1 thợ chính, 2 thợ sơ, 2 thợ học việc và 1 quản lý kiêm rửa xe…

Bản thân cũng lưỡng lự, phân phân khá nhiều, học hành như này thì biết khi nào mới có thể bắt được bệnh, sửa chữa được thuần thục. Các dòng ô tô ngày nay thì càng ngày càng hiện đại và được trang bị rất nhiều hệ thống điện tử thông minh, các hệ thống động cơ – an toàn tiên tiến thân thiện với môi trường hơn.

Vẫn chưa xác định được hướng nghề


Nên việc thấu hiểu để có thể sửa chữa chúng càng ngày càng khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể thấu hiểu và sửa chữa chúng? Liệu có trường lớp nào đào tạo bài bản chuyên nghiệp hay không? Hay chỉ là người thợ đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm của mình cho người đi sau?

Bản thân tôi luôn thắc mắc rằng để trở thành một người thợ sửa chữa ô tô thành thục phải làm như thế nào? Hay đơn giản chỉ cần tìm một người thợ đi trước rồi tôn lên làm sư phụ và cố gắng kiên trì học hỏi tích lũy kinh nghiệm là được?

Tôi chỉ hy vọng hoàn thành tốt mục tiêu của mình, xóa tan đi niềm trăn trở luôn thường trực, tạo dựng một cái gì đó vững chắc cho tương lai. Cảm ơn tất cả mọi người, hy vọng tất cả trong chúng ta ai cũng luôn cảm thấy mình nhẹ nhàng, thảnh thơi và hạnh phúc!

Nguồn: Ybox

Bài đọc thêm: "Tại sao có nhiều đàn anh khuyên các em thế hệ sau không nên theo ngành Ô tô"
Xem thêm…
NguyễnTiến Đạt
"Tại sao có nhiều đàn anh khuyên các em thế hệ sau không nên theo ngành Ô tô"

Có một thực trạng là tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành rất cao.
1638464198402.png

Tuy nhiên, để thay đổi việc này không thể một sớm một chiều, phần lớn sinh viên ra trường đáp ứng công việc thực tế ngoài doanh nghiệp không cao. Nói tóm lại, đó chính là kết quả của rất nhiều nguyên nhân mà chung quy lại là từ 3 phía Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Sinh Viên.
Vậy nguyên nhân lớn nhất là do đâu, chính là từ thái độ của sinh viên đối với ngành, tác động từ những người bỏ nghề khác dẫn đến mất niềm tin vào nghề và mất niềm tin vào chính mình.

Những lời khuyên không nên theo ngành liệu có phải là tiêu cực.
Theo mình nó sẽ có 2 mặt: Nếu bạn có đủ đam mê, đủ định hướng về nghề bạn sẽ cảm thấy những người này đang tiêu cực. Nhưng nếu bạn không đam mê, chưa có định hướng theo nghề thì thật sự hãy xem xét lại trước khi quyết định chọn theo học. Và tỉ lệ rất cao các bạn sinh viên trước khi chọn ngành là không hiểu nhiều về ngành mình học, chỉ chọn học ngành đó vì lí do cha mẹ mình chọn, người thân chọn thay, chọn học ngành đó vì sự an toàn, ra trường dễ có việc làm không sợ thất nghiệp, chọn học ngành đó vì ngành mình thích nhưng thi rớt nên phải học ngành này, hay là chẳng biết chọn ngành nào nên cứ chọn đại…
Điều gì đã làm cho nhiều anh đã khuyên các em như vậy. Vấn đề như trên một là những người này chọn không đúng ngành và cảm thấy chán nản, hai là do chính thái độ học tập không tốt và rồi vẫn cảm giác chán nản ấy, ba là từ đầu các bạn đã không biết mình muốn gì, mình thích gì. Từ đó có những suy nghĩ không tốt về ngành và rồi truyền đi những năng lượng tiêu cực đến khóa sau.
Ngồi tâm sự với các anh sinh viên, tôi thấy vẫn còn rất nhiều anh năm 3, năm 4 rồi mà thực sự chưa hình dung ra rõ ràng sắp tới ra trường mình sẽ làm gì, chỉ hình dung một cách chung chung ngành mình học ngoài thực tế có vài công việc như thế này, thế kia và ra trường cái nào hợp thì làm.
Vậy nên đối với các bạn thật sự có đam mê, có định hướng với nghề thì các bạn cứ thế phát huy thế mạnh. Ngành Ô tô nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn rất nhiều triển vọng nếu như các bạn có thái độ tốt trong học tập trao dồi kiến thức, kỹ năng. Và đối với các bạn chọn ngành theo số đông hay ngành hot, theo gia đình mà không có định hướng rõ thì theo mình có thể nên xem lại xem mình phù hợp với ngành nào và mình thực sự muốn điều gì sau khi ra trường.
Cảm ơn các bạn đã đọc, đây là chia sẽ dựa trên quan điểm chủ quan cá nhân của mình!
Trên AutoJobs còn rất nhiều bài viết hay về ngành Ô tô hãy chủ động để có cơ hội trong tương lai.​
Xem thêm…
Thành Phạm

“Bạn đắt giá bao nhiêu?”: Để trở thành một kĩ sư ô tô đắt giá.​


Bạn đắt giá bao nhiêuĐể trở thành một kĩ sư ô tô đắt giá.jpg


Câu trả lời này do chính bạn quyết định, chính bạn “định giá”. Bài viết này dành cho những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, còn đang loay hoay kiếm tìm cho mình một công việc ổn định. Đang có cho mình những suy nghĩ không biết mình lựa chọn ngành ô tô có đúng hay không.
Dưới đây là những điều mình đúc kết sau một thời gian đọc và suy ngẫm quyển sách “Bạn đắt giá bao nhiêu”.
Hiểu chính mình dám thay đổi bản thân
  • Bản thân đang thiếu những gì?​

“Phần lớn nỗi khổ ở đời đều đến từ việc mộng tưởng không tương xứng với năng lực”.
Đúng với câu nói mình đã đọc, trong đầu mình lúc nào cũng nghĩ với những thứ mình làm và học được ở đại học cùng với tấm bằng tốt nghiệp mức khá trở lên thì có thể offer một mức lương khá ổn định so với mặt bằng chung. Nhưng đời không như là mơ, nó sẽ vả ngay vào mặt của bạn. Khi bước ra bạn thiếu kĩ năng thực tế đúng vậy nó khác so với những gì ở trường là mình sai thì có thể sửa, nhưng đây là doanh nghiệp bạn sai nhiều lần sẽ bị loại bỏ.
  • Thử thách nâng cấp bản thân​

Hôm nay bản thân chấp nhận bước ra bên ngoài làm việc ở một garage hay đại lí với mức lương thấp cũng là một sự thay đổi tích cực của chính bản thân. Giá trị hiện tại của bạn có thể là 20-30 nghìn 1 giờ làm việc hay cao hơn đi nữa. Dù là bao nhiêu thì cũng hãy cố gắng nâng cấp giá trị bản thân để ngay mai cao hơn hôm nay. Chỉ cần mỗi ngày bạn cố gắng 0,01% thôi không cần quá cao, chỉ cần mình có cố gắng hơn ngày hôm qua là được.
“Đừng đuổi theo một con ngựa, hãy dùng thời gian đuổi theo nó để trồng cỏ, đợi tới mùa xuân, ắt sẽ có cả đàn ngựa béo cho ta lựa chọn. Đừng cố gắng làm thân với một người, hãy dùng thời gian ấy để trau dồi năng lực của mình, tới khi thời cơ chín muồi, ắt sẽ có vô số bạn bè đồng hành cùng ta. Bởi vậy nâng cao năng lựuc bản thân luôn tuyệt với hơn là dựa dẫm vào người khác: Gieo hạt ngô đồng, ắt có phượng hoàng tới thăm; nếu hoa nở rộ, ắt có ong bướm tìm đến”.
Cuối cùng giá trị của bạn là bao nhiêu hay để lại cho mình biết nha.
Những dòng trên đây đều là những ý kiến cá nhân, mong mọi người đóng góp ý kiến để mỗi cá nhân đều phát triển từng ngày. Chúc các bạn thành công.

Bài đọc thêm: 2 điều cần làm để sinh viên ô tô không bị thất nghiệp
Xem thêm…
Thanh Tân

Sau đại dịch, ngành ô tô sẽ ra sao? Nên chọn gì?​


Sau đại dịch, ngành ô tô sẽ ra sao Nên chọn gì.jpg


Có thể nói, ngành ô tô đang bước vào thời kì thịnh vượng nhất. Khi mà các chiếc xe đời cũ đang cần được bảo dưỡng sửa chữa cùng với đó là nhu cầu sỡ hữu ô tô của mọi người ngày càng tăng. Nhưng không may đại dịch quét qua nó đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế và ô tô không ngoại lệ. Vậy COVID ảnh hưởng đến ngành ô tô như thế nào?

1.Ngành ô tô có còn đáng mong chờ?​

Trước đại dịch, ngành ô tô đang chuẩn bị bước vào thời kì thịnh vượng. Khi mà dịch covid-19 lan rộng, các nhà máy sản xuất xe phải tạm thời đóng cửa. Việc mua bán xe cũng trở nên khó khăn, khách hàng khó có xe ngay lập tức nếu mua xe tại thời điểm đại dịch. Các garage sửa chữa bảo dưỡng cũng phải tạm dừng, nhu cầu đi lại giảm xuống đi kéo theo việc sửa chữa cũng ít. Nói như thế không phải để bi oan, khi mà mọi người đang thực hiện chủ trương sống chung với đại dịch. Một số ngành kinh tế đang dần phục hồi, ngành ô tô cũng tương tự đang dần khôi phục như trước đại dịch. Sau đại dịch nhu cầu bảo dưỡng ô tô tăng do sau một thời gian dài không di chuyển. Bởi vậy, nghề sửa chữa ô tô của chúng ta sẽ còn phát triển cực mạnh trong những năm tiếp theo. Với nguồn xe để bảo dưỡng hay sửa chữa là rất nhiều.
Khi mà lượng xe cần được xử lý lớn đến như vậy, đòi hỏi cần phải có thêm lượng nhân công, nhất là những người thợ sửa chữa ô tô chuyên sâu đa năng, có thể xử lý được nhiều việc. Và chắc chắn rằng, mức lương của người thợ sửa chữa ô tô sẽ còn tăng nhiều trong các năm tiếp theo.

Vì vậy mà việc nâng cao kiến thức sửa chữa ô tô đời mới ngay từ bây giờ sẽ là một lợi thế cực lớn, để các bạn có được nguồn thu nhập cao với nghề sửa chữa ô tô là điều cấp thiết nên làm.

2.Không chọn sửa chữa ô tô thì làm gì?​

Khi mà ngành ô tô ngày càng phát triển, lượng xe bán ra ở Việt Nam càng lớn thì không chỉ công việc sửa chữa ô tô, mà các nghề phụ trở ô tô cũng hưởng lợi

Nghề sale ô tô.​

Đại dịch qua đi, việc mua xe của người dân Việt tăng lên rất nhiều kéo theo nghề bán xe ô tô phát triển. Khi thị trường ô tô nhộn nhịp, sự cạnh tranh trong nghề sale ô tô ngày càng khốc liệt. Người bán xe ô tô phải liên tục cập nhật những kiến thức mới, đối với những bạn chuẩn bị bước vào nghề cũng nên phải chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để có thể cạnh tranh.

Nghề cố vấn dịch vụ.​

Nghề cố vấn dịch vụ sẽ dành cho những bạn có đam mê với kĩ thuật nhưng không phải sửa chữa. Cố vấn dịch vụ là một phần quan trọng mang lại lợi ích cho đại lí, vì vậy mà đại lí tập trung đào tạo các kĩ năng cho người cố vấn dịch vụ. Họ lựa chọn ưu tiên những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng - đại học để đào tạo, với nguồn nhân lực cực kì năng động, sáng tạo và sẵn sàng tạo ra nguồn doanh thu lớn cho họ.

Ngoài ra nếu như các bạn không lựa chọn 2 nghề trên cũng có thể lựa chọn một số nghề phụ trợ khác: Lắp ráp ô tô, bán phụ tùng, phụ kiện, đồ chơi ô tô, chăm sóc ô tô, làm đẹp, độ xe ô tô…

Kết

Trên đây là ý kiến cá nhân cũng như những gì mình đã tìm hiểu, mong có thể giúp đỡ các bạn chuẩn bị lựa chọn ngành ô tô hay những bạn chuẩn bị tốt nghiệp. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, các bạn có thể bình luận phía dưới để đóng góp ý kiến cá nhân giúp phát triển cộng đồng chúng ta.

Bài đọc thêm: Dân sale ô tô nên đầu tư vào công cụ nào?
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Doanh nghiệp cần gì ở một nhân sự trong ngành ô tô?​

Chúng ta biết rằng: Chúng ta đi làm trong doanh nghiệp chính là đang bán công sức lao động cho doanh nghiệp, và "năng lực" của chúng ta chính là "một sản phẩm lao động".
Vậy làm sao để bán mình được giá cao và cần phải chuẩn bị những gì để mình trở nên khác biệt? Hãy xem video này nhé!
Nếu thấy hay, đừng quên đăng ký của AutoJobs để ủng hộ và theo dõi tiếp các video sau nhé!

Xem thêm…
Văn Toàn

2 điều cần làm để sinh viên ô tô không bị thất nghiệp​


2 điều cần làm để sinh viên ô tô không bị thất nghiệp.jpg


Dù rằng ngành ô tô đang rất HOT trong hiện tại và tương lai sau này khi nhắc đến. Hằng năm có hàng ngàn sinh viên ô tô tốt nghiệp và có đến hai phần ba số lượng sinh viên ô tô không tìm được công việc mong muốn dẫn đến thất nghiệp. Thất nghiệp là một điều đáng sợ đối với mọi sinh viên không riêng gì sinh viên ngành ô tô. Đôi khi một vài bạn vẫn thắc mắc làm cách nào để khi tốt nghiệp sinh viên ngành ô tô có thể tránh được thất nghiệp. Bài viết dưới đây mình xin chia sẻ 2 điều mà các bạn nên làm để tránh được thất nghiệp trong tương lai.​

1.Khi còn ngồi trên ghế nhà trường​

Các bạn nên xác định rõ tầm quan trọng của việc học tập của mình. Đúng là trên trường khi học sẽ mang nặng tính lý thuyết, khi ra ngoài làm thực tế thì các lí thuyết đó ít khi nào dùng đến nhưng tin mình đi nhờ những lí thuyết đó mà bạn có thể tiến xa được hơn trong tương lai. Bởi vì các lí thuyết đó sẽ giúp bạn học thêm những kiến thức mới hơn một cách dễ dàng. Ngay lúc này, hãy thay đổi tư tưởng và thói quen bản thân thông qua việc học tập cho thật nghiêm túc.
Bạn nên cố gắng tiếp tục học tốt ở trường, bạn nghĩ rằng bạn cần kinh nghiệm nhiều hơn? Tuy là bằng tốt nghiệp không đánh giá được khả năng làm việc của chính bản thân nhưng nếu không có cái bằng đó cơ hội tìm việc của mình sẽ bó hẹp lại. Hiện tại vẫn rất nhiều công ty xem trọng việc bằng cấp.
Những kiến thức bạn học được ở trường sẽ không giúp bạn có tay nghề, nó giúp bạn có tư duy logic và chính từ những khả năng đó giúp bạn thăng tiến trong tương lai.​

2.Cố gắng va chạm thực tế để học hỏi nhiều hơn​

Ngoài việc có bằng cấp tốt cũng cần phải có kinh nghiệm thực tế, như đã nói ở trên bạn cần kinh nghiệm nhiều hơn. Để có được một công việc tốt trong tương lai, bạn cần học hỏi những công việc thực tế. Học ở chỗ nào? Hãy thử xin học việc hay thực tập tại các gara ô tô để lấy kinh nghiệm cho bản thân, không lương cũng được miễn sao là chúng ta có được kinh nghiệm. Từ những việc như thế bạn càng có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Đến khi bạn tốt nghiệp ra trường, chỗ bạn xin việc cần 1 kỹ sư hay 1 kĩ thuật viên có kinh nghiệm thì bạn có thể đáp ứng được tốt nhất.
Nếu bạn không học hỏi mỗi ngày thì sau khi tốt nghiệp bạn chỉ là một kĩ sư giấy. Nếu không có sự may mắn và những mối quan hệ thì đừng nói đến việc lương cao, ngay cả công việc ổn định bạn cũng khó có được.
Kể cả khi bạn tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi thay vì nhận bạn người chủ sẽ nhận một người lành nghề có thể làm được việc không phải tốt hơn sao. Chính bởi vì điều đó, bạn cần ít nhất từ 1-2 năm học nghề để trở thành thợ lành nghề, lúc đó mới có thể phát huy được khả năng bản thân cũng như tấm bằng kĩ sư trong tay được. Bằng cấp phải được mài giũa trong kinh nghiệm thì nó mới phát huy được hết khả năng của nó được.​

Kết​

Bài viết trên đây với mong muốn chia sẻ những quan điểm riêng, cũng như là từ nhiều người đi trước mong các bạn đọc có thể tiếp nhận nó. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Bài đọc thêm: 3 lý do để sinh viên ô tô bắt đầu với công việc lương thấp.
Xem thêm…
XUÂN LUẬN
3 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA NGƯỜI SINH VIÊN Ô TÔ CẦN CÓ.

Nếu không 3 điều này thì lãng phí cả 1 đời người chứ không chỉ là đời sinh viên.

1. Người Thầy tốt
Sở dĩ ở Việt Nam tình trạng Thầy nhiều hơn Thợ, vì chẳng ai muốn làm tay chân vất vã cả, mà muốn mình lúc nào cũng ăn mặc sạch sẽ đẹp đẽ, ai cũng muốn làm việc nhẹ lương cao, nhưng xin thưa không có chuyện việc nhẹ lương cao đâu ạ.
Nếu bạn muốn có một cuộc sống bình yên thì thì thách thức sẽ nhẹ nhàng và bạn cứ thế ăn qua ngày, sống hết giờ và chờ qua đời.

Nếu bạn muốn có cuộc sống thành công, giàu có, hạnh phúc, viên mãn đúng nghĩa tự thân lập nghiệp thì bạn phải chịu những thách thức gian nan không ai chịu được để rồi bạn sẽ có được 1 cuộc sống mà bao nhiêu người sống bình thường hằng mơ ước.
Còn nếu bạn không chịu được thách thức thì hãy lui về làm người bình thường đi, cái gọi là thành công đó không dành cho bạn đâu

Trên đường đi đến cái gọi là thành công đó nhiều chông gai lắm, có những hố sâu, nếu ngu mà còn lì thì té bầm mặt như chơi, nên đó là lý do vì sao bạn nên có cho mình người Thầy, người không chỉ cho bạn kiến thức ngành mà còn kiến thức đời, muốn kinh doanh nữa thì càng phải quan tâm điều này, phải có Thầy để rút ngắn chặn đường thành công, bớt ngu, và Thầy chỉ cho ta thấy hố sâu để không bị té dập mặt.

Vì vậy, THÁCH THỨC sinh ra để PHÂN LOẠI con người, và nếu như tự chân đi mà không có Thầy dẫn đường là 1 điều ngu ngốc nhất bạn phải trả giá.

2. Người sếp tận TÂM
Khi đi làm cũng vậy, nếu gặp được người sếp có TÂM họ sẽ mong muốn bạn phát triển nhanh, giúp đỡ cho bạn để bạn mau chóng thay cho họ để họ còn làm nhiều việc giá trị hơn cho công ty.
Còn nếu không may mắn cho bạn gặp trúng người sếp tồi thì ngược lại, sợ bạn giỏi hơn họ và cướp lấy vị trí của họ, không dám chia sẻ cho bạn vì sợ mất nghề, sợ bạn ra làm đối thủ cạnh tranh của họ,...
Thì công ty này, người sếp này, mãi mãi chỉ ở vị trí đó mà thôi, và đó cũng chính là bài học sương máu của bạn, để sau này có tự khởi nghiệp kinh doanh lấy thì cũng rút lấy kinh nghiệm bài học này, đừng có dại mà vấp vào nó nữa.

3. Những người anh em có cùng chí hướng
Ta có những mục tiêu, có những ước mơ lớn nhưng không phải lúc nào cũng oa oa kể cho tất cả mọi người nghe, vì khi bạn kể thì 90% họ chửi bạn dỡ hơi 9% còn lại cười nhết mép "để bố xem mày làm được gì" 1% còn lại sẽ sáng mắt nghe bạn nói và ủng hộ bạn, tin tưởng bạn làm được, thì 1% đó chính là người anh em chí cốt của bạn, hãy trân trọng họ, vì ở đời khó kiếm nhất là bạn tri kỹ.
Rồi đến 1 lúc nào đó lớn, bạn sẽ nhận ra 1 điều rằng số lượng bạn bè không quan trọng bằng chất lượng bạn bè.


3 điều sv cần có.jpg
Xem thêm…
Nguyễn Xuân Giang

Học ô tô ra trường có những cơ hội nghề nghiệp nào?​

Là một sinh viên ô tô, bạn nào cũng mong muốn là sau khi tốt nghiệp mình sẽ tìm được một cơ hội việc làm tốt, phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, đôi khi các bạn không rõ hết về ngành, về các cơ hội nghề nghiệp có thể làm sau khi tốt nghiệp, nên đã đưa ra những sự lựa chọn chưa hợp với điểm mạnh của bản thân. Từ đó, làm cho hành trình theo đuổi nghề nghiệp trở nên vất vả.
Video này là một video chia sẻ tổng quan về nghề nghiệp trong ngành ô tô. Các bạn hãy dành 10 phút để xem trọn video này nhé.
Xem thêm…